Xây dựng và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện giao dịch M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96)

3.4. Giải pháp về phía NHTM góp phần hồn thiện hoạt động M&A NHTM

3.4.6. Xây dựng và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện giao dịch M&A

M&A một cách hiệu quả nhất

Nguồn nhân lực cũng cần quan tâm vì muốn M&A thành cơng thì cần thiết phải có một đội ngũ chuyên viên về luật, tài chính – ngân hàng, kiểm tốn, thẩm định giá, nhân sự…M&A mới xuất hiện ở VN nhưng diễn ra quá nhanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng , cho nên cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Hoạt động M&A là một hoạt động phức tạp nên cần phải xây dựng và bổ sung một đội ngũ nhân sự hợp lý và hiệu quả là điều kiện cần thiết. Ban thân mổi ngân hàng khi tham gia M&A có thể bổ sung nguồn nhân sự từ các phịng có chức năng trong ngân hàng bở sự am hiểu về văn hóa ngân hàng, quy trình của ngân hàng đã theo họ trong suốt từ khi hoạt động. Ngoài ra để được sự đồng thuận và ủng hộ của nhân viên ngân hàng, trước khi sáp nhập diễn ra, ban lãnh đạo công bố thông tin để toàn thể cán bộ nhân viên được biết và giải thích tận tình những khúc mắt của nhân viên để từ đó có một đội ngũ đắc lực giúp cho việc sáp nhập trở nên nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc đãi ngộ và trọng dụng công bằng hợp lý giữa nhân viên mới với nhân viên cũ sau qua trình sáp nhập là yếu tố phải quan tâm để tránh tình trạng bất mãn, chán nãn, khơng cịn nhiệt huyết cống hiến sức lao động của họ. Những vấn đề về lương, thưởng, phụ cấp, chế độ nghỉ hưu…phải thỏa đáng với sự đóng góp của tất cả các nhân viên.

Do đó, để phát triển hoạt động M&A cũng như đạt được thành công trong các giao dịch này, cần phải có đội ngũ nhân viên có năng lực, có trình độ về M&A. Có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cũng cần có chiến lược để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động M&A.

3.4.7. Minh bạch thơng tin trong q trình M&A

Vấn đề minh bạch hóa thơng tin về thương hiệu, thị phần, quản trị, báo cáo tài chính…đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động M&A, bởi nó quyết định đến việc đưa ra quyết định cuối cùng cho cả bên mua lẫn bên bán. Việc thiếu thông tin sẽ tạo ra sự do dự, kéo dài thời gian thực hiện M&A hoặc nặng hơn là thiệt hại đem lại cho cả bên mua, bên bán. Giống như các thị trường khác, sự không thành công một thương vụ có thể dẫn đến sự cản trở ở các thương vụ tiếp theo, đặc biệt là thương vụ đó bắt nguồn từ những thông tin sai sự thật. Do vậy, việc minh bạch thơng tin đóng vai trị rất quan trọng, là một phần quyết định đến sự thành bại của hoạt động M&A ngân hàng nói chung và hoạt động M&A doanh nghiệp nói riêng.

Minh bạch hóa thơng tin cịn phải thể hiện ở các chỉ tiêu khác ngoài những chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như ROA, ROE, P/E, hệ số CAR, khả năng chi trả, nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, các vấn đề thay đổi cơ cấu, tỷ lệ sở hữu của các cổ đơng trong và ngồi nước (theo những thay đổi mới nhất)…Hiện nay, còn hơn 30 ngân hàng hiện chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn tập trung và các ngân hàng này hoặc khơng công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của ngân hàng hoặc chỉ công bố một số thơng tin mang tính chất chung nhất, khơng thể đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tác do không bị áp lực bắt buộc phải công bố thông tin.

Chi tiết hơn, quy định việc công bố thông tin hoạt động mua bán và sáp nhập, nhưng nội dung quan trọng mà các chủ nợ, tổ chức, cá nhân có quan hệ dân sự – kinh doanh thương mại với ngân hàng quan tâm đã không được quy định trong thông tin công bố (như giá trị giao dịch, giá mua, thời hạn dự kiến hồn thành giao dịch…).

