4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3.3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến hình thái và chất
lượng hoa
Chất lượng hoa của một giống lily là một chỉ tiêu rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Giống Sorbonne là một giống được trồng khá phổ biến ở các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, không chỉ nhờ năng suất cao, khả năng thích ứng tốt mà chất lượng của giống cũng được mọi người dân miền Bắc rất ưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuộng. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm phun các chất ĐHST để đánh giá chất lượng của giống lily Sorbonne ở các công thức khác nhau và đã thu được kết quả qua bảng 3.13:
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa
Chỉ tiêu Công thức Số nụ/cây (nụ) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài nụ hoa (cm) Số hoa/cây (hoa) Chu vi thân (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) GA3 3,60 19,36 10,80 3,60 3,13 19,0 Yogen No-2 3,07 17,57 10,15 3,07 3,10 19,4 Atonik 2,60 16,05 9,65 2,60 3,09 17,6 LSD05 0,60 2,30 0,70 0,60 CV% 9,40 6,00 3,30 9,40
Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy:
- Tổng số nụ và số hoa/cây của giống Sorbonne ở các công thức đều rất thấp và không có sự khác biệt nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do kích thước củ nhỏ (củ 14 - 16cm), nên cho năng suất thấp.Tổng số nụ/cây của công thức phun GA3 cao nhất (3,6 nụ/cây) cao hơn so với công thức phun Atonik có số nụ thấp nhất (2,6 nụ/cây). Do đó số hoa trung bình là khoảng 3 hoa trên cây, ít so với quy định một cây hoa chậu tiêu chuẩn (thông thường là 5 hoa). Như vậy, các công thức phun chất ĐHST khác nhau không có sự khác nhau nhiều về tổng số nụ và số hoa/cây.
- Về đường kính hoa và chiều dài nụ hoa, trong các công thức nghiên cứu đường kính hoa của công thức phun GA3 vẫn là vượt trội hơn hẳn đạt (19,36cm) so với công thức phun Atonik là (16,05cm). Tượng tự như vậy, chiều dài nụ hoa ở công thức phun GA3cũng cao hơn (10,8cm) so với công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thức phun Atonik (9,65cm). Vì vậy, việc sử dụng các chất ĐHST có hiệu quả làm tăng đường kính và chiều dài hoa của giống Sorbonne trồng chậu.
- Về chu vi thân hầu như không có sự chênh lệch. Trong toàn thí nghiệm đều có chu vi thân xấp xỉ 3,0 - 3,1cm.
- Về độ bền hoa, màu sắc và mùi thơm ở các công thức trong thí nghiệm phun các chất ĐHST khác nhau có sự khác biệt không đáng kể. Các công thức đều có độ bền từ 17 - 19 ngày. Như vậy, cho thấy rằng các chất ĐHST không có ý nghĩa trong việc kéo dài độ bền của hoa cũng như làm tăng mùi thơm của hoa.
3.3.5. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne
Sâu bệnh hại là yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất chất lượng các loại cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng. Cây hoa bị sâu bệnh hại thường hạn chế về năng suất phẩm chất mẫu mã hoa kéo theo những tổn thất về kinh tế, đe dọa đến cả chu kỳ sống của cây. Cùng với chỉ tiêu về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh hại là tiêu chí quan trọng trong công tác sản xuất. Qua theo dõi ảnh hưởng của các chất ĐHST khác nhau đối với hoa lily trồng chậu chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý và bệnh thối lá
Đơn vị: %
Công thức
Bệnh cháy lá sinh lý Bệnh thối lá do nấm
phytophthora Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại GA3 13,33 ++ 6,66 + Yogen No-2 13,33 ++ 26,66 ++ Atonik 46,66 +++ 33,33 +++
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+: Mức độ rất nhẹ (tỷ lệ bệnh < 10%)
++: Mức độ trung bình (tỷ lệ bị bệnh 10 - 25%) +++: Mức độ nặng (tỷ lệ bị bệnh 26 - 50%) ++++: Mức độ rất nặng (tỷ lệ bị bệnh trên 50%)
- Bộ lá của cây là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đem lại vẻ đẹp thẩm mỹ và giá trị thương phẩm của cây hoa lily. Nhất là vào những dịp lễ người chơi hoa rất chuộng những cây hoa có bộ lá còn nguyên vẹn, hoa to đẹp. Những cây có bộ lá phát triển tốt, cây sẽ sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất, chất lượng hoa cao. Ngược lại, những cây có lá bị biến dạng, thối hỏng cây sinh trưởng phát triển kém. Qua theo dõi các công thức đều thể hiện mức độ cháy lá là trung bình. Công thức 1 phun GA3 và công thức 2 phun YogenNo-2 có tỷ lệ cháy lá thấp nhất 13,33 thấp hơn rất nhiều so với công thức 3 phun Atonik là trên 46%.
