Kết quả nghiên cứu về giá thể trồng hoa và một số loại cây trồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

1.3.7.Kết quả nghiên cứu về giá thể trồng hoa và một số loại cây trồng

khác ở Việt Nam

Một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng hoa chậu đó là nghiên cứu về giá thể dinh dưỡng.

Giá thể là môi trường để trồng cây, giúp cho cây đứng vững và là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây ở giai đoạn đầu sinh trưởng.

- Cây công nghiệp: sản xuất hom chè, sản xuất cây giống trong bầu như keo, bạch đàn.

- Rau: sản xuất rau mầm, rau muống, các loại cải, mồng tơi, rau dền ... - Hoa: hầu hết tất cả các hoa đều trồng được trên giá thể nhưng thông thường người ta thường trồng hoa bán chậu trên giá thể ví dụ: hoa đồng tiền, hoa tuylip, phong lan,….

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Ưu điểm của giá thể:

- Cung cấp dinh dưỡng tối ưu, tùy từng loại cây trồng đều có thành phần giá thể phù hợp.

- Tăng cường kiểm soát nước và các ứng dụng phân bón. - Tối ưu sử dụng phân bón của chất nền.

- Lợi thế trong việc khử trùng giữa các thời kỳ. Tái sử dụng giảm thiểu chi phí sản xuất.

- Nhẹ, rẻ, dễ mua, là phương pháp giúp người dân có thể tận dụng khoảng trống để trồng rau như: ban công, sân thượng….

- Giải pháp cho môi trường, sự thay thế tuyệt vời với những vùng đất không còn phù hợp để trồng cây.

Trong những năm qua đã có một số cơ quan, nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này và đã thu được kết quả bước đầu:

* Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn và cộng sự (2007) [16], chất liệu dùng làm giá thể trồng hoa gồm có trấu, rơm vụn, mụn xơ dừa, than bùn, trấu om, hạt nhựa nhỏ, gạch non đập nhỏ… trộn với đất, phân chuồng ủ hoai và một số loại phân vô cơ khác.

* Theo kết quả nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (2007), giá thể tốt nhất của một số đối tượng cây hoa như sau:

- Cây giống hoa cúc: 20% than bùn + 20% vỏ lạc + 10% phân chuồng + 30% tro bã mía + 20% đất bột.

- Hoa cúc chậu: 10% than bùn + 10% vỏ lạc +10% phân chuồng +10% tro bã mía + 60% đất bột hoặc 20% than bùn + 10% vỏ lạc + 10% phân chuồng + 10% tro bã mía + 50% đất bột.

* Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn, Cao Kỳ Sơn (2006) [16] giá thể cho cây giống phục vụ sản xuất công nghệ cao trong nhà xanh:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giâm cành hồng: 70% trấu hun + 30% đất đồi

- Hoa đồng tiền và lily thương phẩm: 40% tro núi lửa + 60% vụn xơ dừa. Nhìn chung các nghiên cứu về lily ở Việt Nam mới tập trung vào các nội dung khảo nghiệm tính thích ứng, nhân nhanh giống trong ống nghiệm, còn các nội dung về biện pháp kỹ thuật canh tác hầu như chưa được nghiên cứu.

Các nghiên cứu về hoa lily trồng chậu hầu như chưa có, tuy nhiên một số nghiên cứu tương tự khác như xác định giá thể cho cây hoa cúc, chế độ bón phân cho lily trồng cắt cành sẽ là tài liệu quan trọng để tham khảo cho việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng lily trong chậu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)