5. Kết cấu của đề tài
2.2 Thực trạng chất lƣợng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần
2.2.1 Chính sách tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất
Khẩu Việt Nam [5, tr.33]
Chính sách TD nói chung và chính sách TDCN nói riêng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng (trong đó có cả tín dụng cá nhân) của mỗi Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EximBank) nói riêng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp TD, quản lý khoản TD, danh mục TD, phân cấp thẩm quyền...
Bước phát triển chính sách tín dụng cá nhân của EximBank là q trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với nhu cầu của khách hàng cá nhân, với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thơng lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến... Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng cá nhân đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng cá nhân, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm sốt rủi ro. Có thể tựu trung lại, năm mặt nổi bật trong chính sách tín dụng cá nhân của EximBank trong 20 năm qua như sau:
- Một là, tổ chức bộ máy tín dụng cá nhân của EximBank ngày càng chuyên nghiệp
nội bộ và hình thành 3 bộ phận với chức năng riêng biệt FO, MO, BO. EximBank đã chuyển đổi mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng cá nhân trong tồn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phịng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (phòng quản lý và xử lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ). Nhờ đó, q trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.
- Hai là, xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng rõ ràng,
khá đồng bộ, bao gồm:
Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách TDCN khung và kế hoạch phát triển TDCN đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, Chiến lược phát triển EximBank đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch TDCN hàng năm.
Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyêt định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy định miễn, giảm lãi...
Các quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích đảm bảo nợ vay, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống KOREBANK.
Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, cịn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.
- Ba là, quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng,
thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong q trình thực hiện.
Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau.
Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên
cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
- Bốn là, chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và
đảm bảo kiểm soát rủi ro.
Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng cá nhân, theo đó khơng chỉ dừng lại ở khối khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo mà EximBank cịn mở rộng cấp tín dụng hỗ trợ tín chấp cho các cá nhân có nhu cầu. Ngồi ra, EximBank cịn hướng đến các đối tượng chủ thể hộ gia đình, tiểu thương thay vì chỉ cấp tín dụng cho các cá nhân cụ thể như trước đây.
Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ưu đãi với các khách hàng chiến lược, lâu năm mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của EximBank.
Phát triển các sản phẩm TDCN đa dạng, phong phú về phương thức, kỳ hạn..., có tính chun biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thấu chi, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm... Tuy nhiên, nhu cầu phục vụ vụ đời sống như mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà ở, xe hơi và kinh doanh cá thể vẫn là mục tiêu hướng tới khơng chỉ của EximBank mà cịn của các NHTM khác.
Các rủi ro được kiểm sốt trong q trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thơng qua q trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm sốt tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo mơi trường kinh tế và các giới hạn được EximBank thiết lập.
‾ Năm là, chính sách tín dụng đảm bảo tăng trưởng TDCN hiệu quả và bền vững.
Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng cá nhân linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khách hàng có năng lực tài chính mạnh đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
Nhờ đó, quy mơ TDCN của EximBank tăng bình qn hàng năm khoảng 30% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của KHCN, góp phần quan trọng vào cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay.... được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng cá nhân được nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp.