Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 78 - 140)

4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

3.4.4.Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa

Việc sử dụng phân bón qua lá là một biện pháp hữu hiệu làm tăng năng suất cây trồng nói chung đặc biệt là cây hoa lily nói riêng. Quá trình theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa lily Sorbonne trồng trong chậu chúng tôi đã thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của phân bón lá đến hình thái, chất lƣợng và độ bền hoa Chỉ tiêu Công thức Số nụ/cây (nụ) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài nụ hoa (cm) Số hoa/cây (hoa) Chu vi thân (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) Pomior 3,40 18,5 10,30 3,40 3,05 18,73 ĐT502 2,93 16,3 9,83 2,93 3,00 18,73 RB95% 2,67 17,4 9,27 2,67 2,97 18.06 LSD (5%) 0,40 0,60 0,60 0,40 CV 7,20 1,70 3,10 7,20

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy:

- Số nụ/cây của công thức 1 phun Pomior là cao nhất đạt 3,4 nụ/cây. Còn lại là 2 công thức 2 phun ĐT502 và công thức 3 phun RB95% dao động từ 2,67 đến 2,93 nụ/cây. Về chỉ tiêu số hoa nở trên cây cho thấy số hoa và số nụ tỷ lệ thuận với nhau, 100% số nụ đều cho hoa nở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chiều dài nụ và đường kính nụ quyết định đến kích thước hoa to hay nhỏ. Đường kính hoa càng to thì cây hoa trông càng hấp dẫn và càng được ưa chuộng. Đường kính hoa ở công thức 1 phun Pomior là cao nhất đạt 18,5cm, cao hơn so với 2 công thức 2 và 3 dao động từ 1 - 2cm. Tương tự vậy thì chiều dài nụ hoa cũng dao động ở mức 9,27 - 10,3cm, cao nhất vẫn là công thức 1 phun Pomior đạt 10,3cm.

- Chu vi thân: các công thức đều có chu vi thân gần như bằng nhau, sự sai khác không đáng kể dao động từ 2,97 - 3,05cm. Như vậy có thể kết luận sử dụng phân bón lá không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chu vi thân của cây.

- Độ bền hoa: cả 3 công thức đều đạt trên 18 ngày, điều này thể hiện rõ về độ bền hoa ở các công thức là hoàn toàn giống nhau trên các loại phân bón lá.

3.4.5. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne

Trong sản xuất hoa lily thương phẩm, chất lượng hoa được coi là yếu tố quan trọng nhất làm tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế khi trồng hoa lily, cây thường mắc một số bệnh virus, nấm và một số bệnh sinh lý khác. Chúng tôi đã nghiên cứu khả năng phát sinh, gây hại của sâu bệnh khi phun các chế phẩm phân bón lá khác nhau, kết quả được trình bày ở bảng 3.20:

Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại lily

Đơn vị: %

Công thức Bệnh cháy lá sinh lý

Bệnh thối lá do nấm phytophthora Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại Tỷ lệ bị bệnh Mức độ hại Pomior 20,00 ++ 6,66 + ĐT502 13,33 + 33,33 +++ RB95% 20,00 ++ 13,33 ++

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+: Mức độ rất nhẹ (tỷ lệ bệnh < 10%)

++: Mức độ trung bình (tỷ lệ bị bệnh 10 - 25%) +++: Mức độ nặng (tỷ lệ bị bệnh 26 - 50%) ++++: Mức độ rất nặng (tỷ lệ bị bệnh trên 50%)

Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình sâu bệnh hại ở các công thức có sự khác nhau.

- Về cháy lá sinh lý: đây là một bệnh sinh lý do thời tiết quá nóng gây ra. Hai công thức bị hại nhiều nhất là công thức 1 phun Pomior và công thức 3 phun RB95% nhiễm ở mức độ ngang nhau 20%. Công thức còn lại phun ĐT502 bị nhiễm với mức độ 13,33%.

- Về bệnh thối lá do nấm phytophthora: do trong thời gian cuối tháng 11 thời tiết mưa nhiều, ẩm độ không khí tăng lên tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Ở công thức 2 phun ĐT502 khi mức độ cháy lá ở mức độ nhẹ thì trong giai đoạn này bệnh lại phát triển cao hơn so với 2 công thức 1 phun Pomior và công thức 3 phun RB95%. Công thức 1 phun Pomior có tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhẹ là 6,66%.

3.4.6. Tính toán hiệu quả kinh tế

Chúng tôi đã tiến hành tính hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón lá trong trồng lily Sorbonne. Kết quả được trình bày ở bảng 3.21:

Bảng 3.21. Tính toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa lily

Đơn vị: Đồng

Công thức Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận

Pomior 1.170.000 837.000 333.000

ĐT502 1.100.000 837.000 263.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả ở bảng cho thấy, sử dụng phân bón lá Pomior để phun cho lily Sorbonne trồng chậu cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng chi cho công thức 1 bón Pomior là 837.000đ trong khi tổng thu đạt 1.170.000đ, cho thấy lãi thuần thu được là 333.000đ. Ngoài ra 2 công thức còn lại sử dụng phân bón lá Đầu trâu 502 và Rong biển 95% cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao (lãi thuần đạt 263.000 đồng).

3.5. Ảnh hƣởng của nồng độ Canxi Nitrat (Ca(NO3)2) đến sinh trƣởng, phát triển của giống Lily Sorbonne trồng trong chậu

3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cây trồng nói chung và cây hoa lily nói riêng, bộ phận chính để thực hiện quá trình quang hợp là bộ lá, tốc độ ra lá phản ánh đặc tính di truyền của giống, đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ngoài ra bộ lá còn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về giá trị thẩm mỹ của chậu hoa thương phẩm.

Qua thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.22:

Bảng 3.22: Ảnh hƣởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống lily sorbonne trồng trong chậu

Chỉ tiêu Nồng độ

Động thái ra lá (lá/cây)

30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày

0,05% 33,33 40,00 44,93 52,53 54,66 55,73 0,1% 31,46 39,40 46,53 53,20 56,26 57,66 0,15% 32,53 40,53 47,93 56,93 59,56 60,60 0,2% 33,53 44,33 54,13 61,73 65,73 66,46 Đ/C 31,00 40,20 47,40 52,46 54,13 51,53 LSD05 4,10 CV% 3,80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 70 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 0,05% 0,10% 0,15% 0,20% Đ/C

Hình 3.7. Ảnh hƣởng của Ca(NO3)2 đến động thái ra lá của giống lily sorbonne trồng trong chậu

Sự khác biệt về số lá giữa các công thức được phun Ca(NO3)2với công thức đối chứng không được phun Ca(NO3)2 thể hiện rõ từ giai đoạn sau trồng 50 ngày trở đi. Ở giai đoạn 30 ngày đầu giống Sorbonne củ nhỏ, đang trong qúa trình phục hồi sau khi trồng nên số lá chưa có sự chênh lệch. Thấp nhất là công thức đối chứng 31lá/cây, cao nhất là công thức 4 phun với nồng độ 0,2% là 33,53lá /cây. Giữa các công thức được phun Ca(NO3)2 ở các nồng độ không khác nhau về số lá do đều được phun ngay khi trồng.

Sau 40 ngày trồng các công thức phun Ca(NO3)2 với nồng độ khác nhau đã có sự chênh lệch rõ rệt, thể hiện rõ ở công thức 3 phun với nồng độ 0,2% là 44,33 lá/cây. Các công thức còn lại chỉ dao động từ 39 - 40 lá/cây.

Giai đoạn sau trồng 80 ngày, công thức 4 phun 0,2% có số lá cao nhất (66,46lá/cây), thấp nhất là công thức đối chứng (51,53lá/cây). Qua theo dõi thấy rằng từ giai đoạn sau trồng 50 ngày, ảnh hưởng của các mức phun Ca(NO3)2 khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số lá giữa các công thức được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

phun. Chứng tỏ ở giai đoạn này cây sinh trưởng phát triển mạnh về số lá. Do vậy, chúng tôi nhận thấy thời điểm tác động của Ca(NO3)2 hiệu quả nhất đến động thái ra lá đối với giống Sorbonne là ở giai đoạn sau trồng 50 ngày trở đi, kết hợp sử dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động ở giai đoạn này sẽ làm tăng hoặc giảm được số lá/cây trên giống Sorbonne, từ đó chủ động điều khiển hình dạng cây lily để mang lại giá trị thẩm mỹ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây

Chiều cao cây là đặc trưng của từng giống, chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kích thước củ giống. Củ giống càng nhỏ thì chiều cao càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành thí nghiệm phun Ca(NO3)2 đã thấy rõ tác dụng đối với sự tăng trưởng chiều cao của cây. Điều này được thể hiện qua bảng theo dõi sau:

Bảng 3.23: Ảnh hƣởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây của giống lily Sorbonne trồng trong chậu

Chỉ tiêu

Nồng độ

Động thái tăng trƣởng chiều cao cây (cm)

30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng 90 ngày sau trồng 0,05% 38,98 60,58 87,85 73,16 95,57 101,2 107,0 0,1% 39,92 61,33 88,35 73,42 98,98 104,7 110,0 0,15% 40,24 66,39 93,99 78,61 103,5 109,2 114,2 0,2% 40,32 69,15 96,35 81,24 105,4 110,9 116,4 Đ/C 40,29 62,30 85,42 72,84 91,95 98,35 102,6 LSD05 2,4 CV% 1,2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 20 40 60 80 100 120 140 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày 0,05% 0,10% 0,15% 0,20% Đ/C

Hình 3.8. Ảnh hƣởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến chiều cao cây của giống Lily Sorbonne trồng trong chậu

Từ bảng ta thấy: sự khác biệt về chiều cao giữa các công thức được phun Ca(NO3)2 với công thức đối chứng (phun nước lã) thể hiện rõ từ giai đoạn 30 ngày sau trồng đến lúc thu hoạch, vì vậy các công thức đã có sự khác biệt về chiều cao ngay từ giai đoạn 30 ngày đầu tuy nhiên sự khác biệt này chưa rõ rệt.

Từ giai đoạn cây được 40 ngày đến thu hoạch đã có sự khác biệt về chiều cao giữa công thức đối chứng với công thức 4. Cụ thể, chiều cao cây cuối cùng ở công thức đối chứng thấp nhất 102,6 cm; thấp hơn 13,8 cm so với công thức 4 phun ở nồng độ 0,2% có chiều cao cây cao nhất 116,4 cm ở mức ý nghĩa 0,05. Như vậy có thể thấy cây ở giai đoạn sau trồng 40 ngày cây đã ra rễ thân và sử dụng dinh dưỡng từ ngoài môi trường, cây lily hấp thụ tốt dinh dưỡng từ Ca(NO3)2.

Sau trồng từ 80 - 90 ngày, động thái tăng trưởng chiều cao cây tiếp tục diễn ra. Sự tăng dần đều của chiều cao cây qua các công thức cho thấy tác động rõ rệt của Ca(NO3)2 đối với cây hoa lily nói riêng. Chiều cao cây cuối cùng đo ở giai đoạn 90 ngày đạt cao nhất là công thức với 4 với chiều cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

116,4cm; cao hơn so với công thức đối chứng tới 13,8cm (đối chứng cao 102,6cm). Các công thức còn lại có chiều cao dao động từ 107 - 114cm.

Như vậy, có thể kết luận rằng khi phun Ca(NO3)2 với những liều lượng khác nhau cho tác động khác nhau đến chiều cao cây, trong đó phun ở liều lượng 0,2% cho hình dáng cây cao, đáp ứng được thị hiếu cho người chơi hoa cũng như nhu cầu sử dụng hoa của thị trường.

3.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne triển của hoa Lily Sorbonne (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian sinh trưởng của giống là chỉ tiêu rất quan trọng, nó quyết định đến việc bố trí thời vụ trồng để cung cấp hoa vào thời điểm thích hợp và quyết định đến hiệu quả kinh tế của sản xuất. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện canh tác, việc bố trí thời vụ trồng và điều kiện khí hậu nơi trồng, trong đó thời điểm xuất hiện nụ hoa là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá sinh trưởng của giống.

