Một số thông tin cơ bản của SCB, FCB và TNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 59)

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu SCB Ficombank Tinnghiabank

1 Tiền mặt 1.115 289 3.502

2 Tiền gửi tại NHNN 448 344 650

3 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 5.188 2.192 3.271 4 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 7.906 1.322 3.271

5 Các cơng cụ tài chính phái sinh 387 47 -

6 Cho vay khách hàng 42.171 3.256 24.677

7 Dự phòng rủi ro 1.504 26 323

8 Góp vốn đầu tư dài hạn 519 3 25

9 Tài sản cố định 1.427 332 298

10 Tài sản có khác 19.924 9.344 24.218

Tổng tài sản 77.582 17.105 58.939

11 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2.157 39 -

12 Tiền gửi và vay các TCTD khác 17.735 4.859 10.152

13 Tiền gửi của khách hàng 40.901 5.551 35.030

14 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 10 - -

15 Phát hành giấy tờ có giá 10.372 248 8.146 16 Tài sản nợ khác 1.819 213 1.592 17 Vốn chủ sở hữu 4.587 3.194 4.020 18 Vốn điều lệ 4.184 3.000 3.399 Tổng nguồn vốn 77.582 17.105 58.939 “Nguồn: BCTC”

Động cơ thực hiện thƣơng vụ

- Ba ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng,

SCB từng cho vay nhóm 8 doanh nghiệp bất động sản với giá trị cho vay hơn 16.000 tỷ đồng. Ficombank có thể mất thanh khoản bởi cơ cấu vốn huy động dựa vào các TCTD khá cao. Đồng thời vốn huy động của ngân hàng này biến động mạnh qua các năm: từ 791 tỷ đồng năm 2008, 541 tỷ đồng năm 2009 lên 5.360 tỷ đồng năm 2010. Từ đó, dư nợ cho vay cũng tăng mạnh theo, trong khi năng lực quản trị, quản lý rủi ro không theo kịp, dẫn đến chất lượng tài sản thấp, nợ xấu cao. Ngân hàng BIDV cam kết hỗ trợ thanh khoản trong hạn mức 5.000 tỷ đồng cho Ficombank vào ngày 12/11/2011.

- Định hướng theo đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ các TCTD giai đoạn 2010 – 2015, ba ngân hàng đang có thứ hạng thấp về mặt tổng tài sản.

Nếu hợp nhất lại thì tổng tài sản của ban ngân hàng 154.000 tỷ đồng, đứng thứ 5 trong hệ thống các NHTM cổ phần.Cổ đơng chính của các bên có quan điểm đồng thuận cao của các vê việc hợp nhất. Việc hợp nhất sẽ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện theo đúng định hướng của Nhà nước, phát huy ưu thế vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Hình ảnh mới của ngân hàng sẽ là ảnh hưởng mạnh tới việc lựa chọn của khách hàng.

- Rủi ro tiềm ẩn trong 9 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của TNB và FCB

đều đã tăng lên mức 1,7%. SCB và TNB là hai ngân hàng vay nợ rất lớn từ các TCTD khác. Hơn thế nữa, việc ngân hàng hạn chế cho vay nhưng lại tiếp tục huy động vốn để gia tăng các hạng mục khó phân định như khoản phải thu và tài sản khác ln có thể là một dấu hiệu rủi ro. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản của SCB tăng từ 60 lên 78 nghìn tỷ đồng – một tốc độ tăng gần 30%. Để tài trợ mức tăng này ở phía nguồn vốn, SCB huy động thêm 5,8 nghìn tỷ từ tiền gửi và vay thêm 8,2 nghìn tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng khác. Nhưng ở phía tài sản, chỉ 8,6 nghìn tỷ được cho vay thêm, trong khi các khoản phải thu tăng lên 10,5 nghìn tỷ

đồng. Tại TNB, huy động tiền gửi cũng tăng thêm 9,5 nghìn tỷ trong 9 tháng đầu năm 2011, nhưng cho vay khách hàng giảm đi 1,6 nghìn tỷ, và tài sản khác tăng lên 14,5 nghìn tỷ đồng. Đối với FCB, tổng tài sản trong cùng giai đoạn đã tăng từ 12,2 nghìn tỷ lên 17,1 nghìn tỷ đồng (tăng 4,9 nghìn tỷ đồng hay 40,7%). Trong khi đó, cho vay khách hàng chỉ tăng lên 282 tỷ đồng hay 9,6%, còn tài sản khác tăng lên 4,4 nghìn tỷ đồng hay 88,3%. Kết quả là giá trị khoản mục tài sản có khác ln chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản có của ba ngân hàng. Tại TNB, tỷ trọng tài sản có khác chiếm hơn 41% tổng tài sản có của ngân hàng này vào thời điểm cuối tháng 9 năm 2011. Trong khi đó, tại hai ngân hàng SCB và FCB thì tỷ trọng này có phần thấp hơn so với TNB nhưng cũng lên đến trên dưới 25%.

Quá trình và diễn biến của thƣơng vụ

Hậu hợp nhất của SCB

Ngân hàng hợp nhất đã phát huy ngay lợi thế sau hoạt động M&A và nằm trong nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Cụ thể vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, tổng tài sản đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 110.000 tỷ đồng, số lượng nhân sự 4.000 nhân viên. Tính đến 31/12/2012, Tổng dư nợ tín dụng của SCB tăng đến 35,3% so với năm trước, đạt 87.166 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 12,8% xuống 8,8%, tức giảm hơn 31,4%, nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ ở mức cao với 7,2%. Năm 2012, SCB đã có lãi trước thuế 77 tỷ đồng.

Ngày 06/12/2011

Ngày 08/12/2011

Ngày 26/12/2011

NHNN đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa NH Đầu tư

và Phát triển Việt Nam với Ficombank,

TinNghiabank, SCB

SCB, TinNghiaBank và Ficombank cùng công bố kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 15/12 này để

thông qua các nội dung của kế hoạch hợp nhất.

Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện và chính thức đi vào hoạt động từ ngày

01/01/2012

Tổng tài sản hợp nhất của SCB tại thời điểm 31/12/2012 đạt 149.206 tỷ đồng, tăng 4.391 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do cơ cấu các khoản nợ. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,7%, đáp ứng được quy định của NHNN. Rõ ràng việc tái cơ cấu 3 NHTM này lại với nhau đã mang lại cơ sở thành công nhất định.

2.3.2.3. Sáp nhập 2 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Sơ lƣợc về Habubank và SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)