Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh củacông ty Cổ Phần Thá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 50 - 55)

1. 2.3 Chiết khấu thương mại

2.1.4. Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh củacông ty Cổ Phần Thá

2007/2006 2008/2007 chỉ tiêu đvt năm 2006 năm 2007 năm 2008

GT % GT %

1.Tổng Doanh thu đ 21,286,813,527 26,235,607,096 25,153,715,609 4,948,793,569 23.25 (1,081,891,487) (4.12) 2.Doanh thu thuần đ 21,286,813,527 26,235,607,096 25,153,715,609 4,948,793,569 23.25 (1,081,891,487) (4.12) 3.Giá vốn hàng bán đ 19,740,610,362 23,394,457,987 22,740,437,182 3,653,847,625 18.51 (654,020,805) (2.80) 4.Chi phí tài chính đ 173,065,255 241,605,340 261,617,430 68,540,085 39.60 20,012,090 8.28 5.Chi phí QLKD đ 1,174,755,789 1,851,665,973 1,658,516,379 676,910,184 57.62 (193,149,594) (10.43) 6.Chi phí khác đ 14,912,000 16,696,068 24,796,806 1,784,068 11.96 8,100,738 48.52 7.Tổng chi phí đ 21,166,650,631 25,731,112,799 24,837,078,711 4,564,462,168 21.56 (894,034,088) (3.47) 8.Doanh thu tài chính đ 0 264,302 562,318 264,302 - 298,016 112.76 9.Thu nhập khác đ 37,484,254 78,149,365 72,914,563 40,665,111 108.49 (5,234,802) (6.70) 10.Lợi nhuận trước thuế đ 218,954,375 809,594,395 541,824,693 590,640,020 269.75 (267,769,702) (33,07) 11.Lợi nhuận sau thuế đ 157,647,150 582,907,964 390,113,779 425,260,814 269.75 (192,794,185) (33.07) 12.Tổng VKD đ 6,063,350,648 5,839,648,445 5,848,699,801 -223,702,203 -3.69 9,051,356 0.15 13.Vốn CSH đ 2,818,954,375 3,409,594,395 3,141,824,693 590,640,020 20.95 (267,769,702) (7.85) 14.Tổng LĐ người 17 18 20 1 5.88 2 11.11 15.Tiền lương bq đ/thg/ng 1,690,000 1,779,000 1,882,000 89,000 5.27 103,000 5.79 16.Tỷ suất LNST (11/2) lần 0.7406 2.2218 1.5509 1.4812 200.01 (0.6709) (30.20)

Qua bảng phân tích ở trên ta thấy:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2007 tăng 4,948,793,569đồng so với năm 2006, tương đương đạt 23,25%. Doanh thu tăng nhanh như vậy chủ yếu là do giá cả các mặt hàng kinh doanh của công ty trong 2 năm vừa qua có biến động mạnh, các mặt hàng như xi măng, thép hàng loạt lên giá, chính vì thế mà doanh số bán ra của công ty cao hơn so với năm trước.Nhưng đến năm 2008, tổng doanh thu của công ty lại có xu hướng giảm so với năm 2007, mức giảm là 1,082,891,487 đồng, vì giá cả các mặt hàng này dần ổn định hơn, tuy nhiên mức giảm của doanh thu không nhiều, chỉ giảm 4,12% so với năm 2007. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động mạnh chủ yếu là do sự biến động của giá cả các mặt hàng mà công ty kinh doanh.

+ Ngoài doanh thu bán hàng thì các khoản làm tăng thu nhập của công ty trong năm còn là Doanh thu hoạt động tài chính( thu từ lãi tiền gửi) và Thu nhập khác( thu từ tiền thưởng, tiền hỗ trợ của nhà máy khi mua hàng). Trong năm 2008 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 298,016 đồng so với năm 2007, ( tăng 112, 76%),thu nhập khác năm 2007 tăng 40,665,111 đồng ( tăng 108,49%0, năm 2008 khoản này giảm 5,234,802 đồng( giảm 6,7%)

+ Với sự biến động của tổng doanh thu như vậy thì doanh thu thuần cũng biến động tương tự, nguyên nhân là vì trong năm công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu nên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu thuần.

- Bên cạnh sự biến động của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng biến động đáng kể , năm 2007 tổng chi phí tăng 4,564,462,168 đồng ( tăng 21,56%), sang năm 2008 thì tổng chi phí tuy có giảm so với năm 2007 là 3,47% nhưng so với năm 2006 thì vẫn tăng nhiều, trong đó:

+ Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 3,653,847,625 đồng, tương ứng 18,51%, năm 2008 giảm 654,020,805 đồng ( chỉ giảm 2,8%) so với năm 2007, nguyên nhân giá vốn tăng mạnh như vậy cũng chủ yếu là do giá cả đầu vào của các mặt hàng

nó sẽ làm cho các khoản lợi nhuận củacông ty giảm xuống.

