Mức độ am hiểu về M&A ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76)

Đa số ý kiến (86,2%) cho rằng có sự quan tâm nhất định đến chủ trương tái cấu trúc ngân hàng của Chính Phủ.

2.4.2. Kết quả khảo sát mức độ am hiểu về M&A ngân hàng và mức độ tối ưu của M&A trong việc tái cấu trúc NHTM: M&A trong việc tái cấu trúc NHTM:

Hình 2.14. Mức độ am hiểu về M&A ngân hàng “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả” “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Khi được khảo sát từ 182 người về mức độ am hiểu trong lĩnh vực M&A, có 70,8% trên tổng số phiếu khảo sát cho rằng có am hiểu trong lĩnh vực này. Số người trong 182 phiếu đó cho rằng “M&A là hoạt động tối ưu nhất để tái cấu trúc ngân hàng” chiếm tới 64.3% đồng ý (hoàn toàn đồng ý chiếm 19,2%), hồn tồn khơng

đồng ý và không đồng ý chiếm tỷ trọng thấp. Có thể thấy, M&A là hoạt động tối ưu giúp tái cấu trúc hệ thống NHTM trong thời gian tới.

Hình 2.15. M&A là hoạt động tối ưu nhất để tái cấu trúc NHTM “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

2.4.3. Xu hướng M&A ngành ngân hàng sẽ diễn ra trong thời gian tới:

Hình 2.16. Xu hướng M&A ngành ngân hàng sẽ diễn ra trong thời gian tới “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Kết quả khảo sát 182 người là những chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tư vấn trong hoạt động M&A cho thấy, có đến 65,4% người khảo sát đánh giá cho rằng đây là “một xu hướng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới”, 37,9% cho rằng mạnh mẽ và 27,5% cho rằng rất mạnh mẽ, trong khi đó trả lời

bình thường hoặc yếu hoặc rất yếu chiếm tỷ lệ thấp. Với nhận định này cho thấy xu hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới sẽ mạnh mẽ trước yêu cầu tái cấu trúc và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

Hình 2.17. Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Theo kết quả khảo sát, phần lớn ý kiến cho rằng những động cơ chính thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng: nợ xấu tăng cao (59,4%), NHTM hiện chỉ đang phát triển theo chiều ngang (61%), Chiến lược mở rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài (54,4%) và giảm thiểu chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động (57,1%). Các động cơ cịn lại được đánh giá ít quan trọng hơn (<50%

phiếu lấy ý kiến). Như vậy, nợ xấu, chất lượng kinh doanh, việc đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngồi, chi phí hành chính là những động cơ chủ yếu để hoạt động M&A phát triển phục vụ cho việc tái cấu trúc NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 2.4.5. Kết quả khảo sát về các rào cản trong hoạt động M&A ngân hàng:

Hình 2.18. Rào cản trong hoạt động M&A ngân hàng “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Theo thống kê, môi trường pháp lý chưa hỗ trợ nhiều cho hoạt động M&A và công tác định giá ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm là hai rào cản lớn nhất trong quá trình thực hiện M&A ngân hàng tương ứng 58,2% và 57,7%. Các rào cản còn lại chiếm tỷ lệ dưới 50%. Vì vậy, hồn thiện hành lang pháp lý và nâng cao kinh nghiệm trong công tác định giá là điều kiện cần thiết để hổ trợ hoạt động M&A phát triển.

2.4.6. Thách thức khi thực hiện M&A ngân hàng:

Hình 2.19. Thách thức khi thực hiện M&A ngân hàng “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Cũng giống như những hoạt động kinh tế khác, bên cạnh những động cơ và rào cản, thì chất lượng tài sản bị giảm sút do phải gánh lỗ, nợ xấu, hoặc khó khăn của đối tác sau giao dịch M&A là thách lớn nhất (chiếm 56,6% kết quả khảo sát).

2.4.7. Mức độ cộng hưởng về hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian qua:

Hình 2.20. Mức độ cộng hưởng về hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian qua “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Theo kết quả khảo sát, có 70.9% số người được hỏi nhận định rằng có cộng hưởng trong hoạt động M&A, khơng cộng hưởng và ít cộng hưởng chiếm tỷ trong thấp. Có thể thấy, ngân hàng có sự cộng hưởng rất lớn trong M&A nên các ngân hàng cần nghiên cứu những mặt tích cực và tiêu cực để thực hiện.

2.4.8. Những kết quả đạt được sau M&A ngân hàng:

Hình 2.21. Những kết quả đạt được sau M&A ngân hàng “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Trong mọi hoạt động kinh tế, điều mà các nhà đầu tư cũng như các chủ doanh nghiệp ln kỳ vọng là họ sẽ được gì sau mỗi thương vụ. Theo khảo sát, đại đa số các ý kiến cho rằng M&A mang lại hai lợi ích chủ yếu đó là tăng quy mô vốn

Kết luận chƣơng 2.