Theo đó, để tạo lịng tin với các đối tác đòi hỏi các ngân hàng cần minh bạch hóa thơng tin tài chính, trên các phương tiện thơng tin đại chúng và xem xét đến vấn đề niêm yết trên thị trường chứng khốn để đảm bảo tính minh bạch hóa thơng tin phục vụ cho hoạt động M&A diễn ra một cách hiệu quả nhất.

3.4.8. Bổ sung kiến thức về M&A và hậu M&A

M&A mới xuât hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 1999-2000, cho tới nay là khoảng 10 năm, cho nên còn khá mới mẻ đối với các Ngân hàng. Chính vì thế mà kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các NH cũng như các chủ thể tham gia tư vấn là khơng nhiều. Do đó, để tiến hành 1 thương vụ M&A thành cơng, ngồi các vấn đề về việc tìm đối tác, 1 điều hết sức quan trọng đó là các vấn đề, các khâu trong 1 giao dịch. Ở đây, các NH phải tìm hiểu về qui trình M&A, các cách thức định giá DN, …

Nhưng 1 thương vụ M&A thành công chưa dừng lại ở việc thuận mua vừa bán, mà vấn đề quan trọng nằm ở sau đó- Chính là hậu M&A. Theo như thống kê về tỷ lệ các giao dịch M&A sau đó thành cơng trên thế giới thì chỉ chiếm khoảng 35% - 40% số giao dịch diễn ra, bởi sau khi sáp nhập hoặc hợp nhất, doanh nghiệp mới chỉ được mở rộng hơn về qui mơ theo chiều rộng, cịn về vấn đề quản trị cũng như các vấn đề nhân lực, tận dụng lợi thế cộng hưởng thì hầu như chưa khai thác được. Do đó, các Ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu kỹ khơng trước, trong tiến trình M&A mà cịn phải nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển thời hậu M&A.

3.4.9. Học hỏi kinh nghiệm M&A trên thế giới

Trên thế giới, hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã diễn ra từ rất lâu, và chứng kiến nhiều thương vụ thành cơng“ có tiếng”. Do đó, chúng ta, giống như thế hệ đi sau, rất nên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Nếu như điều kiện về thể chế chính trị, về trình độ của nền kinh tế của nước ta khác xa so với các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ hay một số cường quốc phát triển khác, thì chúng ta chỉ nên tìm hiểu và học hỏi những cái bản chất nhất và xem xem có thể áp dụng được trong môi trường của Việt Nam hay không. Tuy nhiên, đối với một số nền kinh tế láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc người anh em Nga, thì ta có thể học hỏi nhiều hơn. Có thể tóm tắt các kinh nghiệm mà các Ngân hàng Việt Nam nên học hỏi các nước bạn như sau :

- Các Ngân hàng cần chủ động trong các thương vụ M&A. Bởi một giao dịch M&A cần khá nhiều thời gian, do đó các NH cần phải có sự chuẩn bị về mọi mặt, tức là cần chủ động tìm hiểu các vấn đề liên quan xung quanh một giao dịch M&A, ví dụ như là xác định loại M&A mà NH chuẩn bị thực hiện, hay việc tìm hiểu thơng tin về đối tác,…có như thế thì khi tiến trình diễn ra mới khơng bị bỡ ngỡ và khơng bị phía đối tác lợi dụng. Có thể học hỏi điều này từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi chủ động thực hiện M&A để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế đất nước chứ không thụ động ngồi chờ đến lúc gần đổ vỡ rồi mới đi tìm đối tác và xử lý hậu quả.

- Cần có một tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong mỗi thương vụ M&A. Các Ngân hàng có thể có các kiến thức về M&A, tuy nhiên, những tổ chức tư vấn này, họ đã tham gia trong nhiều vụ, vì thế chắc chắn là có kinh nghiệm và nắm rõ hơn các vấn đề trong M&A.

- Quy trình định giá Doanh nghiệp. Đây là một cơng việc cực kì khó. Do đó, các NH cần phải xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn và phương pháp định giá phù hợp, cho kết quả chính xác nhất, để tránh các tổn thất có thể gặp phải trong một thương vụ M&A.

