Hình 2.6. ROA - ROE của một số ngân hàng đến ngày 31/12/2012
2.2. Động cơ thực hiện tái cấu trúc NHTM Việt Nam thông qua hoạt động M&A 2.2.1. Khủng hoảng tài chính thế giới 2.2.1. Khủng hoảng tài chính thế giới
Kể từ năm 1992, lạm phát phi mã đã được kiềm chế ở mức 1 con số, kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ năm 1992 - 1997. Bước sang giai đoạn 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đã đẩy nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng của các nước trong khu vực rơi vào tình trạng khó khăn, nên các nước muốn tồn tại và phát triển, buộc phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và thay đổi đáng kể về chính sách quản lý, đặc biệt là chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ.
Đối với Việt Nam, tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đến chậm hơn các nước trong khu vực, song cũng đã có tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam, thể hiện ở mức tăng trưởng GDP năm 1997 đạt mức 8,2%, thì năm 1998 giảm xuống chỉ còn 5,8%; và ở mức 4,77% vào năm 1999, đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009.
Vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung thì việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua hoạt động M&A là vấn đề cấp thiết hiện nay.
2.2.2. Nhiều bất cập trong hệ thống NHTM hiện nay
Ngoài các vấn đề bất cập trong hệ thống ngân hàng như đã trình bày bày vắn tắt ở phần thực trạng 2.1.2 làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút đáng kể, các sản phẩm, dịch vụ của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn chế, vẫn còn tập trung chủ yếu vào sản phẩm dịch vụ truyền thống là tín dụng (theo thống kê thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 54% đến 74% trong tổng thu nhập của ngân hàng).
Nếu tồn tại quá nhiều bất cập như vậy, việc tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam là điều không tránh khỏi. Vì thế, vấn đề tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng đã được Chính phủ, các bộ ban ngành, NHNN quan tâm.
2.2.3. Khung pháp lý quy định điều kiện thành lập ngân hàng mới, chi nhánh mới hiện có thắt chặt hơn trƣớc mới hiện có thắt chặt hơn trƣớc
Về vốn, thực hiện theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy
định mức vốn pháp định đối với ngân hàng, đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Về tiêu chuẩn cổ đông sáng lập, thực hiện theo Thông tư số 40/2011/TT-
NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức hoạt động của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của TCTD nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, tiêu chuẩn của cổ đông sáng lập càng gắt gao và yêu cầu cao hơn.
Về tiêu chuẩn của HĐQT và Ban Kiểm soát, thực hiện theo Nghị định số
59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 quy định về tổ chức hoạt động NHTM, tiêu chuẩn của HĐQT và Ban Kiểm soát cao hơn.
Về điều kiện thành lập chi nhánh, thực hiện theo chỉ thị số 01/CT-NHNN
ngày 31/01/2013 về việc thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả năm 2013, việc thành lập chi nhánh ngày càng khắt khe hơn.
Qua phân tích, việc thành lập ngân hàng mới hoặc mở rộng mạng lưới hiện đang là vấn đề khó khăn đối với những đối tượng có nhu cầu, vì vậy hoạt động M&A là giải pháp tốt nhất.
2.2.4. Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015
- Ngày 01/03/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015, theo tinh thần: “Khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc
tự nguyện…”
- Ngày 28/03/2013, Trưởng ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015 ban hành Quyết định số 45/QĐ-
BCĐCCTCTD về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015.
Với sự can thiệp sâu của phía Nhà nước đến tình hình tái cơ cấu của ngân hàng, các NHTM cần có các chính sách và quy trình cụ thể về hoạt động M&A để hỗ trợ Chính phủ và NHNN thực hiện tái cơ cấu theo tinh thần đã ban hành.
2.2.5. Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được một số ngân hàng trình cổ đơng trong mùa đại hội năm nay, với tỷ lệ tối đa 20%. Trong đó, theo nhiều ngân hàng, một số tổ chức đến từ Nhật Bản đang quan tâm tìm kiếm các ngân hàng Việt Nam có chiến lược phát triển và tăng trưởng tốt trong tương lai để tiến đến việc hợp tác. Đối tượng thường được họ lựa chọn là những ngân hàng có quy mơ; có định hướng chiến lược phát triển để trở thành ngân hàng hàng đầu; quan tâm đến chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đông Á đang thực hiện chiến lược tìm đối tác ngoại, nhưng q trình đàm phán, thương lượng và định giá có thể sẽ diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên, do thị trường không thuận lợi, giá cổ phiếu ngân hàng hiện rất thấp, nên Đông Á sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để đảm bảo quyền lợi cổ đông hiện hữu. Sacombank cũng xác nhận về mặt chủ trương bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, xúc tiến thủ tục và chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng tỷ lệ tối đa 20% vốn điều lệ cho đối tác nước ngồi.
