Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83)

5. Kết cấu của đề tài

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân

3.2.1.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đưa ra kết quả là có chấp nhận cho khách hàng vay hay không. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin.

 Thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn người xin vay, sổ sách của ngân hàng, các nguồn thu thập từ các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, từ các cơ quan cung ứng thơng tin…. Hiện nay có nhiều nguồn thơng tin với độ chính xác lẫn lộn nhau, vì vậy mà việc chọn lựa nguồn thông tin nào là chính xác là rất khó. Để khắc phục hạn chế trên, ngân hàng cần tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để họ an tâm, không ngại cung cấp thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ và cập nhật nguồn thông tin khách hàng cũ và mới liên tục là cần thiết, có như thế ngân hàng sẽ có được một kho dữ liệu tức thời và không lỗi thời.

 Phân tích thơng tin tín dụng

Khi có được các thơng tin cần thiết thì việc lựa chọn khách hàng là rất quan trọng. Trong quan hệ tín dụng, cả ngân hàng và khách hàng đều là đối tượng chọn lựạ và được chọn lựa. Xét về lợi ích từ phía ngân hàng: Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Và để không mắc phải một trong hai sai lầm: cho vay khách hàng không tốt và từ chối khách hàng tốt thì khi lựa chọn khách hàng, Eximbank cần chú trọng kỹ các thông tin liên quan hiện có cũng như xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác qua nhiều năm để có cơ sở đánh giá mức độ, uy tín của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có thể chọn được khách hàng có nguồn thu nhập hiệu quả, ổn định, có uy tín và sẵn lịng trả nợ đúng hạn.

Nâng cao vai trị của cơng tác thanh tra, kiểm sốt là cơng việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng, nhất là tín dụng cá nhân ln chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó Eximbank cần có chính sách ưu đãi thích hợp cũng như tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, bổ sung nguồn lực, nâng cao vai trị và quyền hạn của kiểm tra kiểm sốt nội bộ. Bên cạnh đó, chức năng quản lý rủi ro tín dụng của Hội sở khơng chỉ dừng lại ở việc xét cấp tín dụng đối với những khoản vay nằm ngồi quy định mà cịn là chức năng tái xét lại các khoản tín dụng dài hạn và phối hợp với các chi nhánh trong việc giải quyết nợ quá hạn.

3.2.1.5 Xử lý tốt các khoản nợ quá hạn

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó địi đang tồn đọng là điều rất quan trọng.

Trước tiên, Eximbank cần chú trọng hơn nữa việc phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó địi để tìm hiểu rõ ngun nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khơng có khả năng thu hồi mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về khả năng phát mại tài sản đã tạo thuận lợi, tăng tính chủ động rất lớn trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố cho ngân hàng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp phát mại tài sản không chỉ riêng các ngân hàng khác mà Eximbank cũng thường gặp khó khăn do số tiền phát mại thường nhỏ hơn vốn cần phải thu hồi, thời gian phát mãi dài, nhiều chi phí phát sinh, thậm chí là không phát mãi được, trong những trường hợp này, ngân hàng nên:

 Hoặc dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền.

 Dùng tài sản đó làm vốn góp kinh doanh.

 Dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản mượn nợ của ngân hàng.

Xử lý nợ q hạn là một bài tốn khó của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua, Eximbank và các ngân hàng thương mai khác tập trung chạy đua tăng trưởng dư nợ tín dụng và cịn xem nhẹ cơng tác thu hồi nợ chủ yêu vẫn dùng các biện pháp, khoanh nợ, gia hạn nợ…. Đây chính là nguyên nhân khiến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng đáng kể và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để giảm thấp nợ quá hạn trong thời gian tới, không chỉ riêng Eximbank nên chú trọng hơn nữa và có biện pháp tích cực để thu hồi nợ về, cụ thể như việc lập ra một bộ phận riêng biêt, chuyên theo dõi,

đôn đốc và xử lý nợ quá hạn, liên hệ với cơ quan thi hành án các quận huyện, liên hệ trung tâm đấu giá, công ty môi giới bất động sản về tài sản phát mãi…. Bên cạnh đó như đã đề cập, để hạn chế nợ quá hạn mới tiếp tục phát sinh Eximbank cần có biện pháp thẩm định và giám sát các món vay chặt chẽ hơn, phát hiện sớm những dấu hiệu chủ yếu của nợ quá hạn như:

 Tài khoản chi lương qua ngân hàng giảm sút.

 Tiền lãi, gốc khơng trả đều đặn thậm chí có tình trạng nợ lãi, gốc.

