3.4. Giải pháp về phía NHTM góp phần hồn thiện hoạt động M&A NHTM
3.4.9. Học hỏi kinh nghiệm M&A trên thế giới
Trên thế giới, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã diễn ra từ rất lâu, và chứng kiến nhiều thương vụ thành cơng“ có tiếng”. Do đó, chúng ta, giống như thế hệ đi sau, rất nên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Nếu như điều kiện về thể chế chính trị, về trình độ của nền kinh tế của nước ta khác xa so với các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ hay một số cường quốc phát triển khác, thì chúng ta chỉ nên tìm hiểu và học hỏi những cái bản chất nhất và xem xem có thể áp dụng được trong môi trường của Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đối với một số nền kinh tế láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc người anh em Nga, thì ta có thể học hỏi nhiều hơn. Có thể tóm tắt các kinh nghiệm mà các Ngân hàng Việt Nam nên học hỏi các nước bạn như sau :
- Các Ngân hàng cần chủ động trong các thương vụ M&A. Bởi một giao dịch M&A cần khá nhiều thời gian, do đó các NH cần phải có sự chuẩn bị về mọi mặt, tức là cần chủ động tìm hiểu các vấn đề liên quan xung quanh một giao dịch M&A, ví dụ như là xác định loại M&A mà NH chuẩn bị thực hiện, hay việc tìm hiểu thơng tin về đối tác,…có như thế thì khi tiến trình diễn ra mới khơng bị bỡ ngỡ và khơng bị phía đối tác lợi dụng. Có thể học hỏi điều này từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi chủ động thực hiện M&A để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế đất nước chứ không thụ động ngồi chờ đến lúc gần đổ vỡ rồi mới đi tìm đối tác và xử lý hậu quả.
- Cần có một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong mỗi thương vụ M&A. Các Ngân hàng có thể có các kiến thức về M&A, tuy nhiên, những tổ chức tư vấn này, họ đã tham gia trong nhiều vụ, vì thế chắc chắn là có kinh nghiệm và nắm rõ hơn các vấn đề trong M&A.
- Quy trình định giá Doanh nghiệp. Đây là một cơng việc cực kì khó. Do đó, các NH cần phải xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn và phương pháp định giá phù hợp, cho kết quả chính xác nhất, để tránh các tổn thất có thể gặp phải trong một thương vụ M&A.
- Xây dựng chiến lược và việc phân chia quyền hạn hậu M&A. Đây là một công việc vơ cùng quan trọng, bởi vì, một giao dịch M&A tuy có thành cơng, nhưng sau đó NH khơng biết tận dụng lợi thế để có thể đề ra các kế hoạch phát triển sau này, thì rất có thể không phát triển được hơn lúc chưa thực hiện M&A, mà cịn có thể dẫn tới tình trạng rối ren, khơng thống nhất về văn hoá giữa các NH tham gia vụ giao dịch, và kết quả là NH bị sa sút.
Tất nhiên, đó là những kinh nghiệm đã được đúc kết, cịn việc áp dụng nó trong các thương vụ như thế nào thì cịn tuỳ thuộc vào độ nhạy bén của các Ngân hàng. Sự khác nhau giữa một ngân hàng thành công và một NH thất bại cũng một phần nằm ở chỗ, ai là người có khả năng biến kinh nghiệm của người khác thành cái của mình, ai có thể tận dụng nó tốt nhất khi mình gặp phải các tình huống tương tự.