Kết quả về thời điểm hình thành nụ ở các mức sử dụng Ca(NO3)2 khác nhau được trình bày ở bảng 3.24:

Bảng 3.24: Ảnh hƣởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne

Đơn vị: Ngày

Chỉ tiêu

Nồng độ

Hình thành nụ Nụ chuyển màu Nở hoa

50% 100% 50% 100% 50% 100% 0,05% 42,38 45,33 99,38 101,67 105,75 107,53 0,1% 43,00 45,00 98,00 99,87 104,56 106,00 0,15% 42,63 44,67 98,75 100,60 104,25 106,33 0,2% 41,75 44,00 99,13 100,93 104,13 107,07 Đ/C 41,25 43,87 99,50 101,87 105,13 108,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả bảng cho thấy:

- Giai đoạn hình thành nụ ở các mức phun là khác nhau. Ở công thức đối chứng thời điểm hình thành nụ sớm nhất (50% ở 41,25 ngày sau trồng), còn các công thức sau thời điểm hình thành nụ tăng dần và muộn nhất ở công thức 2 sử dụng nồng độ 0,1% (50% ở 43 ngày sau trồng). Đến giai đoạn hình thành nụ 100%, công thức sớm nhất vẫn là công thức đối chứng với 43,87 ngày và các công thức còn lại dao động từ 44 - 45,33 ngày.

- Giai đoạn nụ chuyển màu và nở hoa: Sau khi phân hóa mầm hoa và phát triển nụ đến mức nhất định, cây bước vào giai đoạn nở hoa. Kết quả bảng cho thấy, thời gian sinh trưởng của giống Sorbonne ở các công thức phun khác nhau có sự khác nhau rõ rệt. Thời gian từ trồng đến nở hoa ở công thức 4 là ngắn nhất (104,13 ngày) và tăng dần ở các công thức tiếp theo, dài nhất là ở công thức 4 phun với nồng độ 0,2% (105,75 ngày). Như vậy có thể kết luận, nồng độ phun Ca(NO3)2 không ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành nụ, nụ chuyển màu cũng như đến giai đoạn nở hoa ở thí nghiệm này.

3.5.4. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến hình thái và chất lượng hoa

Giá trị của một cây hoa lily được quyết định rất lớn bởi chất lượng của nó, đó là các chỉ tiêu về số nụ hoa/cây, kích thước, chiều dài nụ hoa và độ bền chậu hoa khi sử dụng. Các chỉ tiêu đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến hình thái và chất lượng hoa

Chỉ tiêu Nồng độ Số nụ/cây (nụ) Đƣờng kính hoa (cm) Chiều dài nụ hoa (cm) Số hoa/cây (hoa) Chu vi thân (cm) Độ bền chậu hoa (ngày) 0,05% 3,20 18,34 10,94 3,20 3,20 17,0 0,1% 3,26 18,26 10,39 3,26 3,22 17,1 0,15% 2,86 18,47 10,32 2,86 3,24 17,4 0,2% 3,00 18,05 10,78 3,00 3,32 17,4 Đ/C 3,26 18,70 10,19 3,26 3,15 16,8 LSD (5%) 0,80 0,88 0,74 0,80 CV % 14,6 2,60 3,70 14,60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua thí nghiệm trên cho thấy:

- Số nụ hoa và số hoa/cây không có sự sai khác rõ rệt ở các nồng độ phun. Dao động ở các công thức từ 2,86 - 3,26 hoa/cây. Do điều kiện nhiệt độ nằm trong tiêu chuẩn yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của lily (trung bình khoảng 220C) nên rất thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, tuy nhiên do thí nghiệm sử dụng củ giống kích cỡ nhỏ nên số lượng hoa rất ít.

- Chiều dài nụ và đường kính nụ là các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến đường kính hoa và độ bền của chậu hoa khi sử dụng. Đường kính và chiều dài nụ ở tất cả các công thức gần như đồng đều, ở các nồng độ phun khác nhau sự chênh lệch không lớn.

- Chu vi thân: cũng không có sự chênh lệch đáng kể, các công thức dao động từ khoảng 3,15 - 3,32cm.

- Về độ bền hoa, màu sắc và mùi thơm ở các công thức trong thí nghiệm phun Ca(NO3)2 ảnh hưởng không rõ rệt. Ở các công thức đều cho độ bền hoa 17 ngày, riêng công thức đối chứng thấp hơn (16,8 ngày) tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể. Chứng tỏ Ca(NO3)2 không có ý nghĩa trong việc kéo dài độ bền của hoa cũng như làm tăng mùi thơm của hoa.

3.5.5. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO3)2 đến tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne

Theo dõi tình hình sâu bệnh hại là khâu đầu tiên quan trọng trong công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 78 - 140)