Có thể nói, làn sóng gọi vốn từ cổ đơng chiến lược nước ngoài đang được các ngân hàng nội đẩy mạnh, với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, trước bối cảnh thị trường khó khăn, cổ đơng chiến lược trong nước khơng quan tâm nhiều đến cổ phiếu ngân hàng như trước, việc gọi vốn ngoại là một bước đi khả dĩ hơn.
2.3. Thực trạng về hoạt động M&A NHTM Việt Nam
2.3.1. Phân tích đánh giá hoạt động M&A ngân hàng VN trong thời gian qua 2.3.1.1. Trƣớc năm 2004
Vào những năm 1989-1993, Việt Nam có 46 ngân hàng thì 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập. Đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả: vốn điều lệ khoảng 5 - 20 tỷ đồng, nợ xấu có tỷ trọng rất lớn, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 40% - 50% tổng dư nợ cho vay. Trước tình hình đó, Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các ngân hàng TMCP Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999 và quy chế 241/1998/QĐ-NHNN5 – về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD ra đời, mở đầu bằng những thương vụ sáp nhập chuyển từ ngân hàng TMCP nông thôn lên ngân hàng TMCP đô thị.
Bảng 2.2. Một số thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1999-2004
Năm Ngân hàng nông thôn Ngân hàng ở đô thị
1997 Ngân hàng TMCP Đồng Tháp Ngân hàng TMCP Phương Nam
1999 Ngân hàng Đại Nam Ngân hàng TMCP Phương Nam
2001 Ngân hàng tứ giác Long Xuyên (An Giang) Ngân hàng TMCP Đông Á 2001 Ngân hàng Châu Phú (An Giang) Ngân hàng TMCP Phương Nam 2002 Quỹ tín dụng Đinh Cơng (Hà Nội) Ngân hàng TMCP Phương Nam 2002 Ngân hàng Thạnh Thắng (Cần Thơ) Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2003 Ngân hàng Cái Sắn (Cần Thơ) Ngân hàng TMCP Phương Nam 2003 Ngân hàng TMCP Tây Đô Ngân hàng TMCP Phương Đông 2003 Ngân hàng Nam Đô Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
2003 Ngân hàng Quế Đơ Ngân hàng TMCP Sài Gịn
2004 Ngân hàng TMCP Nông Thôn Tân Hiệp Ngân hàng TMCP Đông Á
(Nguồn: Wikipedia và website các NHTM)
2.3.1.2. Giai đoạn từ năm 2004 – 2009
Giai đoạn này, nhìn chung thị trường M&A đã trầm lắng, chủ yếu là hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các NHTM nội địa để trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng đó:
Các thương vụ có yếu tố nước ngồi:
Bảng 2.3. Thống kê tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của đối tác nước nước ngoài
Bên mua Bên bán Tỷ lệ sở
hữu (%)
Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 10
Tập đồn tài chính Mizuho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 15
Dragon Financial Holdings Ltd Connaught Investors Ltd
Ngân hàng TMCP Á Châu 6.81
7.26 Ngân hàng Sumitomo Mitsui
Vinacapital và quỹ Mira Asset Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
15 10 Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải
(HSBC) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 20
Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) Ngân hàng TMCP Phương Đông 20
Maybank (Malaysia)
Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) Ngân hàng TMCP An Bình
20 10
Fullerton Financial Holdings (FFH) Ngân hàng Phát triển Nhà Mê Kông 15
Commonwealth bank Ngân hàng TMCP Quốc Tế 20
Ngân hàng Societe Generale Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 15
Deutsche bank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Hà Nội 20
Ngân hàng OCBC Singapore Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 15
United Overseas Bank (UOB) Ngân hàng TMCP Phương Nam 20
(Nguồn: Cafef – thông tin cập nhật đến nay)
Mục đích chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngồi trong việc góp vốn, mua cổ phần với các NHTM trong nước nhằm nâng cao lợi ích của q trình cạnh tranh và hợp tác giữa các bên: (i) các ngân hàng hoặc tập đoàn tài chính nước ngồi sẽ khơng phải tốn kém mở rộng mạng lưới vì tận dụng nguồn mạng lưới sẵn có của các ngân hàng nội địa, tận dụng cơ sở vật chất trang thiết bị, nguồn nhân lực, hiểu được tập quán, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thủ tục đầu tư mua cổ phần ngân hàng Việt Nam đơn giản; (ii) các NHTM Việt Nam tận dụng được nguồn
vốn đầu tư của đối tác nước ngồi, khơng những nâng cao năng lực tài chính và cịn tiếp cận được hệ thống công nghệ hiện đại, tiếp thu được những sản phẩm dịch vụ mới, học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản trị điều hành của đối tác nhằm tạo được tính cơng khai, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời khẳng định tầm vóc, thương hiệu trên thị trường.