- Xây dựng chiến lược và việc phân chia quyền hạn hậu M&A. Đây là một công việc vơ cùng quan trọng, bởi vì, một giao dịch M&A tuy có thành cơng, nhưng sau đó NH khơng biết tận dụng lợi thế để có thể đề ra các kế hoạch phát triển sau này, thì rất có thể khơng phát triển được hơn lúc chưa thực hiện M&A, mà cịn có thể dẫn tới tình trạng rối ren, khơng thống nhất về văn hoá giữa các NH tham gia vụ giao dịch, và kết quả là NH bị sa sút.

Tất nhiên, đó là những kinh nghiệm đã được đúc kết, cịn việc áp dụng nó trong các thương vụ như thế nào thì cịn tuỳ thuộc vào độ nhạy bén của các Ngân hàng. Sự khác nhau giữa một ngân hàng thành công và một NH thất bại cũng một phần nằm ở chỗ, ai là người có khả năng biến kinh nghiệm của người khác thành cái của mình, ai có thể tận dụng nó tốt nhất khi mình gặp phải các tình huống tương tự.

3.5. Kết quả khảo sát từ phía Ngân hàng thúc đẩy hoạt động M&A phục vụ cho việc tái cấu trúc các NHTM Việt Nam cho việc tái cấu trúc các NHTM Việt Nam

3.5.1. Giải pháp hồn thiện hoạt động M&A về phía NHNN

Hình 3.1. Giải pháp hồn thiện hoạt động M&A về phía NHNN “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Theo như khảo sát ở trên, trên phương diện là NHNN, những giải pháp nhận được nhiều sự đồng tình nhất đó là “Khung pháp lý phục vụ cho hoạt động M&A

ngân hàng cần hoàn thiện hơn nhằm kiểm sốt những khó khăn trong tiến trình thực hiện” và “Bổ sung kiến thức về M&A và hậu M&A”. Hai giải pháp này được

đa số các ý kiến đồng ý. Theo số thống kê ở nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đồng tình của 182 người được hỏi lần lượt là 62.7% và 56.6%. Một tỷ lệ khá thuyết phục. Như chúng ta thấy, hoạt động M&A còn quá nhiều các thủ tục rườm rà tạo ra những rào cản lớn trong tiến trình thực hiện. Chính vì thế các nhà đầu tư cũng sẽ e ngại trước mỗi thương vụ M&A nếu khung pháp lý không rõ ràng.

Trong số các giải pháp cụ thể mà tác giả đã đưa ra thì nhận định ít được đồng tình nhất là “Thành lập cơ quan nhà nước quản lý hoạt động M&A” với 28.6% số người đồng ý. Đại đa số cho rằng khơng cần phải có một cơ quan nhà nước quản lý hoạt động M&A..

3.5.2. Giải pháp hồn thiện hoạt động M&A về phía NHTM

Hình 3.2. Giải pháp hồn thiện hoạt động M&A về phía NHTM “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Trong 182 người được phỏng vấn, khi được hỏi về các giải pháp để hồn thiện hoạt động của M&A trong NHTM thì đại đa số các lựa chọn nghiêng về giải pháp “Lựa chọn đối tác chiến lược M&A” với 56.6% số người đồng ý, vì khi chọn được đối tác phù hợp thì khả năng mang lại hiệu quả kinh tế và có thể hợp tác cùng phát triển là thành cơng bước đầu khi thực hiện M&A.

Bên cạnh đó cũng có một số các giải pháp khác được đưa ra nhưng chưa nhận được nhiều sự đồng tình từ những người được phỏng vấn đó là “Nhận thức về

hoạt động M&A cần được nâng cao”, “Xây dựng và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện giao dịch M&A một cách hiệu quả nhất”, “Bổ sung kiến thức về M&A và hậu M&A” và “Học hỏi kinh nghiệm M&A trên thế giới”. Những giải pháp này chỉ nhận được một tỷ lệ nhất trí rất thấp, khoảng dưới 30%. Vì vậy, để hồn thiện tốt các dự án M&A của mình, các ngân hàng nên xem xét đến đối tác thực hiện trong chiến lược của mình cịn các yếu tố khác cũng cần xem xét để tạo ra một thương vụ M&A hoàn hảo.

