5. Kết cấu của đề tài
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.1.3 Tình hình kinh doanh
Theo dõi báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của Eximbank từ năm 2008 đến 2012, có thể thấy được một số chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh doanh và phát triển của ngân hàng trong giai đoạn đó như sau:
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh doanh của Eximbank Việt Nam từ 2008-2012 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản (tỷ đồng) 48.248 65.448 131.111 183.567 170.252 Tổng nợ phải trả (tỷ đồng) 35.403 52.095 117.600 167.366 154.420 VCSH (tỷ đồng) 12.844 13.353 13.511 16.303 15.832 VĐL (tỷ đồng) 7.220 8.800 10.560 12.355 12.355 Tổng vốn huy động (tỷ đồng) 32.331 46.989 70.705 72.777 73.884
Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) 21.232 38.382 62.346 74.663 74.922 TD cá nhân (tỷ đồng) 7.171 11.887 22.163 18.983 20.767 TD DN (tỷ đồng) 14.061 26.495 40.183 55.680 54.155 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 1.677 935 1.126 2.241 3.010 Nợ xấu (tỷ đồng) 1.001 704 885 1.203 987 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 7,89 2,44 1,81 3 4,02 Tỷ lê nợ xấu (%) 4,71 1,83 1,42 1,61 1,32 Chi dự phòng RRTD (tỷ đồng) 320,144 136,888 265,142 270,878 239,308
Thu nhập lãi thuần (tỷ đồng)
1.320 1.975 2.881 5.297 4.902
ROE (%) 7,43 8,65 13,51 20,39
ROA (%) 1,74 1,99 1,85 1,93
CAR (%) 45,89 26,87 17,79 12,94
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008-2012, EXIMBANK) Tốc độ tăng tổng tài sản lần lượt từ năm 2009-2011 là 35.65%, 100.3%, 40%, năm 2012, tổng tài sản có của ngân hàng giảm nhẹ ở mức 7.25%, nguyên nhân một phần
không nhỏ là do những biến động kinh tế năm 2012 vừa qua. Khủng hoảng nợ công Châu Âu cùng với những biến đổi bất lợi khác của thị trường kinh tế Việt Nam và thế giới làm cho các hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng mang lại lợi nhuận và tài sản có của ngân hàng.
Vốn điều lệ từ 7,220 tỷ đồng năm 2008 tăng dần qua các năm và đến năm 2012 là 12,355 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng lần lượt từ năm 2009-2011 như sau: 21.88%, 20%, 16.9%. Năm 2012 VĐL duy trì khơng đổi so với năm 2011. Nguyên nhân khiến VĐL tăng với tỷ lệ thấp dần một phần không nhỏ là do VĐL ngày càng lớn hơn. Việc VĐL tăng cao cho ta thấy rõ năng lựa tài chính của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cùa ngân hàng. Bên cạnh việc tăng năng lực tài chính từ bản thân ngân hàng, Eximbank đã và đang tận dụng tốt lợi thế về địn bẩy tài chính. Bằng chứng là nợ phải trả tăng và lợi nhuận đều tăng qua các năm với tốc độ tăng lần lượt của nợ phải trả từ năm 2009-2011 là: 47.15%, 125.74%, 42.32%. Năm 2012 nợ phải trả giảm nhẹ so với năm 2011 (7.74%). Lợi nhuận tăng với tốc độ lần lượt từ năm 2009- 2011 là 58.15%, 54.81%, 70.96%, những con số cực kỳ ấn tượng. Năm 2012 lợi nhuận có phần giảm so với năm 2011, nguyên nhân cũng như đã lý giải bên trên.
Vốn huy động và cho vay cũng tăng lên đáng kể (Trong đó dư nợ cho vay chủ yếu là VND và ở TP.HCM, trong đó doanh nghiệp vay nhiều hơn cá nhân) công thêm việc thu nhập lãi thuần tăng qua các năm từ 2009-2012 với số tuyêt đối và tương đối như sau: 655-49.62%, 906-45.87%, 2416-83.86%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng ở Eximbank ngày càng hoạt động hiệu quả và mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Riêng năm 2012, thu nhập lãi thuần là 4,902 tỷ đồng so với thu nhập lãi thuần của năm 2011 là 5,297 tỷ đồng giảm 395 tỷ đồng tương ứng 7.46%. Điều này xảy ra một phần là do các chỉ tiêu đã giải thích phía trên của năm 2012 đều giảm nhẹ so với năm 2011 (vốn huy động và cho vay tăng nhẹ), phần khác cũng là do tình hình kinh tế bất ổn cả trong và ngồi nước năm qua.
Chi phí dành cho dự phòng rủi ro tín dụng ngày càng được chú trọng hơn, điều này là phù hợp và cũng là điều kiện căn bản cần thiết để tồn tại và hoạt động hiệu quả trong giai đoạn kinh tế hiện nay, biến đổi bất thường và chứa đựng nhiều rủi ro.
Năm 2008 khó khăn làm cho nợ xấu và nợ quá hạn tăng đáng kể, để đảm bảo kinh doanh an tồn, dự phịng RRTD tăng mạnh, năm 2009, khủng hoảng được khắc phục
phần nào, dự phòng RRTD của năm 2009 giảm so với năm 2008 cũng là điều dễ hiểu. Năm 2010-2011, dự phịng RRTD tăng lên để thích nghi với tình hình kinh tế biến động khó khăn những năm gần đây. Năm 2012 dư nợ cũng như nợ xấu giảm nhẹ kéo theo dự phịng RRTD cũng giảm đơi chút.
Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp và nằm trong mức cho phép. Từ năm 2008-2009, hai tỷ lệ này giảm dần. Trong 2 năm gần đây có phần tăng lên, nhưng vẫm nằm trong tầm kiểm soát và phù hợp với các mức quy định của NHNN.
Các hệ số ROA, ROE, CAR đều nằm ở mức ổn. Riêng trong năm 2010: tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lãi suất diễn biến phức tạp các chỉ tiêu ROE, ROA, CAR đều giảm nhưng vẫn thuộc nhóm mức độ cao.