Ngành ngân hàng Việt Nam từ sau gia nhập vào WTO đã phát triển nhanh về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng đã bộc lộ nhiều bất cập như nợ xấu ngày càng tăng cao, các chỉ số an tồn vốn có xu hướng giảm, lợi nhuận toàn ngành giảm mạnh, hiệu quả thấp, cạnh tranh không lành mạnh, độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao…chính vì vậy việc tái cấu trúc ngân hàng thơng qua hoạt động M&A là cấp thiết.

Chương 2 cũng đã phân tích được một số thương vụ M&A tiêu biểu trong ngành ngân hàng từ khi Thơng tư 04 của NHNN ra đời, để từ đó nêu bật được những kết quả đạt được cũng như những thách thức nhằm khái quát hóa những tồn tại trong hoạt động M&A.

Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của cấp quản trị các NHTM và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để làm cơ sở cho các giải pháp góp phần hồn thiện hơn cho hoạt động M&A phục vụ cho việc tái cấu trúc NHTM Việt Nam trong chương ba.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng hoạt động tái cấu trúc các NHTM Việt Nam đến năm 2015 tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng phát triển

3.1.1. Mơi trƣờng chính trị, xã hội ổn định

Việt Nam có mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trẻ có trình độ chun mơn, đã dần thích nghi với tốc độ phát triển kinh tế cũng như những chuyển giao công nghệ mới, thể hiện qua chi phí sử dụng lao động tại Việt Nam tương đối có lợi hơn so với các nước lân cận. Đây là một trong những nền tảng thúc đẩy cho hoạt động M&A phát triển.

3.1.2. Môi trƣờng kinh doanh

 Trong 10 năm trở lại đây, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên đáng kể và tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng đã giảm đi nhiều.

 Xếp hạng trên cơ sở báo cáo "Thế giới năm 2050" của ngân hàng HSBC, Việt Nam được xếp thứ 7 trên cả Trung Quốc trong danh sách 10 quốc gia có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất.

 Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiến tới tự do hóa tài chính, mơi trường cạnh tranh gay gắt, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hệ thống NHTM. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ.

Theo đó, mơi trường kinh doanh là tiền đề tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung có cơ hội phát triển trong những năm tới.

3.1.3. Hoạt động M&A là một giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong hệ thống ngân hàng từ phía Nhà Nƣớc

Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia và các cơ quan chính sách khác.

 Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng bộc lộ nhiều yếu kém, như Ông Nguyễn Văn Bình – Nguyên Thống đốc NHNN đã nhấn mạnh : “Theo quy luật, nếu các TCTD muốn có cơ sở

vốn lớn để phát triển mạnh hơn, nhiều dịch vụ hơn thì thường phải sáp nhập, hợp nhất lại. Nhưng đó là việc tự nguyện của mỗi ngân hàng. Tất nhiên, NHNN bằng các cơng cụ khuyến khích của mình sẽ hướng các ngân hàng tới việc sáp nhập chứ NHNN không làm thay cũng như không bắt buộc ngân hàng này phải sáp nhập với ngân hàng kia”.

 Mục tiêu định hướng cụ thể của đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD,“Cơ

cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.”

 Thông qua M&A, các ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội để tăng quy mô vốn, công nghệ, năng lực quản trị điều hành, các NHTM hoạt động hiệu quả và bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Phát triển các ngân hàng sau M&A là những NHTM có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành tối ưu hơn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh với các NHTM trong và ngồi nước. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tạo cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng cung cấp, thực hiện an toàn, hiệu quả trong từng khoản dịch vụ trong điểm. Phát huy những dịch vụ mang tính chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của dân chúng. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam, mục tiêu cụ thể này rất quan trong vì cũng là một phần góp vào thành bại của hoạt động M&A ngân hàng. Chính sách rõ ràng cụ thể thì mức độ thực hiện sẽ sâu xác hơn, nhanh chóng hơn, thúc đẩy nhanh q trình hoạt động mang lại hiệu quả

trong thời gian sớm nhất.

3.1.4. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thâm nhập thị trƣờng Việt Nam qua M&A

Hiện nay, khi các rào cản hạn chế về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang dần được dỡ bỏ, cũng như những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO đang được thực hiện đầy đủ, luồng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, trong rất nhiều cách mà các nhà đầu tư sử dụng để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, hoạt động M&A vẫn được đánh giá cao hơn hết với nhiều lợi ích mà nó mang lại. Những khó khăn của họ trong việc tiếp cận thị trường được khắc phục, các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, uy tín và thương hiệu được giảm thiểu với chiến lược M&A. Vì thế, M&A được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng lựa chọn, là con đường ngắn nhất mà nhanh nhất giúp họ tiếp cận thị trường Việt Nam an toàn, hiệu quả.

