4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của giống lily Sorbonne
Đối với cây trồng, bộ phận chính để thực hiện quá trình quang hợp là bộ lá, tốc độ ra lá phản ánh đặc tính di truyền của giống, đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Số lá trên cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của hoa. Số lá phụ thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện trồng trọt. Số lá tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt cực đại vào giai đoạn khi cây ra nụ, ra hoa, số lá của hoa giảm dần từ ra hoa cho đến khi hoa tàn. Kết quả theo dõi động thái ra lá của lily Sorbonne trên các loại giá thể được thể hiện qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa Lily Sorbonne Chỉ tiêu Công thức Động thái ra lá (lá/cây) 30 ngày sau trồng 40 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 60 ngày sau trồng 70 ngày sau trồng 80 ngày sau trồng GT05 28,20 39,46 47,06 53,73 56,53 58,20 GT01 28,06 39,00 45,26 50,20 53,46 54,13 GT PH1 27,33 36,33 40,33 44,60 46,33 47,33 GT PH2 27,53 38,73 45,13 49,93 52,86 53,40 LSD05 0,80 CV% 0,80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa Lily Sorbonne
Qua bảng số liệu cho thấy, động thái tăng trưởng số lá mạnh nhất là từ giai đoạn từ 30 - 60 ngày, sau đó chậm dần. Giai đoạn đầu (từ trồng đến 30 ngày sau trồng) cây sống chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng của củ, nên sự chênh lệch số lá không nhiều giữa các công thức, sự chênh lệch lá lúc này chủ yếu do sự chênh lệch về thời gian nẩy mầm của các công thức, công thức GT05 và GT01 nẩy mầm sớm hơn nên số lá sau 30 ngày trồng nhiều hơn công thức PH 1 và PH 2. Trong giai đoạn sau củ bắt đầu ra rễ thứ cấp, cây bắt đầu hút dinh dưỡng từ giá thể, vì vậy thành phần dinh dưỡng của giá thể ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa lily.
Động thái ra lá của cây ở công thức giá thể GT05 là lớn nhất, sau đó đến giá thể GT01, và PH 2, thấp nhất là giá thể PH 1. Trong giai đoạn 30 - 60 ngày, GT05 tăng 25,53 lá, GT01 tăng 22,14 lá, PH 1 tăng 17,27 lá, PH 2 tăng 22,4 lá.
Sau 80 ngày trồng ta thấy: hoa lily trên một số loại giá thể có số lá trung bình đều trên 50 lá, trừ giá thể PH 1 là có số lá dưới 50 lá (chỉ có trung bình là 47,33 lá). Số lá tỷ lệ thuận với thành phần dinh dưỡng đặc biệt là
0 10 20 30 40 50 60 70
30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày
GT05 GT01 GT PH1 GT PH2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
NPK, giá thể GT05 có tỷ lệ NPK cao hơn cả, sau đó đến giá thể GT01 và PH 2, giá thể PH 1 có số lá ít nhất do thành phần chủ yếu là xơ dừa, vì vậy lượng dinh dưỡng thấp không đủ cung cấp cho cây trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển mạnh, cũng như toàn bộ quá trình sinh trưởng. Trong khi đó thị hiếu của thị trường chủ yếu thích hoa lily chậu có số lá trung bình khoảng 50 - 60 lá. Vì vậy, giá thể GT05, GT01 và PH 2 là đáp ứng yêu cầu của thị trường, còn giá thể PH 1 có số lá hơi thấp so với yêu cầu, nếu sử dụng giá thể thì phải cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn cây phát triển mạnh.
Như vậy, số lá bình quân của hoa lily trên một số loại giá thể khác nhau có sự khác nhau chắc chắn ở mức ý nghĩa 95%. Số lá bình quân trên cây sau 80 ngày trồng biến động từ 47,33 - 58,20 lá.