3.5.3. Giải pháp quan trọng nhất để hoàn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động M&A phục vụ cho việc tái cấu trúc ngân hàng

Hình 3.3. Giải pháp hồn thiện khung pháp lý “Nguồn: khảo sát và tính tốn của tác giả”

Với mục đích nhằm tìm ra giải pháp hồn thiện hệ thống pháp lý cho M&A, tác giả đã nghiên cứu và tìm ra một số các giải pháp tiêu biểu và cũng nhận được đa số các ý kiến đồng tình từ những người được khảo sát. Giải pháp được đa số các ý kiến tán thành là “Khung pháp lý cần có thêm quy định ràng buộc các ngân hàng phải thực hiện M&A dựa trên các tiêu chí tài chính khơng đảm bảo” với tỷ lệ số

người đồng ý khá cao chiếm 52%. Hai ý kiến khác cũng được đa số mọi người tán thành đó là “Luật các TCTD cần bổ sung thêm các nội dung liên quan đến M&A” và “Văn bản pháp lý về M&A cần đa dạng hóa loại hình (ngân hàng – ngân hàng

hoặc tổ chức tài chính khác)” chiếm tỷ lệ lần lượt 29% và 32.5 %. Nhận định không

được quan tâm nhất là “M&A cần có khái niệm cụ thể ở các văn bản Luật Việt Nam theo quy chuẩn chung của thế giới” với tỷ lệ số người không tán thành lên tới 48%.

Kết luận chƣơng 3

Nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý thơng thống, cơng bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu góp phần đáng kể vào mục tiêu hoạt động M&A ngành ngân hàng Việt Nam, giúp hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung khắc phục những khó khăn trước mắt để có sự phát triển bền vững trong tương lai.

Trên cơ sở thực trạng về hoạt động M&A đã phân tích ở chương 2, chương 3 đã trình bày định hướng hoạt động tái cấu trúc các NHTM Việt Nam đến năm 2015 cũng như các dự báo về hoạt động M&A trong thời gian tới để có những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động này phục vụ cho việc tái cấu trúc NHTM Việt Nam. Giảm pháp được chia làm các nhóm (i): nhóm giải pháp về phía NHNN, nâng cao vai trị của NHNN Việt Nam trong việc quản lý và định hướng hoạt động M&A; hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A nhằm kiểm sốt những khó khăn trong tiến trình thực hiện; thành lập cơ quan nhà nước quản lý hoạt động M&A; (ii) nhóm giải pháp về phía NHTM, nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng; nhận thức của

NHTM về hoạt động M&A cần được nâng cao; xây dựng mục tiêu cũng như chiến lược, quy trình, thủ tục thực hiện liên quan đến hoạt động M&A; phối hợp với các Luật sư, công ty tư vấn trong hoạt động M&A; lựa chọn thời điểm giao dịch M&A phù hợp; lựa chọn đối tác trong chiến lược M&A; xây dựng và bổ sung nguồn nhân lực phù hợp để thực hiện giao dịch M&A một cách hiệu quả nhất; minh bạch thông tin trong quá trình M&A; bổ sung kiến thức về M&A và hậu M&A; học hỏi kinh nghiệm M&A trên thế giới.

Những giải pháp đã nêu đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ và theo một lộ trình xác định. Điều quan trọng hơn cả là bản thân mỗi ngân hàng phải đánh giá đúng thực lực của mình, nhìn nhận một cách tồn diện những cơ hội và thách thức, hoạch định cho mình một hướng đi tương thích dựa trên những năng lực của bản thân để tạo ra một mơi trường cạnh tranh bình đẳng, ít rủi ro trong điều kiện hội nhập.

Trước những thách thức và cơ hội mới khi nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi cùng q trình tồn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng, các NHTM Việt Nam cần phải xác định chiến lược phát triển dài hạn nhằm nắm bắt những cơ hội tốt nhất để gia tăng giá trị của mình trong tương lai mà hoạt động mua bán, sáp nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)