Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.3.8.Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh

1.3.8.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%, nằm ở giới hạn từ 20020' đến 22003' vĩ tuyến Bắc và từ 105028' đến 106014' kinh tuyến Ðông, cách thủ đô Hà Nội 80,4 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Ðông giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10 km2, chiếm 1,08% tổng diện tích tự nhiên cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GDP là 8,3%. GDP bình quân đầu người là 2,9 triệu đồng/người/năm. Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Thái Nguyên còn 12,83 % (theo chuẩn mới), trong đó tỷ lệ đói nghèo là 29,42.

1.3.8.2. Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên có 345.110ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 94.563ha, chiếm 26,70%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 56.387ha, chiếm 61,64%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 18.348ha, chiếm 19,40%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 3.089ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những năm gần đây cơ cấu nông nghiệp cũng đã có nhiều chuyển biến, các cây giống, con giống vật nuôi mới đã được đưa vào sản xuất, chuyển hướng sản xuất tự tiêu sang sản xuất các sản phẩm có tính chất hàng hoá nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó phải kể đến sự chuyển dịch một phần diện tích đất trồng sang trồng hoa ở một số hộ. Trong mấy năm gần đây, diện tích sản xuất hoa cây cảnh của Thái Nguyên liên tục tăng mạnh, tốc độ phát triển về diện tích sản xuất trung bình tăng 37,98% từ 38ha vào năm 2004 đến 58ha vào năm 2006. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh như: vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần 5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ 7,5ha, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha…. Một số hoa cây cảnh đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào. Một vài năm gần đây có bổ sung một số chủng hoa mới như đồng tiền, cẩm chướng, lily, layơn… thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè, vụ hè thu và vụ đông xuân.

Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh ở Thái Nguyên còn khá lạc hậu, người dân chủ yếu áp dụng kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ. Sản xuất chủ yếu để phục vụ thị trường trong tỉnh, rất ít được bán cho các tỉnh khác, không có doanh nghiệp nào sản xuất hoa xuất khẩu tại địa bàn tỉnh, chủng loại hoa sản xuất chưa đa dạng, cung cấp cho ra thị trường chủ yếu theo mùa vụ (ngày rằm, lễ tết, các ngày kỷ niệm), giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, thiếu ổn định, thiếu sức cạnh tranh không chỉ với hoa ngoài nước mà ngay cả trong nước cũng vậy. Điều đó cho thấy thực trạng sản xuất hiện nay chưa xứng đáng với tiềm năng của vùng. Cần phải đưa ra các giải pháp để có thể khai thác tối đa tiềm năng vốn có của vùng, đặc biệt phải có sự quy hoạch vùng sản xuất hoa thành các vùng chuyên canh, từ đó mới có thể áp dụng khoa học tiên tiến một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách đồng bộ. Nâng cao năng suất chất lượng hoa để không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà cả xuất khẩu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 31)