 Số dư trên tài khoản tiền gửi, thanh toán ở ngân hàng giảm sút, xuất hiện tình trạng thấu chi, nợ thẻ.

 Không nhận điện thoại hoặc từ chối khi nhân viên ngân hàng đến kiểm tra…

3.2.2 Giải pháp đối với khách hàng

3.2.2.1 Khách hàng cần cung cấp những thơng tin chính xác cho ngân hàng

Đa số khách hàng đi vay thường cho rằng ngân hàng còn nhiều thủ tục rắc rối, làm mất thời gian và giảm nhu cầu sử dụng vốn của họ. Nhưng bản thân khách hàng thường mắc phải môt số lỗi ảnh hưởng tới quyết định của ngân hàng:

 Khách hàng không muốn cung cấp đầy đủ thông tin do sợ cung cấp nhiều sẽ để lộ những yếu điểm của họ.

 Khàch hàng thường cung cấp những thông tin khơng hồn chính xác do muốn giữ kín nguồn thu nhập và tài sản. Đây chính là tính cách vốn có của người Việt Nam. Điều này khiến ngân hàng khơng thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác nếu dựa vào những thơng tin mà khách hàng cung cấp.

 Số tiền vay và thời gian xin vay không đúng với nhu cầu thực tế của khách hàng. Khi vay vốn trung và dài hạn, khách hàng thường phải trả lãi suất cao hơn ngắn hạn. Do vậy mặc dù muốn vay trung và dài hạn nhưng khách hàng lại vay ngắn hạn, đến thời hạn trả nợ ngắn hạn thì lại làm đơn xin gia hạn nợ. Nếu khoản vay đó khơng gia hạn được, khách hàng không trả được nợ, làm gia tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận của ngân hàng, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng, uy tín của khách hàng.

Để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn của tồn bộ nền kinh tế thì chỉ có sự nỗ lực cố gắng của tồn bộ hệ thống Ngân hàng thương mại là chưa đủ, mà phải có sự nỗ lực chung tay hợp tác từ những đối tác cịn lại, đó là khách hàng. Vì vậy, các cá nhân cần phải đổi mới tư duy, khắc phục những nhận thức sai lầm trên để có

thể tự khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, giúp đỡ hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân.

3.2.2.2 Đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn đúng mục đích

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu, thị hiếu sử dụng vốn của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Không chỉ ngân hàng cần khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích mà khách hàng cũng cần tuân thủ cam kết đã ký với ngân hàng. Tuy nhiên, có những phát sinh không lường trước được khiến cho việc sử dụng vốn bị chệch hướng, vốn được dùng cho mục đích khác, dẫn đến việc thiếu vốn cho nhu cầu của mình, ảnh hưởng đến uy tín của chính khách hàng, đồng thời nguồn bảo đảm cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy khách hàng cần phải lên kế hoạch, xác định được nhu cầu vốn thực sự của mình để đảm bảo tiến độ cũng như kết quả đạt được đúng như dự tính ban đầu và báo ngay cho ngân hàng khi có sự thay đổi chính đáng khơng biết trước.

3.2.3 Giải pháp bổ trợ

3.1.3.1 Chính sách huy động vốn

Để tạo nguồn vốn dồi dào cho hoạt động tín dụng cá nhân thì hoạt động huy động vốn cá nhân cũng được chú trọng, trong thời gian tới, Eximbank Việt nam cần thực thi các giải pháp sau:

 Đưa ra thị trường các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, hợp lý, chương trình ưu đãi nhiều tiện ích để thu hút nguồn vốn lớn, ổn định này.

 Tạo sự tin tưởng, gắn bó và nâng cao hiểu biết của dân đối với Eximbank thơng qua tun truyền, quảng cáo, tư vấn góp ý trung thực, chân thành cho dân cũng như tích cực tham gia các hoạt động xã hội,…

 Quan tâm, chăm sóc khách hàng; tặng quà nhân các ngày lễ lớn, sinh nhật; lắng nghe góp ý, phản hồi của khách hàng. Luôn lấy phương châm “Khách hàng là thượng đế” để phục vụ họ nhưng khơng có nghĩa là đáp ứng một cách thái quá những yêu cầu , đòi hỏi bất hợp lý của khách hàng.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ, đào tạo cán bộ ngân hàng có thái độ hịa nhã, văn minh, tơn trọng khách hàng và xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.

3.1.3.2 Biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro

Ngồi việc phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay vốn, ngân hàng cần có một số biện pháp sau:

 Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng: Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Song ở đây khơng có cách gì loại trừ rủi ro tín dụng hồn tồn mà phải quản lý cẩn thận. Đứng trước quyết định cho vay, ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro.

