Những thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 74)

2.3. Thực trạng về M&A NHTM Việt Nam

2.3.3.3. Những thách thức

Rõ ràng, đối với các ngân hàng M&A sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới, làm thay đổi cơ cấu sở hữu, khả năng kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mơ kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận, ngân hàng sẽ phải đối mặt với những khó khăn khơng nhỏ, cả trong và sau quá trình M&A.

Tổng tài sản tăng nhƣng chất lƣợng tài sản sau M&A lại giảm do các khoản lỗ và nợ xấu tăng

Trong trường hợp một ngân hàng phải sáp nhập với một ngân hàng yếu và tỷ lệ nợ xấu cao, mặc dù tổng tài sản có tăng lên nhưng nếu chất lượng tài sản sau M&A khơng đảm bảo thì khó có thể nói rằng việc tích hợp giữa hai bên sẽ mang lại cho ngân hàng mới lợi thế cạnh tranh hơn, hoặc ngang ngửa so với những ngân hàng đang có khối lượng tài sản tương đương. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả

kinh doanh, đến thương hiệu, vị thế của ngân hàng và sau đó là đến thu nhập của từng người lao động. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với việc sáp nhập Habubank, SHB phải xử lý khoản lỗ nghìn tỷ và hàng tỷ đồng nợ xấu. Sau khi sáp nhập với Habubank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng của SHB lỗ 1.105 tỷ đồng, trong khi 6 tháng (thời điểm trước sáp nhập) ngân hàng này lãi hơn 600 tỷ đồng. Nợ xấu của SHB ở thời điểm 30/09/2012 đạt hơn 6.200 tỷ đồng, chiếm 13,23% tổng dư nợ, trong khi đầu năm trước khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của SHB chỉ ở mức 2,23%.

Ảnh hƣởng tới niềm tin của khách hàng

Mặc dù một số khách hàng cho rằng, sáp nhập, hợp nhất sẽ tạo ra một hệ thống NHTM với diện mạo mới hơn, an toàn hơn và lành mạnh hơn nhờ sự gia tăng về quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhưng cũng có khơng ít khách hàng cho rằng sau khi hợp nhất sáp nhập sẽ có sự thay đổi trong chính sách đãi ngộ khách hàng hay hồi nghi về hiệu quả hoạt động ngân hàng sau sáp nhập. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lượng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Đây tiếp tục là một rào cản không nhỏ khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập. Ngoài nguyên nhân khách quan do tâm lý khách hàng, sự cắt giảm nhân sự cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất về khách hàng trong quá trình M&A. Khi một nhân viên rời khỏi ngân hàng sẽ dẫn đến một phần những khách hàng thân thiết của nhân viên đó cũng chuyển sang dùng dịch vụ của ngân hàng khác. Việc lấy lại lòng tin của khách hàng hiện hữu cũng như thu hút khách hàng tiềm năng là một thách thức không nhỏ đối với ngân hàng hậu sáp nhập.

Khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ thông tin

Hệ thống ngân hàng lõi là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau, như T24, I-flex, TCBS… Khi 2 ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống

CNTT là một vấn đề cần lưu tâm khi các ngân hàng sử dụng core khác nhau. Các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới, cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc… Do đó, trong khoảng thời gian đầu sáp nhập, hệ thống khách hàng hiện hữu của ngân hàng bị sáp nhập sẽ vẫn được quản lý dưới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng rẽ.

Bất ổn về nhân sự

Nguồn nhân lực có chất lượng là tài sản quý giá của ngân hàng và các nhà quản trị công ty. Nhưng những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân đội ngũ nhân sự trước, trong và sau khi sáp nhập sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Chắc chắn những vị trí trùng lặp sẽ được giản lược, đặc biệt những vị trí lãnh đạo cao nhất ở các vị trí sẽ chỉ cịn một. Ngồi sự xáo trộn về hệ thống nhân sự, sự khác biệt về văn hóa cơng ty và mâu thuẫn về mục tiêu, tầm nhìn của các Lãnh đạo cũng là những cản trở trong giao dịch sáp nhập và mua lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)