4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá
Đối với cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng, bộ phận chính để thực hiện quá trình quang hợp là bộ lá, tốc độ ra lá phản ánh đặc tính di truyền của giống, đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra bộ lá còn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về giá trị thẩm mỹ của chậu hoa thương phẩm.
Qua thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.22:
Bảng 3.22: Ảnh hƣởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống lily sorbonne trồng trong chậu
Chỉ tiêu Nồng độ
Động thái ra lá (lá/cây)
30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày
0,05% 33,33 40,00 44,93 52,53 54,66 55,73 0,1% 31,46 39,40 46,53 53,20 56,26 57,66 0,15% 32,53 40,53 47,93 56,93 59,56 60,60 0,2% 33,53 44,33 54,13 61,73 65,73 66,46 Đ/C 31,00 40,20 47,40 52,46 54,13 51,53 LSD05 4,10 CV% 3,80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 70 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 0,05% 0,10% 0,15% 0,20% Đ/C
Hình 3.7. Ảnh hƣởng của Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống lily sorbonne trồng trong chậu
Sự khác biệt về số lá giữa các công thức được phun Ca(NO3)2với công thức đối chứng không được phun Ca(NO3)2 thể hiện rõ từ giai đoạn sau trồng 50 ngày trở đi. Ở giai đoạn 30 ngày đầu giống Sorbonne củ nhỏ, đang trong qúa trình phục hồi sau khi trồng nên số lá chưa có sự chênh lệch. Thấp nhất là công thức đối chứng 31lá/cây, cao nhất là công thức 4 phun với nồng độ 0,2% là 33,53lá /cây. Giữa các công thức được phun Ca(NO3)2 ở các nồng độ không khác nhau về số lá do đều được phun ngay khi trồng.
Sau 40 ngày trồng các công thức phun Ca(NO3)2 với nồng độ khác nhau đã có sự chênh lệch rõ rệt, thể hiện rõ ở công thức 3 phun với nồng độ 0,2% là 44,33 lá/cây. Các công thức còn lại chỉ dao động từ 39 - 40 lá/cây.
Giai đoạn sau trồng 80 ngày, công thức 4 phun 0,2% có số lá cao nhất (66,46lá/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (51,53lá/cây). Qua theo dõi thấy rằng từ giai đoạn sau trồng 50 ngày, ảnh hưởng của các mức phun Ca(NO3)2 khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số lá giữa các công thức được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
phun. Chứng tỏ ở giai đoạn này cây sinh trưởng phát triển mạnh về số lá. Do vậy, chúng tôi nhận thấy thời điểm tác động của Ca(NO3)2 hiệu quả nhất đến động thái ra lá đối với giống Sorbonne là ở giai đoạn sau trồng 50 ngày trở đi, kết hợp sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động ở giai đoạn này sẽ làm tăng hoặc giảm được số lá/cây trên giống Sorbonne, từ đó chủ động điều khiển hình dạng cây lily để mang lại giá trị thẩm mỹ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.