- Bệnh thối lá do nấm Phytophthora xuất hiện do trong thời gian cuối tháng 11 thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều khiến độ ẩm không khí tăng lên tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các công thức có sự chênh lệch rõ rệt dao động từ khoảng 6 - 33%. Trong đó công thức 1 phun GA3 vẫn là công thức có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất. Như vậy có thể khẳng định rằng thí nghiệm 1 phun GA3 giúp cây tăng cường khả năng chống chịu bệnh cao hơn, cho năng suất, chất lượng hoa cao hơn.
3.3.6. Tính toán hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu cuối cùng nhằm đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu quản lý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hiệu quả kinh tế của giống lily Sorbonne trồng chậu được thể hiện qua bảng 3.15:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.15: Tính toán thu chi khi sử dụng các chất ĐHST phun cho hoa lily
Đơn vị: Đồng
Công thức Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
GA3 1.200.000 914.000 286.000
Yogen No-2 935.000 839.000 96.000
Atonik 630.000 874.000 - 244.000
Qua số liệu bảng cho ta thấy chi phí sử dụng cho các công thức có sự dao động trong khoảng từ 839.000đ - 914.000đ. Trong đó công thức phun GA3 có chi phí cao nhất là 914.000đ. Tổng thu của công thức 1 phun GA3 và công thức 2 phun Yogen No-2 so với tổng chi gọi là có lãi nhưng lãi không đáng kể. Ngoài ra, ở công thức 3 phun Atonik không cho hiệu quả kinh tế, một mặt do thị hiếu chơi hoa của người tiêu dùng năm nay giảm sút, thị trường hoa phong phú tạo điều kiện cho người dân lụa chọn, mặt khác do điều kiện thời tiết bất thuận dẫn đến hoa không nở kịp vào đúng dịp tết nên giá thành sản phẩm hạ rất nhiều so với các năm trước.