 Không nên tập trung vốn vay vào một khách hàng, hoặc môt lĩnh vực đầu tư, phải đa dạng hóa loại hình cho vay và đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư.

 Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ có liên quan đến việc xây dựng chính sách tín dụng. Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư vốn.

 Thực hiện các quy định về an tồn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của NHNN. Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Cho vay một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ % trên vốn chủ sở hữu.

3.1.3.3 Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng.

Việc trích lập dự phịng trong bối cảnh nợ xấu toàn hệ thống rất lớn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp thiết cần thực hiện, mặc dù nó khiến cho các tổ chức tín dụng hết lãi và thậm chí thua lỗ. Tuy nhiên, đây chính là biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bình thường. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng và cả Eximbank thường né trích lập dự phịng rủi ro hoặc trích ít, trích thiếu bằng cách che đậy nợ xấu trong khi tỷ lệ trích lập DPRR theo quy định của NHNN còn khá thấp, chưa tương xứng với mức độ rủi ro của món vay. Trích ít, trích thiếu là nguyên nhân khiến nợ xấu gia đáng kể trong thời gian qua và dần dần sẽ vượt quá sức chịu đựng thanh khoản của ngân hàng. Vì vậy Eximbank cần trích lập tối đa DPRR, tạo nguồn để xử lý nợ xấu bằng DPRR, đồng thời xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận năm 2014 ở mức hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu trong năm 2013 và hoàn nhập các khoản DPRR trên.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản bao gồm các giải pháp trước mắt và các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Eximbank Việt Nam.

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng cá nhân tại

3.3.1 Đối với Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhận Khẩu Việt Nam

Eximbank nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề tín dụng, để cho các cán bộ tín dụng có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, cơng tác và nâng cao trình độ của mình. Mặc dù Eximbank Việt Nam rất quan tâm đến việc tuyển lựa và đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Song điều bất cập xảy ra là các cán bộ đa số trẻ, được đào tạo cơ bản nhanh nhạy với cơ chế thị trường có ngoại ngữ, tin học nhưng lại thiếu thực tế, chưa được thử thách tơi luyện, do vậy việc đưa ra quyết định tín dụng vẫn cịn nhiều sai sót. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải xác định vai trị trách nhiệm, vị trí của đội ngũ cán bộ tín dụng thật đúng mức và không quên đảm bảo quyền lợi tương xứng cho họ. Điều này chắc chắn sẽ hạn chế được các rủi ro khơng đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng gây ra.

Trong điều kiện vốn tự có cịn yếu, khơng chỉ riêng Eximbank mà cịn là vấn đề của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, chưa dám áp dụng nhiều loại tín dụng cá nhân trung và dài hạn vì mức độ rủi ro tín dụng cá nhân trung và dài hạn là rất cao. Vì vậy, chính sách Eximbank khơng chỉ tập trung tín dụng ngắn hạn sao cho có chất lượng cao nhất mà cịn phải đào sâu nghiên cứu các hình thức cho vay trung và dài hạn. Điều này địi hỏi trình độ thẩm định, kiểm sốt của cán bộ tín dụng phải được nâng lên mơt cách đáng kể.

Hơn nữa, thực tế cho thấy KHCN vay vốn của Eximank là rất lành mạnh. Ngân hàng nên mở rộng doanh số cho vay đối với thành phần này. Ngân hàng cũng nên có chính sách ưu đãi về lãi suất hoặc có thưởng với những khách hàng truyền thống và có những món vay lành mạnh.

Về tài sản thế chấp Eximbank cần phải cẩn trọng, lưu tâm trong công tác định giá TSTC, phải có sự phân tích thị trường mua bán tài sản đó và xu hướng của nó trong tương lai. Bên cạnh đó, ngân hàng cần định giá lại TSTC thường xuyên trong quá trình cho vay.

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng việc quản lý các khoản tín dụng đang lưu hành còn hạn chế nên Eximbank còn mắc phải rủi ro đạo đức từ phía khách hàng rất nhiều. Ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn với những nguồn trả nợ chính của khách hàng. Ban kiểm sốt cần tích cực xuống đơn vị hơn nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu mà cán bộ tín dụng chưa thẩm định được.

Mặc dù Eximbank đang đẩy mạnh công tác xử lý nợ và tăng cường vai trị của kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Song cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho khách hàng muốn tiếp cận vốn, mất thời gian, gia tăng chi phí, thiếu nhân lực… Vì vậy, Eximbank cần phải linh hoạt trong chính sách, khơng nên q cứng nhắc trong việc cấp tín dụng, thống nhất hoạt động giữa phịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83)