Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sự tăng trưởng chiều cao cây

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 58)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sự tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố cơ bản là: chất lượng củ giống và điều kiện trồng trọt, sự tăng trưởng chiều cao thân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ra hoa, số hoa, và độ lớn bông hoa, cành hoa. Kết quả theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây Chỉ tiêu

Công thức

Động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)

30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng 90 ngày sau trồng GT05 37,72 60,87 78,62 87,67 97,24 101,70 104,40 GT01 34,14 58,26 77,13 85,57 95,71 99,96 102,67 GTPH 1 31,51 52,43 70,80 79,57 88,41 93,84 95,50 GTPH 2 35,72 58,15 77,23 86,17 94,16 100,20 101,53 LSD05 0,17 CV% 0,90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 20 40 60 80 100 120 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày GT05 GT01 GTPH 1 GTPH 2

Hình 3.2. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây

Như vậy, qua bảng số liệu cho thấy các công thức khác nhau có sự ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao cây ở mức tin cậy chắc chắn 95%.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân của hoa lily tỷ lệ thuận với động thái tăng trưởng của lá. Qua bảng số liệu cho thấy, động thái tăng mạnh nhất là trong giai đoạn từ 30 - 50 ngày, trong vòng 20 ngày công thức tăng mạnh nhất là GT05 từ 37,72cm tăng lên 78,62cm (sau 50 ngày trồng), thứ 2 là công thức GT01 tăng từ 34,14cm lên 77,13cm (sau 50 ngày trồng), thấp nhất là công thức PH1 tăng 31,51cm lên 70,80cm. Sau đó tốc độ giảm chậm đần từ 50 - 70 ngày.

Sau 70 ngày động thái tăng chiều cao chậm dần chỉ tăng vài cm (tốc độ trung bình của các công thức chỉ là 0,1cm/ngày). Nguyên nhân là trong giai đoạn này cây đã hình thành nụ, quá trình sinh trưởng sinh dưỡng giảm dần, thay vào là sinh trưởng sinh thực. Chiều cao thân đạt tối đa sau khi hoa bắt đầu chuyển màu. Động thái tăng trưởng chiều cao thân không đều giữa một số loại giá thể nguyên nhân là do thành phần dinh dưỡng của một số loại giá thể không giống nhau. Giá thể GT05 có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, còn giá thể PH 1 thành phần chủ yếu là xơ dừa, hàm lượng dinh dưỡng có trong xơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dừa thấp không đủ cung cấp dinh dưỡng trong giai đoạn cây lily sinh trưởng và phát triển mạnh, vì vậy động thái tăng trưởng của hoa lily trên giá thể PH1 là thấp nhất.

Theo nhu cầu của thị trường thì chiều cao phù hợp là từ 95 - 105cm,vì vậy chiều cao cây của các loại giá thể trong thí nghiệm đều đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của cây hoa.

Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của hoa lily Sorbonne ta thấy rằng: lượng dinh dưỡng hoa lily cần cho quá trình sinh trưởng của nó không cần nhiều, vì một số loại giá thể có hàm lượng dinh dưỡng không cao, giá thể GT05, GT01, PH 2 về cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng cho trồng hoa lily, còn giá thể PH 1 khi trồng cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng mới có thể đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng bình thường.

3.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne

Giá thể không chỉ làm tăng chiều cao cây mà còn tác động đến sinh trưởng và phát triển của lily thông qua các chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, đường kính thân. Kết quả được thể hiện rõ qua bảng 3.5:

Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne

Đơn vị: Ngày

Chỉ tiêu Công thức

Hình thành nụ Nụ chuyển màu Nở hoa

50% 100% 50% 100% 50% 100%

GT05 43,25 45,87 99,87 102,40 106,62 109,32

GT01 44,88 46,73 100,25 103,13 107,75 110,27

GT PH 1 45,86 48,67 101,37 104,13 108,50 110,53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả trên cho thấy: thời gian ra nụ của hoa lily ở một số loại giá thể biến động từ 43,25 - 45,86 ngày, trong đó hoa lily trồng trên giá thể GT05 có thời gian từ trồng đến hình thành nụ thấp nhất 50% chỉ 43,25 ngày; 100% là 45,87 ngày, hoa lily trên giá thể PH 1 là muộn nhất 50% 45,86 ngày; 100% là 48,67 ngày. Thời gian chuyển màu 100% của hoa Lily trên giá thể GT05 cũng là sớm nhất 102,40 ngày và giá thể PH l vẫn có thời gian chuyển màu muộn nhất 104,13 ngày. Thời gian từ chuyển màu đến nở hoa trung bình của các công thức khoảng 7 ngày. Nhìn chung giá thể GT05 có thời gian phát triển sớm nhất, nhưng thực ra khoảng cách chênh lệch ngày giữa các công thức không nhiều, chỉ hơn kém nhau 1 - 2 ngày.

Theo dự tính ban đầu, hoa lily sẽ chuyển màu vào khoảng 90 ngày, để bán hoa chậu vào dịp tết, nhưng do điều kiện thời tiết, nhiệt độ trung bình trong thời gian hoa từ hình thành nụ (2cm) cho đến lúc chuyển màu dưới 12,1oC, rất bất thuận cho sự phát triển nụ hoa, vì vậy thời gian thu hoa toàn vườn bị chậm hơn so với dự tính trung bình 15 ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển kéo dài hơn dự tính, do đó giá thành hoa hạ so với dự tính ban đầu.

Tuy đã sử dụng các biện pháp khắc phục là quây nilon, thắp điện và tưới nước thường xuyên để tăng nhiệt độ cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, nhưng do nhiệt độ ngoài trời quá thấp, nhiệt độ ban ngày trung bình là 150C, ban đêm chỉ 70C nên các biện pháp kỹ thuật tuy có làm tăng nhiệt độ trong nhà lưới cũng không đủ thích hợp cho hoa phát triển thuận lợi.

3.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng của hoa Lily Sorbonne

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)