Tính toán hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 63 - 140)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.2.9.Tính toán hiệu quả kinh tế

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của lily Sorbonne trồng chậu, chúng tôi đã tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên. Kết quả được thể hiện qua bảng sau 3.9:

Bảng 3.9: Tính toán thu chi khi sử dụng các loại giá thể trồng hoa lily

Đơn vị: Đồng

Công thức Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

GT05 1300000 798.000 502.000

GT01 935000 795.750 139.250

GT PH 1 63000 798.000 - 168.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng cho thấy: biến động lợi nhuận giữa các công thức là rất lớn, các công thức đều cho hiệu quả kinh tế, riêng công thức PH 1 thu nhập từ hoa thấp, nguyên nhân do số lượng hoa và hình thái thân không đẹp bằng các công thức còn lại. Mặt khác lại là công thức bị chết nhiều nhất do bị bệnh nên năng suất, phẩm chất giảm. Thông thường các năm giá bán trong dịp tết hoa Lily trung bình thường 45.000 đồng/cây, nhưng do thị hiếu của người tiêu dùng năm nay giảm sút, và hoa không nở kịp vào dịp tết nên giá thành sản phẩm hạ rất nhiều so với các năm trước. Đây là lý do khiến thu nhập hỗn hợp của năm nay không cao, cao nhất chỉ là giá thể GT05 là 502.000(đồng), còn các công thức còn lại chỉ dao động trong khoảng 100.000(đồng).

Điều này cho thấy: để đạt được năng suất, chất lượng tốt, giá thành sản phẩm cao thì cần phải cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn cây phát triển mạnh, sử dụng củ giống có đường kính từ 18 - 20+ để tăng số lượng hoa trên một cây. Đồng thời có dự báo trước về điều kiện khí hậu để có biện pháp điều chỉnh khắc phục để hoa nở đúng dịp lễ tết, sử dụng biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tránh hiện tượng lây nhiễm thành dịch, gây thiệt hại năng suất, giảm chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

3.3. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của giống Lily sorbonne trồng chậu

3.3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lá trên cây

Số lá trên cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, kỹ thuật và điều kiện trồng trọt. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng là yếu tố dinh dưỡng. Cây hoa là cây trồng rất nhạy cảm với yếu tố dinh dưỡng. Đối với cây hoa nếu được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ không những giúp cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho chất lượng hoa tốt. Bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng chính như N, P, K...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì các chất kích thích thích sinh trưởng cũng ảnh hưởng lớn đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên sự tăng trưởng lá ở từng giai đoạn theo dõi (10 ngày theo dõi một lần) lại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong cùng giai đoạn đó, thực tế số lá của cây hoa lily tăng dần và đạt cực đại khi cây ra nụ, ra hoa. Kết quả theo dõi động thái ra lá của thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa Lily Sorbonne Chỉ tiêu Công thức Động thái ra lá (lá/cây) 30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng GA3 27,33 37,07 43,53 50,67 55,40 57,00 YogenNo-2 26,27 34,93 42,53 49,40 53,40 55,40 Atonik 25,47 35,47 43,73 48,53 51,20 55,07 LSD05 3,70 CV% 3,00 0 10 20 30 40 50 60 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày GA3 YogenNo-2 Atonik

Hình 3.3. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa Lily Sorbonne

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng theo dõi ta thấy, sau trồng 30 ngày số lá của các công thức thí nghiệm là tương đương với nhau không có sự khác biệt. Trong giai đoạn này số lá của cây dao động từ 25,47 - 27,33 lá. Sau trồng 60 ngày số lá của các công thức thí nghiệm đã có sự thay đổi so với giai đoạn sau trồng 30 ngày, số lá biến động trong khoảng 48,53 - 50,67 lá/cây tuy nhiên số lá của các công thức thì có sự chênh lệch rõ rệt. Ở công thức 1 có số lá vượt trội hơn cả đạt 53 lá/cây, kém nhất là công thức 3 với số luợng là 48,53 lá/cây). Sau 80 ngày số lá giữa các công thức thí nghiệm đã bắt đầu có sự khác biệt ở các công thức. Lúc này số lá ở các công thức thí nghiệm biến động trong khoảng 55,07 - 57 lá/cây. Cao nhất vẫn là công thức 1 đạt 57 lá, cao hơn so với công thức 3 trung bình là 2 lá/cây. Số liệu phân tích thống kê cho thấy các công thức sử dụng chất kích thích sinh trưởng khác nhau thì có bộ lá khác nhau. Công thức đạt số lá cao nhất là công thức 1 phun GA3 (57 lá/cây), công thức 2 đạt trung bình 55,4 lá/cây và thấp nhất so với 2 công thức trên là công thức 3 phun Atonik có số lá 55,07 lá/cây.

Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy rằng đối với hoa lily sorbonne trồng trong chậu khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng sẽ làm cho bộ lá của cây hoa phát triển tốt hơn so với việc không sử dụng chúng. Như vậy việc bổ sung thêm các loại chất ĐHST cho chậu hoa sẽ làm cho bộ lá của cây phát triển mạnh, sinh trưởng tốt nâng cao được năng suất và chất lượng của chậu hoa.

