1.4. Hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới – Bài học cho Việt Nam
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, tự do hóa và hội nhập tài chính đã trở thành một bộ phận chủ yếu, ảnh hưởng chi phối đến q trình phát triển kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Hoạt động ngân hàng tại mỗi nước đang ngày càng tự do hơn, môi trường kinh doanh ngân hàng mang tính cạnh tranh ngày càng cao và phức
tạp. Thách thức lớn nhất của quá trình cải cách và mở cửa là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để đảm bảo thành công các thương vụ M&A nói chung và M&A ngành ngân hàng nói riêng, việc đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn của các thương vụ M&A là cần thiết:
- Cần có thơng tin và kinh nghiệm cần thiết để nhận diện bên mua tiềm năng, bên bán cần thực hiện nhận diện một cách cụ thể bên mua tiềm năng một cách
đầy đủ trước khi thực hiện M&A. Cần phải xác định bên mua về khả năng tài chính, kế hoạch đầu tư, có mục tiêu đầu tư cụ thể, có kinh nghiệm chun mơn, có lượng thơng tin thị trường và các phân tích cần thiết. Bên bán cần hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về động cơ và giá trị của bên mua để trợ giúp bên bán tham gia vào tiến trình giao dịch một cách tự tin và thực hiện các bước công đoạn hiệu quả nhất.
- Có một kế hoạch hợp lý cho việc sáp nhập và mua lại để tận dụng cơ hội khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ một số bên bán tiềm năng có được sự tư vấn từ
đầu, khơng ít bên bán trước khi đi tới quyết định về giao dịch, tập trung củng cố ngân hàng với mong muốn tài sản hay vốn ngân hàng được mua với giá cao hơn và giao dịch đươc thực hiện thuận lợi. Điều này là cần thiết để hướng ngân hàng tới một vị thế giá trị mới. Tuy nhiên, những cải thiện và thay đổi thường cần nhiều thời gian để thành công.
- Cần sử dụng đội ngũ tư vấn và có tính hợp tác để có một mức giá hợp lý cho cả bên mua và bên bán, định giá là cơ sở lý luận và điều kiện cần thiết để xúc
tiến một giao dịch tài chính. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thị trường mà ảnh hưởng của kết quả định giá có thể được xem xét ở các mức độ quan trọng khác nhau và thường có những sai lầm do định giá quá cao hoặc quá thấp. Về mặt lý thuyết, hiệu quả đạt được trong M&A là do sự tiết kiệm nhờ quy mô. Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi ngược lại điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh lại phức tạp hơn, đội ngũ cán bộ quản lý lại lớn và cồng kềnh hơn. Các bên cần thuê các nhà tư vấn chuyên nghiệp làm trung gian trong vấn đề định giá. Hai bên cũng cần có thiện chí và sự mong đợi mức giá hợp lý để có thể thực hiện thành cơng giao dịch.
- Tìm hiểu kỹ vấn đề pháp lý trước khi thực hiện giao dịch, khi tiến hành M&A, bên mua phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như các quy định của pháp luật về độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh tốn, phân chia lợi nhuận, tính tốn các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị ngân hàng ngày càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu khơng phân tích kỹ các vấn đề trên và các yếu tố pháp lý đi kèm thì nguy cơ thất bại cao. Một số nước, khi sáp nhập các ngân hàng có tổng giá trị tài sản lớn hoặc chiếm một thị phần lớn sau khi sáp nhập thì phải có sự đồng ý của chính phủ do luật về chống độc quyền. Nếu ngân hàng vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt. Do đó, các bên cần tìm hiểu kỹ các văn bản pháp lý có liên quan từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn để tránh rủi ro khi thực hiện.
- Chuẩn bị các vấn đề hậu M&A để có một thương vụ thành cơng, q trình hòa nhập hoạt động kinh doanh, các bộ phần chức năng của các bên sau khi kết thúc một thương vụ M&A có thể xảy ra một vấn đề mà hai bên cần chuẩn bị trước để mang đến hiệu quả cho một thương vụ. Các bên chưa coi trọng thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ của nhau; hoặc không chuyển giao đầy đủ kỹ năng, thế mạnh của từng bên. Việc không dung hợp giữa các nền văn hóa cơng ty đơi khi chính là nguyên nhân thất bại của nhiều cuộc sáp nhập. Các nhà quản lý bên mua thường mắc sai lầm khi tự cho mình nhiều quyền hạn hơn trong việc áp đặt sự giám sát khắt khe đối với bên bán. Các ngân hàng đi mua phải chuẩn bị tâm lý về sự khác biệt văn hóa nói riêng và các vấn đề hậu M&A đối với những thương vụ M&A có yếu nước ngoài bởi khả năng suy giảm tinh thần của các nhân viên sau M&A và mất nhiêu thời gian để hịa nhập văn hóa chung sẽ làm cho một thương vụ M&A bị thất bại.
- Cần tiếp tục nghiên cứu luật và kinh nghiệm M&A của các nước, việc
nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực – bao gồm cả những thương vụ M&A thành công và thất bại, là hết sức cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động này tại Việt Nam. Cần phải đảm bảo chắc chắn sẽ làm tăng giá trị công ty sau khi mua lại công ty hoặc ngân hàng mục tiêu. Muốn làm được điều này, ngân hàng đi
mua phải hiểu rõ văn hóa, tình hình tài chính của ngân hàng hoặc cơng ty mục tiêu. Mặt khác, kinh nghiệm về định giá của các nước trên thế giới sẽ giúp cho Việt Nam có hướng đi cho công tác này bởi định giá cao hay quá thấp, thẩm định không kỹ càng sẽ không thể phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong từng thương vụ, điều này có thể dẫn đến hoạt động M&A thất bại mà còn ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp.
Kết luận chƣơng 1
Sau khi trình bày khái quát những vấn đề lý luận về tái cấu trúc ngân hàng, hoạt động M&A NHTM; vai trò của M&A và những rào cản trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; tác giả đã điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm về hoạt động mua bán, sáp nhập cũng như nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu các mục tiêu của đề tài.
Chương 2 sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời tiếp tục đi sâu phân tích về những bất cập trong trong q trình tái cấu trúc ngân hàng để từ đó đưa ra những những kết quả đạt được và những thách thức mà hệ thống NHTM Việt Nam phải đối mặt trước làm sóng M&A dự báo là diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM