Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý củacông ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 48 - 50)

1. 2.3 Chiết khấu thương mại

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý củacông ty

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 2.1: bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần Thái Dương

Để tăng cường bộ máy quản lý có hiệu lực, đảm bảo chặt chẽ trong tất cả các quá trình kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tiếp và theo có cấu của công ty cổ phần.

+ Hội đồng quản trị: Trong bộ máy quản lý của công ty, cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị, gồm 3 thành viên, đứng đầu là ông Phạm Văn Thái_Chủ tịch Hội đồng quản ại kiêm Giám Đốc công ty. Nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.

+ Ban giám đốc: Là bộ máy lãnh đạo trực tiếp của công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm có Giám Đốc chính là ông Phạm Văn Thái, là người đại diện hợp pháp của Công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kế toán- tài chính (2người) Phòng kinh doanh (10 người) Phòng vận tải (5 người)

Một Phó Giám Đốc là ông Cao Xuân Thăng, là người do giám đốc đề nghị và cấp trên bổ nhiệm, là người tham mưu cho giám đốc, được giám đốc phân công và uỷ quyền giải quyết một số công việc thay giám đốc khi vắng mặt.

+Phòng kinh doanh: (10 người):

- Là phòng có chức năng tham khảo các chính sách, đường lối kinh tế của nhà nước để đề xuất các mô hình kinh doanh thích hợp cho công ty. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá. Xây dựng kế hoạch nhập hàng theo đúng mẫu mã, đồng thời khi xuất hàng cũng phải theo đúng hợp đồng. Có thể nói phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong công ty Cổ Phần Thái Dương.

- Tham mưu cho lãnh đạo về tính năng,chất lượng mặt hàng kinh doanh của công ty. Đồng thời có chức năng thu hút và tạo sự tin tưởng cho khách hàng và tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng.

+ Phòng kế toán-tài chính( 2 người):

-Là phòng có nhiệm vụ xem xét , giải quyết các vấn đề tài chính cho công ty, xây dựng kế hoạch tài chính cho công ty, theo dõi hoạt động kinh doanh thương mại của công ty

- Kiểm tra phân loại các chứng từ, ghi chép và lên các Báo cáo tài chính cho Ban lãnh đạo để đề xuất các biện pháp sao cho sử dụng có hiệu quả nhất. lập các báo cáo cho các cơ quan chức năng theo quy định, lập kế hoạch kinh doanh cho các năm kế tiếp.

- Quan hệ chặt chẽ với ngân hàng trên cơ sơ bình đẳng trứơc pháp luật để vay vốn, kịp thời cho quá trình kinh doanh, thanh toán tiền cho khách hàng, nhận tiền bán hàng và đảm bảo tài chính của doanh nghiệp được lành mạnh.

Phòng kế toán gồm có 3 người:

Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán tổng hợp, kế toán Doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.

Kế toán viên : Kiêm kế toán hàng hoá, kế toán công nợ,kế toán thanh toán, thủ quỹ..

Vị trí của phòng kế toán cũng rất quan trọng, là nơi cung cấp toàn bộ thông tin, hoạt động, kinh tế tài chính giúp cho ban giám đốc điều hành hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao.

+ Phòng vận tải( 5 người):

- Thực hiện chức năng thuê phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá từ nhà cung ứng về công ty hoặc các cửa hàng đại lý của công ty hay tới chân các công trình hoặc địa chỉ mua của khách hàng.

- Quản lý các phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá của công ty.

=> Tóm lại : Mỗi bộ phận các phòng ban đựơc trao nhiệm vụ và quyền hạn nhất định và chịu trách nhiệm về những quyết định và bộ phận mình phụ trách. Tuy nhiên giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một bộ máy thống nhất, giúp cho quá trình kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thái dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)