+ Chi phí tài chính của công ty thì liên tục tăng qua các năm, trong đó chi phí tài chính phát sinh chính là chi phí lãi vay từ ngân hàng, năm 2007 chi phí tài chính tăng 68,540,085 đồng so với năm 2006 ( tăng 39,6%), đến năm 2008 chi phí này tiếp tục tăng 20,012.090 đồng so với năm 2007 ( tăng 8,28%), khoản chi phí này tăng như vậy cũng là một nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của công ty.

+ Chi phí quản lý kinh doanh: Do công ty áp dụng theo quyết định 48 của bộ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công ty gộp chung hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào chung một loaị chi phí là “ chi phí quản lý kinh doanh”, trong 3 năm qua thì ccác khoản chi phí liên quan đến 2 loại hoạt động này cũng tăng nhiều, năm 2007 tăng 676,910,184 đồng, tăng 51,62% so với năm 2006, năm 2008 chi phí này tuy có giảm so với năm 2007 nhưng so với năm 2006 thì chi phí này vẫn phát sinh khá nhiều, các khoản chi phí này phát sinh này tăng nhiều chủ yếu là do chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá như: Chi phí bốc dỡ hàng hoá,chi phí cho nhân công thuê ngoài, hay chi phí mua nhiên liệu chạy máy…Các khoản chi phí này phát sinh nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận, vì vậy nhà quản lý cần phân tích, xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí để có biện pháp quản lý các khoản chi phí của công ty sao cho hiệu quả nhất.

-Tương ứng với sự biến động của doanh thu và chi phí thì lợi nhuận sau thuế cũng biến động, năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng cao, tăng 425,260,814 đồng( tăng 269,75%) so với năm 2006, nhưng năm 2008 thì chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm xuống so với năm 2007, giảm 192,794,185 ( giảm 33,07%), qua đây ta có thể nhận xét 2007 là năm công ty làm ăn rất có hiệu quả, mặc dù các chi phí phát sinh nhiều nhưng công tác quản lý chi phí của công ty là hiệu quả nên lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh của công ty là tốt.

- Tổng vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua có thay đổi nhưng không đáng kể, năm 2007 tổng vốn kinh doanh của công ty giảm so với năm 2006

ít, chỉ biến động với con số khiêm tốn là 9,051,356 đồng ( giảm 0,15%), tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng giảm là không tốt, nó chứng tỏ trong thời gian qua công ty không có mở rộng phạm vi kinh doanh của mình.

- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm khá nhiều trong tổng nguồn vốn của công ty, ta thấy năm 2007 tổng nguồn vốn kinh doanh giảm 3,69% thì nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng 598,640,020 đồng, (tăng 20,95% ) so với năm 2006, năm 2008 có biến động theo chiều hướng giảm , nhưng giảm không nhiều, giảm 7,85% (giảm 260,769,702 đồng), nhìn chung trong tổn vốn kinh doanh của công ty thì ngoài vốn chủ sở hữu thì còn lại là nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng, có thể nói trong thời gian qua thì công ty đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này.

- Tổng số lao động của công ty trong thời gian qua không biến động nhiều, năm 2007 chỉ tăng so với năm 2006 là 1người,( tăng 5,88%), năm 2008 tăng so với năm 2007 là 2 người (tăng 11,11%) , qua đó thấy rằng quy mô của công ty cũng không mở rộng .

- Công ty luôn chú trọng đến đời sống của nhân viên, do đó mà thu nhập bình quân của người lao động có xu hướng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 89,000 đồng( tăng 5,27%) so với 2006, năm 2008 tăng 103,000đồng( tăng 5,79%) so với 2007, đây là một con số đáng mừng vì nó là một trong những nhân tố thu hút lao động và nâng cao hiệu quả công việc trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nhìn vào bảng phân tích trên ta có thể thấy được rằng trong 3 năm qua thì năm 2007 là năm công ty hoạt động có khả quan nhất, do đó mà tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu thuần đạt 2,2218, tăng 1,4812 (200,01%) so với năm 2006, có nghĩa là trong năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 2,2218 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 tỷ số này giảm xuống 30,02% so với năm 2007, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của năm 2008 đều giảm so với năm 2007, nên tỷ suất lợi nhuận giảm.

Tóm lại : Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đều mang lại lợi nhuận, nhưng có thể thấy được năm

quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)