3.3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều cao cây

Chiều cao cây là đặc trưng của từng giống, chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kích thước củ giống. Củ giống càng nhỏ thì chiều cao càng thấp và ngược lại. Chiều cao cây quá cao hoặc quá thấp đều ảnh đến giá trị thương mại và thẩm mỹ của hoa lily. Tiến hành theo dõi ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây chúng tôi thu được những kết quả 3.11:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây Chỉ tiêu

Công thức

Động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)

30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng 90 ngày sau trồng GA3 37,93 61,29 78,85 87,78 97,59 101,70 105,55 YogenNo-2 35,65 47,79 76,36 85,85 96,74 100,03 103,98 Atonik 35,51 58,39 73,15 83,11 93,11 99,15 101,83 LSD05 1,40 CV% 0,60 0 20 40 60 80 100 120 30 ngay 40 ngay 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngay 90 ngay GA3 YogenNo-2 Atonik

Hình 3.4. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây

Qua bảng theo dõi cho thấy tốc độ tăng chiều cao thân của hoa lily phát triển mạnh ngay từ giai đoạn 30 ngày sau trồng, lúc này chiều cao cây đạt 37,93cm ở công thức 1 phun GA3. Sau đó chiều cao cây tăng dần đều qua các giai đoạn sau trồng.

Sau trồng 40 ngày chiều cao cây đã có sự chênh lệch khác nhau, ở công thức 1 phun GA3 là 61,29cm cao nhất so với công thức 2 là 47,79cm và công thức 3 là 58,39cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau trồng từ 50 - 80 ngày, chiều cao cây của các công thức tăng dần đều, tăng trung bình từ 9 - 10cm. Công thức có chiều cao cây cao nhất vẫn là công thức 1 phun GA3 và thấp nhất là công thức 3 phun Atonik.

Sau trồng 90 ngày, sự tăng trưởng chiều cao bắt đầu chậm lại. Công thức 1 phun GA3 có chiều cao cây cao nhất (105,55cm) cao hơn so với công thức 3 là 101,83cm. Như vậy ở các công thức phun chất điều hòa sinh trưởng khác nhau qua các thời kỳ có sự sai khác rõ rệt, điều này cho thấy tác động của các loại thuốc đến quá trình sinh trưởng, phát triển chiều cao là khác nhau. Thí nghiệm trên cho thấy tác động của GA3 lên chiều cao cây của giống lily sorbonne là cao hơn hẳn so với các công thức khác.

3.3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều khiển các biện pháp kỹ thuật để làm tăng năng suất, chất lượng hoa. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa lily sorbonne qua các công thức thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.12:

Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu

Công thức

Hình thành nụ Nụ chuyển màu Nở hoa

50% 100% 50% 100% 50% 100%

GA3 43,1 43,8 99,0 99,6 103,6 105,0

YogenNo-2 44,2 44,0 97,5 98,9 104,2 104,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu cho thấy: Thời gian từ sau trồng đến khi hình thành nụ 50% của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không cao, dao động trong khoảng từ 43,1 đến 43,6 ngày, trong đó công thức 1 phun GA3 là công thức có thời gian từ hình thành nụ đến khi nụ chuyển màu là sớm nhất chỉ 43,1 ngày đạt 100% hình thành nụ và 96,6 ngày nụ chuyển màu hoàn toàn. Thời gian từ chuyển màu đến nở hoa trung bình của các công thức khoảng 5 - 6 ngày. Qua đó chúng ta thấy rằng công thức 1 phun GA3 có thời gian phát triển sớm nhất, tuy khoảng cách chênh lệch ngày giữa các công thức là không nhiều, chỉ hơn kém nhau 2 - 3 ngày nhưng điều đó đã thể hiện rằng sự tác động của phân bón qua lá đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa lily. Khi thực hiện đề tài, với dự kiến hoa lily sẽ chuyển màu vào khoảng 90 ngày để bán hoa chậu vào dịp tết, nhưng do điều kiện thời tiết, nhiệt độ trung bình trong thời gian hoa từ hình thành nụ 2cm cho đến lúc chuyển màu dưới 12,1oC, rất bất thuận cho sự phát triển nụ hoa, vì vậy thời gian thu hoạch toàn vườn bị chậm hơn so với dự tính trung bình 15 ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài hơn dự tính. Vì vậy giá thành hoa hạ so với dự tính ban đầu. Tuy đã sử dụng các biện pháp khắc phục là quây nilon, thắp điện và tưới nước thường xuyên để tăng nhiệt độ cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, nhưng do nhiệt độ ngoài trời quá thấp, nhiệt độ ban ngày trung bình là 150C, ban đêm 70C nên các biện pháp kỹ thuật tuy có làm tăng nhiệt độ trong nhà lưới cũng không đủ thích hợp cho hoa phát triển thuận lợi.