3.4. Ảnh hƣởng của phân bón qua lá đến sinh trƣởng, phát triển của giống Lily sorbonne trồng chậu
Chất điều hòa sinh trưởng của thực vật không phải là dinh dưỡng nên không thể thay thế cho phân bón. Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng bằng con đường qua rễ thì người ta còn sử dụng phân bón lá để bón cho cây nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng hoa. Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá ảnh hưởng như thế nào đến các thời kỳ trên góp phần quan trọng trong vào việc xác định các biện pháp kỹ thuật để đạt được hiệu quả mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá
Đối với hoa lily ngoài việc sử dụng các loại phân đa lượng NPK thì việc bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón qua lá có vai trò hết sức quan trọng trong thâm canh tăng năng suất, chất lượng hoa. Dinh dưỡng qua lá góp phần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của lily Sorbonne trồng chậu, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm phun các loại phân bón lá Pomior, đầu trâu 502 và Seaweed Rong biển 95% (đây là những loại phân bón lá đang được sử dụng rất nhiều trên các loại rau và hoa). Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.16:
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến động thái ra lá Chỉ tiêu Công thức Động thái ra lá (lá/cây) 30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng Pomior 27,07 37,00 45,47 53,00 56,87 58,00 ĐT502 26,27 33,87 42,20 49,33 53,40 55,13 RB95% 26,07 34,60 42,60 47,87 50,73 51,87 LSD05 3,80 CV% 3,10
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến động thái ra lá
0 10 20 30 40 50 60 70 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày Pomior ĐT502 RB95%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng giống như đối với sử dụng chất điều hòa sinh trưởng khi sử dụng phân bón lá động thái ra lá của các công thức thí nghiệm cũng thay đổi qua các giai đoạn sinh trưởng của cây. Sau trồng 30 ngày số lá của các công thức không có sự chênh lệch nhiều, biến động trong khoảng 2,6 - 2,7 lá/cây. Sau trồng 40 ngày bộ lá của cây đã bắt đầu phát triển mạnh. Các loại phân bón lá khác nhau đã có tác động riêng rẽ đến từng công thức thí nghiệm. Lúc này số lá ở các công thức đạt được từ 34,6 - 37 lá/cây, công thức có số lá cao nhất là công thức 1 phun Pomior.
Giai đoạn sau trồng 70 - 80 ngày lúc này bộ lá của cây đã dần hoàn thiện, ít có sự thay đổi và số lá của các công thức đã được thể hiện rõ rệt. Phân tích thống kê cho thấy mỗi một công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau cho số lá khác nhau, trong đó ở công thức 3 có số lá ít nhất 51,87 lá, nhiều nhất là công thức 1 phun Pomior là 58 lá/cây. Như vậy công thức 1 nhiều hơn so với công thức 3 phun RB95% khoảng 6 lá. Qua đó cho thấy khi sử dụng phân bón qua lá cho cây, bộ lá của hoa lily sorbonner trồng trong chậu phát triển rất tốt, chậu hoa đẹp, nâng cao được tính thẩm mỹ cho cây.
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây
Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá là cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây trồng thông qua hệ thống khí khổng và khắc phục được những nhược điểm của các loại phân bón qua rễ như dễ bị xói mòn, rửa trôi... Khi tiến hành thí nghiệm phun các loại phân bón lá khác nhau đối với lily
Sorbonne trồng chậu, chúng tôi thu được kết quả về ảnh hưởng của phân bón lá đến tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện ở bảng 3.17:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến chiều cao cây Chỉ tiêu
Công thức
Động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)
30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng 90 ngày sau trồng Pomior 35,73 51,47 74,62 85,21 94,69 98,91 102,45 ĐT502 35,60 61,40 78,61 86,77 94,44 99,57 103,67 RB95% 38,15 57,61 75,86 87,71 96,91 101,47 104,86 LSD05 1,30 CV% 0,60 0 20 40 60 80 100 120 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày Pomior ĐT502 RB95%
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến chiều cao cây
Kết quả theo dõi trên cho thấy: sau 30 ngày trồng chiều cao cây giữa các công thức chưa có sự khác nhau rõ rệt, lúc này dao động giữa các công thức từ 35,6 - 38,15cm. Từ giai đoạn sau trồng 40 ngày chiều cao cây giữa các giai đoạn đã có sự chênh lệch. Cụ thể, chiều cao cây đạt cao nhất ở giai đoạn sau trồng 40 và 50 ngày là công thức 2 phun ĐT502 nhưng khi chuyển sang giai đoạn sau trồng từ 60 ngày trở đi thì chiều cao cây ở công thức 3 lại thể hiện là cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chiều cao cây cuối cùng (đo ở giai đoạn sau trồng 90 ngày), lớn nhất ở công thức 3 sử dụng phân bón lá RB95%, lúc này chiều cao cây đạt 104,86cm cao hơn so với 2 công thức so sánh từ 1 - 2cm. Mặc dù sự chênh lệch về chiều cao cây giữa các công thức là không cao nhưng qua thí nghiệm đã cho thấy khi sử dụng phân bón lá cho cây cũng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lily sorbonne.
