Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.3.5.Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam

Kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống với kỹ thuật nhân giống cổ truyền. Cây giống trong sản xuất hiện nay gồm các giống được trồng từ hạt, mầm, củ, nhánh hoặc từ nuôi cấy mô tế bào.

Các phương pháp cổ truyền nhìn chung là dễ làm, quen với tập quán kinh nghiệm của người nông dân, giá thành thấp, nên được sử dụng phổ biến và chiếm ưu thế trong sản xuất.

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chất lượng giống không cao, dễ bị thoái hoá, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là virus có khả năng lan truyền và phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa, vì vậy tuy chủng loại hoa khá phong phú nhưng thiếu giống hoa đẹp chất lượng cao.

Các loại hoa được trồng từ nuôi cấy mô như lan, cẩm chướng, cúc, hồng môn… đã được đưa ra sản xuất nhưng quy mô còn nhỏ. Ưu điểm là cây giống khoẻ sạch sâu bệnh, hệ số nhân giống cao, nên làm tăng chất lượng của hoa. Nhưng nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi có thiết bị giá thành cây giống cao. Hiện nay thị trường hoa nước ta chưa phát triển nên nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào chưa được ứng dụng rộng rãi.

Phần lớn hoa của Việt Nam đều trồng ở điều kiện tự nhiên ngoài trời, không có điều kiện che chắn bảo vệ. Chỉ có diện tích nhỏ làm thí nghiệm được che chắn nilon, lưới, nứa tre… để bảo vệ hoa khỏi nắng mưa sương muối…. Trồng trong điều kiện ngoài đồng có lợi là giá thành thấp, nhưng người trồng không chủ động, năng suất chất lượng hoa giảm nếu thời tiết khí hậu không thuận lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hầu hết hoa ở Việt Nam còn ở quy mô nhỏ, sản xuất đơn lẻ, nên khó áp dụng những kỹ thuật tiên tiến như nhà lưới, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh… để đưa sản xuất hoa trở thành ngành sản xuất công nghiệp. Việc sản xuất như vậy là một trở ngại lớn để tạo ra nguồn hàng hoá có chất lượng cao, trong khi tiềm năng sản xuất là rất lớn. (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009 [19]).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 25 - 26)