Năm 2005, ANZ là ngân hàng cấp tín dụng lớn thứ ba tại Australia, đã bỏ ra 173 triệu USD để mua 10% cổ phần của Sacombank. Ngày 16/07/2008, NHNN chấp thuận cho Seabank bán cổ phần co Société Générale S.A (Pháp) với tỷ lệ 15% vốn điêu lệ. Tháng 06/2007, Deutsche bank nắm giữ 10% vốn cổ phần của Habubank. Tháng 05/2008, Overseas-Chinese banking corporation limited (OCBC), tập đồn tài chính lớn thứ ba tại Singapore đã mua 15% vốn điều lệ VP bank. Tháng 07/2008, Sumitomo Mitsui corporation (Nhật) nắm giữ 15% cổ phần của Eximbank. Tháng
03/2008, Malayan banking berhad (Malaysia) mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá 135 triệu USD. Tháng 10/2008, Ngân hàng United overseas (UOB) thành lập Singapore, đã thông báo tăng cổ phần tại Southern bank từ 10 lên 15% (15,6 triệu USD). USB đã mua 10% cổ phần đầu tiên vào tháng 01/2007. Tháng 02/2008, BNP Paribas (Pháp) mua 10% cổ phần của Orient bank.
Các thương vụ trong nước: Trong giai đoạn này, việc góp vốn, mua cổ phần
giữa các ngân hàng trong nước chủ yếu mang tính chồng chéo lẫn nhau: NH1 góp vốn vào NH2, NH2 góp vốn vào NH3…làm việc quản lý vốn từ phía NHNN trở nên gặp khó khăn, tổng số vốn thực có của các ngân hàng thấp hơn nhiều so với con số báo cáo.
Hình 2.8 . Thống kê tỷ lệ sở hữu chéo của các ngân hàng (Nguồn: www.cafef.vn – thông tin cập nhật đến nay)
Các thương vụ sở hữu chéo trong việc góp vốn, mua cổ phần giai đoạn này chia làm 2 nhóm chính: Nhóm 1, Sở hữu chéo giữa NHTM và tổ chức tài chính, sở hữu chéo của các NHTM nhà nước với các NHTM cổ phần, theo thống kê, có gần 8 NHTM cổ phần có quan hệ cổ phần với 4 NHTM nhà nước. Ví dụ: Vietcombank có sở hữu chéo với 4 ngân hàng, trong đó sở hữu 11% tại Ngân hàng Quân đội; 8,2% tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam; 4,7% tại Ngân hàng Phương đông và 5,3% tại Ngân hàng Sài Gòn; Eximbank hiện sở hữu 10,6% cổ phần tại
Sacombank; 8,5% cổ phần tại VietABank...; Nhóm 2, Sở hữu chéo giữa các NHTM
cổ phần với các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước và tư nhân, theo thống kê, có gần
40 DNNN và tư nhân có sở hữu trên 5% tại các NHTM cổ phần. Ví dụ: tập đồn Điện lực Việt Nam sở hữu Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đồn Viễn thơng Qn đội sở hữu Ngân hàng TMCP Qn đội... Sở hữu chéo ln có tác động hai chiều đối với nền kinh tế và đối với bản thân mỗi chủ thể tập đồn: (i) tích cực, sở hữu
chéo góp phần cải thiện sự hỗ trợ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các đối tác; thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và quốc tế; góp phần nâng cao năng lực quản trị, tài chính, cơng nghệ, nhân sự, mở rộng quy mô, thị phần, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với DN và ngân hàng nhỏ; hình thành nên một cơ cấu sở hữu và quản trị ổn định trong các doanh nghiệp, ngân hàng; (ii) tiêu cực, sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lường cho cả vi mơ lẫn vĩ mơ, nhất là khi có sự lạm dụng chức quyền nhằm mục đích phục vụ lợi ích nhóm hay che giấu hiện trạng về tài chính của các doanh nghiệp và ngân hàng có liên quan. Việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia. Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng chi phối, vơ hiệu hóa các cơ chế kiểm sốt nội bộ và kiểm tốn bên ngồi, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vơ hiệu hóa các giới hạn và ngun tắc an tồn tín, nguồn vốn và các dịng tiền của các ngân hàng không được đánh giá đúng và giám sát chặt chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biến ngân hàng thành cơng ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân.
2.3.1.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay
Bảng 2.4. Thương vụ M&A có yếu tố nước ngồi
STT Thời gian Thương vụ
01 01/2007 Citigroup Inc mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á
02 06/2007 HSBC mua 15% cổ phần Techcombank và tăng lên 20% vào 2008 03 07/2007 Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank trị giá 225
vào 2007, nay là 20%.
05 2007 BNP Parisbas mua 15% cổ phần Oceanbank và tăng lên 20% vào 2009
06 03/2008 Maybank mua 15% cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD, giờ tăng lên 20% vào 2009
07 08/2008 France's Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank 08 07/2008 Standard Chartered Bank mua 15% cổ phần ACB
09 10/2008 United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân hàng Phương Nam trị giá 15.6 triệu USD
10 2008 OCBC của Singapore mua lại 15% cổ phần của VP Bank
11 04/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of Australia 12 03/2011 IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD
13 12/2011 Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBanh và Ficombank