3.2. Dự báo xu hƣớng M&A ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới 3.2.1. Sáp nhập giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ trong nƣớc 3.2.1. Sáp nhập giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ trong nƣớc

Thực tế cho thấy hiện nay số lượng ngân hàng trong nước quá nhiều, trong đó nhiều ngân hàng năng lực yếu kém làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, các căng thẳng về tài chính thế giới, vấn đề nợ cơng ngày càng làm lộ rõ những yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM lớn trong nước với uy tín, thương hiệu, thị phần vững chắc sẽ chủ động hỗ trợ các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém hơn trong hệ thống. Điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho các ngân hàng lớn: mở rộng quy mô vốn, địa bàn hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc nội cũng như hướng ra nước ngoài. Các NHTM nhỏ sau sáp nhập cũng có được những lợi ích riêng: những giá trị mới về quản lý tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm, giải quyết được bài tốn khó về việc thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN trong những năm tới khi hệ thống tài chính cịn nhiều khó khăn. Với số lượng NHTM ở Việt Nam hiện nay tương đối nhiều, cạnh

các ngân hàng giúp đỡ lẫn nhau, các NHTM lớn nâng đỡ các NHTM nhỏ hơn sẽ được các nhà quản trị ngân hàng cân nhắc và xem xét nhiều hơn trong thời gian tới đây.

Tóm lại, xu hướng M&A giữa các NHTM lớn với các NHTM nhỏ, hoạt động yếu kém sẽ phổ biến trong nhiều năm tới góp phần làm sạch hệ thống ngân hàng, hoạt động yếu kém hiện nay.

3.2.2. Sáp nhập giữa các ngân hàng cùng quy mô, cùng chiến lƣợc phát triển

Hình thức M&A ngân hàng như thế này thường được thực hiện khi thị trường tài chính phát triển ở một mức độ ổn định, các nguồn lực được khai thác triệt để. Với hình thức này, giai đoạn đầu các ngân hàng có thể giữ cổ phần chéo của nhau thơng qua góp vốn liên doanh, hợp tác liên kết trong nhiều lĩnh vực như tín dụng, các phương tiện thanh tốn, cơng nghệ máy móc, thơng tin…Giai đoạn sau, các NH sẽ tiến hành sáp nhập với nhau để hình thành các ngân hàng vững mạnh. Trên thế giới, tỷ lệ thực hiện thành công cho các thương vụ M&A ngân hàng thường không cao bởi nhiều yếu tố chi phối như xung đột văn hóa, nhân sự, khơng hịa hợp được tiếng nói chung... Do vậy, thực hiện sáp nhập giữa các ngân hàng có cùng quy mơ khơng hẳn là sáp nhập các ngân hàng yếu với nhau bởi sự kết hợp này có thể làm cho thương vụ M&A thất bại.

3.2.3. Các ngân hàng nhỏ, quản trị yếu sẽ bị sáp nhập là điều tất yếu

NHNN cho rằng, trong khoảng 3-5 năm tới sức ép cạnh tranh là một trong những thách thức hàng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Thêm nữa, để đảm bảo an tồn cho hệ thống tài chính hiện nay, Chính phủ và NHNN ngày càng yêu cầu cao hơn về hoạt động, tiềm lực tài chính của các NHTM:

 Lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM sẽ vẫn tiếp tục tăng. NHNN đang dự thảo Nghị định trình chính phủ về lộ trình tăng vốn điều lệ của các NHTM từ năm 2012 phải đạt 5.000 tỷ và đến năm 2015 là 10.000 tỷ đồng. Vấn đề này đang đặt ra thách thức đối với các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ.

3.2.4. Sáp nhập hình thành nên các tập đồn tài chính ngân hàng

Q trình quốc tế hóa thị trường tài chính Việt Nam địi hỏi cần phải có những tập đồn tài chính lớn mạnh đủ sức cạnh tranh và hội nhập với sân chơi toàn cầu. Xu hướng này ngày càng rõ nét với sự ra đời của hàng loạt công ty con của các ngân hàng. Vấn đề đặt ra là các ngân hàng này sẽ tiến tới hình thành tập đồn tài chính bằng cách nào khi đối mặt với vấn đề về nhân lực và vật lực. Với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khốn thì M&A trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính sẽ sử dụng M&A nhiều hơn trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)