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne của hoa Lily Sorbonne
Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây hoa có vai trò rất quan trọng suốt quá trình sống của cây sau này. Các thì kỳ sinh trưởng thuận lợi thì giai đoạn khi cây ra hoa sẽ cho những bông hoa có chất lượng tốt nhất (màu sắc đẹp, độ bền cao và chất lượng tốt). Thời kỳ cây sinh trưởng nhanh rất cần nhiều dinh dưỡng để đạt được kích thước tối đa. Thời kỳ này cây rất cần được chăm sóc tốt như bón phân, phòng trừ sâu bệnh...
Kết quả theo dõi các giai đoạn dinh trưởng phát triển được trình bày ở bảng 3.18:
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến giai đoạn phát triển của hoa Lily Sorbonne
Đơn vị: Ngày
Chỉ tiêu Công thức
Hình thành nụ Nụ chuyển màu Nở hoa
50% 100% 50% 100% 50% 100%
Pomior 42,13 43,67 98,38 98,87 104,38 105,67
ĐT502 41,88 42,80 96,08 98,47 103,67 104,93
RB95% 41,63 42,80 98,38 99,40 103,38 104,47
Quá trình từ sau trồng đến khi cây hình thành nụ, nụ chuyển màu và nở hoa giữa các công thức sự chênh lệch không đáng kể, ở tất cả các giai đoạn hình thành nụ và giai đoạn nở hoa cao hơn vẫn là công thức 1 phun Pomior,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thời gian nở hoa ở các công thức dao động trước sau 1 ngày từ 104,47 - 105,67 ngày. Nhìn chung các công thức thí nghiệm phun các chế phẩm phân bón lá khác nhau có thời gian ra nụ và nở hoa đồng đều, điều này cho thấy tác động của các chế phẩm phân bón qua lá đến quá trình hình thành nụ và nở hoa là không có ý nghĩa.
3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa
Việc sử dụng phân bón qua lá là một biện pháp hữu hiệu làm tăng năng suất cây trồng nói chung đặc biệt là cây hoa lily nói riêng. Quá trình theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa lily Sorbonne trồng trong chậu chúng tôi đã thu được bảng kết quả sau:
Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến hình thái, chất lƣợng và độ bền hoa Chỉ tiêu Công thức Số nụ/cây (nụ) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài nụ hoa (cm) Số hoa/cây (hoa) Chu vi thân (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) Pomior 3,40 18,5 10,30 3,40 3,05 18,73 ĐT502 2,93 16,3 9,83 2,93 3,00 18,73 RB95% 2,67 17,4 9,27 2,67 2,97 18.06 LSD (5%) 0,40 0,60 0,60 0,40 CV 7,20 1,70 3,10 7,20
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy:
- Số nụ/cây của công thức 1 phun Pomior là cao nhất đạt 3,4 nụ/cây. Còn lại là 2 công thức 2 phun ĐT502 và công thức 3 phun RB95% dao động từ 2,67 đến 2,93 nụ/cây. Về chỉ tiêu số hoa nở trên cây cho thấy số hoa và số nụ tỷ lệ thuận với nhau, 100% số nụ đều cho hoa nở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chiều dài nụ và đường kính nụ quyết định đến kích thước hoa to hay nhỏ. Đường kính hoa càng to thì cây hoa trông càng hấp dẫn và càng được ưa chuộng. Đường kính hoa ở công thức 1 phun Pomior là cao nhất đạt 18,5cm, cao hơn so với 2 công thức 2 và 3 dao động từ 1 - 2cm. Tương tự vậy thì chiều dài nụ hoa cũng dao động ở mức 9,27 - 10,3cm, cao nhất vẫn là công thức 1 phun Pomior đạt 10,3cm.
- Chu vi thân: các công thức đều có chu vi thân gần như bằng nhau, sự