Giai đoạn từ năm 2004-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

2.3. Thực trạng về M&A NHTM Việt Nam

2.3.1.2. Giai đoạn từ năm 2004-2009

Giai đoạn này, nhìn chung thị trường M&A đã trầm lắng, chủ yếu là hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các NHTM nội địa để trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng đó:

Các thương vụ có yếu tố nước ngồi:

Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của đối tác nước nước ngoài

Bên mua Bên bán Tỷ lệ sở

hữu (%)

Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 10

Tập đồn tài chính Mizuho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 15

Dragon Financial Holdings Ltd Connaught Investors Ltd

Ngân hàng TMCP Á Châu 6.81

7.26 Ngân hàng Sumitomo Mitsui

Vinacapital và quỹ Mira Asset Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

15 10 Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải

(HSBC) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 20

Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) Ngân hàng TMCP Phương Đơng 20

Maybank (Malaysia)

Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) Ngân hàng TMCP An Bình

20 10

Fullerton Financial Holdings (FFH) Ngân hàng Phát triển Nhà Mê Kông 15

Commonwealth bank Ngân hàng TMCP Quốc Tế 20

Ngân hàng Societe Generale Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 15

Deutsche bank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội 20

Ngân hàng OCBC Singapore Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 15

United Overseas Bank (UOB) Ngân hàng TMCP Phương Nam 20

(Nguồn: Cafef – thông tin cập nhật đến nay)

Mục đích chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngồi trong việc góp vốn, mua cổ phần với các NHTM trong nước nhằm nâng cao lợi ích của q trình cạnh tranh và hợp tác giữa các bên: (i) các ngân hàng hoặc tập đồn tài chính nước ngồi sẽ khơng phải tốn kém mở rộng mạng lưới vì tận dụng nguồn mạng lưới sẵn có của các ngân hàng nội địa, tận dụng cơ sở vật chất trang thiết bị, nguồn nhân lực, hiểu được tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thủ tục đầu tư mua cổ phần ngân hàng Việt Nam đơn giản; (ii) các NHTM Việt Nam tận dụng được nguồn

vốn đầu tư của đối tác nước ngồi, khơng những nâng cao năng lực tài chính và cịn tiếp cận được hệ thống công nghệ hiện đại, tiếp thu được những sản phẩm dịch vụ mới, học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị điều hành của đối tác nhằm tạo được tính cơng khai, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định tầm vóc, thương hiệu trên thị trường.

Năm 2005, ANZ là ngân hàng cấp tín dụng lớn thứ ba tại Australia, đã bỏ ra 173 triệu USD để mua 10% cổ phần của Sacombank. Ngày 16/07/2008, NHNN chấp thuận cho Seabank bán cổ phần co Société Générale S.A (Pháp) với tỷ lệ 15% vốn điêu lệ. Tháng 06/2007, Deutsche bank nắm giữ 10% vốn cổ phần của Habubank. Tháng 05/2008, Overseas-Chinese banking corporation limited (OCBC), tập đồn tài chính lớn thứ ba tại Singapore đã mua 15% vốn điều lệ VP bank. Tháng 07/2008, Sumitomo Mitsui corporation (Nhật) nắm giữ 15% cổ phần của Eximbank. Tháng

03/2008, Malayan banking berhad (Malaysia) mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá 135 triệu USD. Tháng 10/2008, Ngân hàng United overseas (UOB) thành lập Singapore, đã thông báo tăng cổ phần tại Southern bank từ 10 lên 15% (15,6 triệu USD). USB đã mua 10% cổ phần đầu tiên vào tháng 01/2007. Tháng 02/2008, BNP Paribas (Pháp) mua 10% cổ phần của Orient bank.

Các thương vụ trong nước: Trong giai đoạn này, việc góp vốn, mua cổ phần

giữa các ngân hàng trong nước chủ yếu mang tính chồng chéo lẫn nhau: NH1 góp vốn vào NH2, NH2 góp vốn vào NH3…làm việc quản lý vốn từ phía NHNN trở nên gặp khó khăn, tổng số vốn thực có của các ngân hàng thấp hơn nhiều so với con số báo cáo.

Hình 2.8 . Thống kê tỷ lệ sở hữu chéo của các ngân hàng (Nguồn: www.cafef.vn – thông tin cập nhật đến nay)

Các thương vụ sở hữu chéo trong việc góp vốn, mua cổ phần giai đoạn này chia làm 2 nhóm chính: Nhóm 1, Sở hữu chéo giữa NHTM và tổ chức tài chính, sở hữu chéo của các NHTM nhà nước với các NHTM cổ phần, theo thống kê, có gần 8 NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với 4 NHTM nhà nước. Ví dụ: Vietcombank có sở hữu chéo với 4 ngân hàng, trong đó sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội; 8,2% tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam; 4,7% tại Ngân hàng Phương đông và 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn; Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại

Sacombank; 8,5% cổ phần tại VietABank...; Nhóm 2, Sở hữu chéo giữa các NHTM

cổ phần với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân, theo thống kê, có gần

40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần. Ví dụ: tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đồn Viễn thơng Qn đội sở hữu Ngân hàng TMCP Quân đội... Sở hữu chéo luôn có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và đối với bản thân mỗi chủ thể tập đoàn: (i) tích cực, sở hữu

chéo góp phần cải thiện sự hỗ trợ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tác; thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và quốc tế; góp phần nâng cao năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và ngân hàng nhỏ; hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng; (ii) tiêu cực, sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lường cho cả vi mơ lẫn vĩ mơ, nhất là khi có sự lạm dụng chức quyền nhằm mục đích phục vụ lợi ích nhóm hay che giấu hiện trạng về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan. Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia. Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng chi phối, vơ hiệu hóa các cơ chế kiểm sốt nội bộ và kiểm toán bên ngồi, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vơ hiệu hóa các giới hạn và ngun tắc an tồn tín, nguồn vốn và các dịng tiền của các ngân hàng khơng được đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành cơng ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)