4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3.2.7. Tình hình sâu bệnh hại trên hoaLily Sorbonne
Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ và ẩm độ cao, mưa nhiều do đó có rất nhiều loại sâu bệnh hại phát triển và dễ hình thành bệnh dịch. Cũng như các loại cây trồng nông nghiệp khác, hoa lily cũng có rất nhiều loại sâu bệnh hại tấn công. Các loại sâu bệnh này phát triển quanh năm, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hoa. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại cho phép chúng ta dự tính cách phòng trừ sớm để hạn chế thấp nhất mức độ gây hại của chúng.
Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng thành phần sâu bệnh hại trên hoa lily Sorbonne trong vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 tại thành phố Thái Nguyên chủ yếu là bệnh cháy lá sinh lý và bệnh thối lá do nấm phytophthora.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bệnh cháy lá sinh lý xuất hiện sau 45 - 50 ngày sau trồng.
- Bệnh thối lá do nấm phytophthora là bệnh xuất hiện sau khi trồng 40 - 50 ngày, đây là bệnh thường xuất hiện khi không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Biểu hiện của bệnh là những vết bợt xuất hiện ở giữa thân cây hoặc ngọn cây. Đặc biệt thời kỳ này ẩm độ tương đối cao 82%, thời tiết thay đổi thất thường nên bệnh phát triển và lây lan rất nhanh. Tình hình bệnh hại được biểu hiện qua bảng 3.8:
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến tình hình cháy lá sinh lý và bệnh thối lá
Đơn vị tính %
Công thức Bệnh cháy lá sinh lý
Bệnh thối lá do nấm Phytophthora Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại GT05 13,33 ++ 6,67 + GT01 20,00 ++ 13,33 ++ GTPH 1 60,00 ++++ 20,00 ++ GTPH 2 26,67 +++ 13,33 ++ +: Mức độ rất nhẹ (tỷ lệ bệnh < 10%) ++: Mức độ trung bình (tỷ lệ bị bệnh 10 - 25%) +++: Mức độ nặng (tỷ lệ bị bệnh 26 - 50%) ++++: Mức độ rất nặng (tỷ lệ bị bệnh trên 50%)
Qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ lệ bị bệnh cháy lá dao động rất lớn từ 13,33% - 60,00%, công thức GT05 và công thức GT01 có tỷ lệ bị cháy lá thấp hơn công thức khác, công thức PH 1 có tỷ lệ bị bệnh nhiều nhất, nguyên nhân của cháy lá sinh lý bên cạnh việc do giống mẫn cảm với bệnh này thì còn có thể do sự mất cân bằng giữa bay hơi nước và sự hấp thụ hơi nước của cây, dẫn đến thiếu canxi ở những lá non trên ngọn. Trong khi đó, cùng một chế độ nước tới và chăm sóc như nhau của hoa lily giữa một số loại giá thể, thì giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể PH 1 và 2 có thành phần chủ yếu là xơ dừa nên khả năng giữ ẩm kém hơn hai công thức còn lại, mà sự thoát hơi nước của cùng một giống về cơ bản không có sự khác nhau nhiều, nên đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bị bệnh của giá thể PH 1 và 2 cao hơn nhiều so với hai công thức còn lại.
Bệnh thối lá do nấm Phytophthora không có sự chênh lệch nhiều giữa các công thức, tỷ lệ nhiễm bệnh từ mức độ nhẹ đến trung bình (6,66 - 20%). Nguyên nhân gây ra bệnh do sự lan truyền virus trong không khí, vì vậy một số loại giá thể không ảnh hưởng nhiều đến mức độ bị bệnh của cây, nếu có chỉ là do ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trưởng từ đó ảnh hưởng tới sức đề kháng của cây giữa các công thức.
Qua nghiên cứu cho thấy, việc trồng hoa lily trong chậu giúp giảm thiểu đến mức tối đa sâu hại từ đất do giá thể được sản xuất đảm bảo yêu cầu không có nguồn bệnh, tránh được lây nhiễm từ vụ này qua vụ khác, giá thể sau khi trồng có thể vẫn tái sử dụng cho các mục đích khác, mà không gây ra ô nhiễm môi trường, giảm thiểu rủi ro cho người trồng hoa lily. Đây là một trong những ưu điểm lớn đặc biệt là những vùng không có khả năng cải tạo đất trồng lily thường xuyên.