Định hƣớng hoạt động tái cấu trúc các NHTM Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng phát triển

3.1.1. Mơi trƣờng chính trị, xã hội ổn định

Việt Nam có mơi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực trẻ có trình độ chun mơn, đã dần thích nghi với tốc độ phát triển kinh tế cũng như những chuyển giao công nghệ mới, thể hiện qua chi phí sử dụng lao động tại Việt Nam tương đối có lợi hơn so với các nước lân cận. Đây là một trong những nền tảng thúc đẩy cho hoạt động M&A phát triển.

3.1.2. Môi trƣờng kinh doanh

 Trong 10 năm trở lại đây, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên đáng kể và tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng đã giảm đi nhiều.

 Xếp hạng trên cơ sở báo cáo "Thế giới năm 2050" của ngân hàng HSBC, Việt Nam được xếp thứ 7 trên cả Trung Quốc trong danh sách 10 quốc gia có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất.

 Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiến tới tự do hóa tài chính, mơi trường cạnh tranh gay gắt, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hệ thống NHTM. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ.

Theo đó, mơi trường kinh doanh là tiền đề tạo điều kiện cho hoạt động M&A ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung có cơ hội phát triển trong những năm tới.

3.1.3. Hoạt động M&A là một giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong hệ thống ngân hàng từ phía Nhà Nƣớc

Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia và các cơ quan chính sách khác.

 Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang phát triển mạnh về số lượng nhưng chất lượng bộc lộ nhiều yếu kém, như Ông Nguyễn Văn Bình – Nguyên Thống đốc NHNN đã nhấn mạnh : “Theo quy luật, nếu các TCTD muốn có cơ sở

vốn lớn để phát triển mạnh hơn, nhiều dịch vụ hơn thì thường phải sáp nhập, hợp nhất lại. Nhưng đó là việc tự nguyện của mỗi ngân hàng. Tất nhiên, NHNN bằng các cơng cụ khuyến khích của mình sẽ hướng các ngân hàng tới việc sáp nhập chứ NHNN không làm thay cũng như không bắt buộc ngân hàng này phải sáp nhập với ngân hàng kia”.

 Mục tiêu định hướng cụ thể của đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD,“Cơ

cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.”

 Thông qua M&A, các ngân hàng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội để tăng quy mô vốn, công nghệ, năng lực quản trị điều hành, các NHTM hoạt động hiệu quả và bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Phát triển các ngân hàng sau M&A là những NHTM có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành tối ưu hơn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh với các NHTM trong và ngồi nước. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tạo cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng cung cấp, thực hiện an toàn, hiệu quả trong từng khoản dịch vụ trong điểm. Phát huy những dịch vụ mang tính chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu thỏa mãn của dân chúng. Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam, mục tiêu cụ thể này rất quan trong vì cũng là một phần góp vào thành bại của hoạt động M&A ngân hàng. Chính sách rõ ràng cụ thể thì mức độ thực hiện sẽ sâu xác hơn, nhanh chóng hơn, thúc đẩy nhanh q trình hoạt động mang lại hiệu quả

trong thời gian sớm nhất.

3.1.4. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thâm nhập thị trƣờng Việt Nam qua M&A

Hiện nay, khi các rào cản hạn chế về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang dần được dỡ bỏ, cũng như những cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình thực hiện khi gia nhập WTO đang được thực hiện đầy đủ, luồng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, trong rất nhiều cách mà các nhà đầu tư sử dụng để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, hoạt động M&A vẫn được đánh giá cao hơn hết với nhiều lợi ích mà nó mang lại. Những khó khăn của họ trong việc tiếp cận thị trường được khắc phục, các chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, uy tín và thương hiệu được giảm thiểu với chiến lược M&A. Vì thế, M&A được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng lựa chọn, là con đường ngắn nhất mà nhanh nhất giúp họ tiếp cận thị trường Việt Nam an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)