3.3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến hình thái và chất lượng hoa lượng hoa

Chất lượng hoa của một giống lily là một chỉ tiêu rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Giống Sorbonne là một giống được trồng khá phổ biến ở các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, không chỉ nhờ năng suất cao, khả năng thích ứng tốt mà chất lượng của giống cũng được mọi người dân miền Bắc rất ưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuộng. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm phun các chất ĐHST để đánh giá chất lượng của giống lily Sorbonne ở các công thức khác nhau và đã thu được kết quả qua bảng 3.13:

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa

Chỉ tiêu Công thức Số nụ/cây (nụ) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài nụ hoa (cm) Số hoa/cây (hoa) Chu vi thân (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) GA3 3,60 19,36 10,80 3,60 3,13 19,0 Yogen No-2 3,07 17,57 10,15 3,07 3,10 19,4 Atonik 2,60 16,05 9,65 2,60 3,09 17,6 LSD05 0,60 2,30 0,70 0,60 CV% 9,40 6,00 3,30 9,40

Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:

- Tổng số nụ và số hoa/cây của giống Sorbonne ở các công thức đều rất thấp và không có sự khác biệt nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do kích thước củ nhỏ (củ 14 - 16cm), nên cho năng suất thấp.Tổng số nụ/cây của công thức phun GA3 cao nhất (3,6 nụ/cây) cao hơn so với công thức phun Atonik có số nụ thấp nhất (2,6 nụ/cây). Do đó số hoa trung bình là khoảng 3 hoa trên cây, ít so với quy định một cây hoa chậu tiêu chuẩn (thông thường là 5 hoa). Như vậy, các công thức phun chất ĐHST khác nhau không có sự khác nhau nhiều về tổng số nụ và số hoa/cây.

- Về đường kính hoa và chiều dài nụ hoa, trong các công thức nghiên cứu đường kính hoa của công thức phun GA3 vẫn là vượt trội hơn hẳn đạt (19,36cm) so với công thức phun Atonik là (16,05cm). Tượng tự như vậy, chiều dài nụ hoa ở công thức phun GA3cũng cao hơn (10,8cm) so với công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức phun Atonik (9,65cm). Vì vậy, việc sử dụng các chất ĐHST có hiệu quả làm tăng đường kính và chiều dài hoa của giống Sorbonne trồng chậu.

- Về chu vi thân hầu như không có sự chênh lệch. Trong toàn thí nghiệm đều có chu vi thân xấp xỉ 3,0 - 3,1cm.

- Về độ bền hoa, màu sắc và mùi thơm ở các công thức trong thí nghiệm phun các chất ĐHST khác nhau có sự khác biệt không đáng kể. Các công thức đều có độ bền từ 17 - 19 ngày. Như vậy, cho thấy rằng các chất ĐHST không có ý nghĩa trong việc kéo dài độ bền của hoa cũng như làm tăng mùi thơm của hoa.

3.3.5. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne

Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất chất lượng các loại cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng. Cây hoa bị sâu bệnh hại thường hạn chế về năng suất phẩm chất mẫu mã hoa kéo theo những tổn thất về kinh tế, đe dọa đến cả chu kỳ sống của cây. Cùng với chỉ tiêu về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh hại là tiêu chí quan trọng trong công tác sản xuất. Qua theo dõi ảnh hưởng của các chất ĐHST khác nhau đối với hoa lily trồng chậu chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý và bệnh thối lá

Đơn vị: %

Công thức

Bệnh cháy lá sinh lý Bệnh thối lá do nấm

phytophthora Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại GA3 13,33 ++ 6,66 + Yogen No-2 13,33 ++ 26,66 ++ Atonik 46,66 +++ 33,33 +++

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+: Mức độ rất nhẹ (tỷ lệ bệnh < 10%)

++: Mức độ trung bình (tỷ lệ bị bệnh 10 - 25%) +++: Mức độ nặng (tỷ lệ bị bệnh 26 - 50%) ++++: Mức độ rất nặng (tỷ lệ bị bệnh trên 50%)

- Bộ lá của cây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ và giá trị thương phẩm của cây hoa lily. Nhất là vào những dịp lễ người chơi hoa rất chuộng những cây hoa có bộ lá còn nguyên vẹn, hoa to đẹp. Những cây có bộ lá phát triển tốt, cây sẽ sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất, chất lượng hoa cao. Ngược lại, những cây có lá bị biến dạng, thối hỏng cây sinh trưởng phát triển kém. Qua theo dõi các công thức đều thể hiện mức độ cháy lá là trung bình. Công thức 1 phun GA3 và công thức 2 phun YogenNo-2 có tỷ lệ cháy lá thấp nhất 13,33 thấp hơn rất nhiều so với công thức 3 phun Atonik là trên 46%.

- Bệnh thối lá do nấm Phytophthora xuất hiện do trong thời gian cuối tháng 11 thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều khiến độ ẩm không khí tăng lên tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các công thức có sự

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 63 - 140)