NHTM Việt Nam hiện chỉ đang phát triển theo chiều ngang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

2.1. Những bất cập trong hệ thống NHTM Việt Nam

2.1.1. NHTM Việt Nam hiện chỉ đang phát triển theo chiều ngang

Xét về quy mô mạng lưới:

Sau khoảng thời gian tái cấu trúc ngân hàng, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển khá nhanh về số lượng. Số lượng ngân hàng tăng lên đáng kể, từ năm 1991 chỉ có 9 ngân hàng đến nay đã gần 100 ngân hàng, cùng với việc mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng. Đến 31/12/2012, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 34 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Hình 2.1. Số lượng NHTM Việt Nam từ năm 2007 – 2012 “ Nguồn: SBV”

Mặc dù đóng vai trị trung gian tài chính trong nền kinh tế, song hiện nay các ngân hàng Việt Nam chỉ gia tăng chiều ngang, chưa theo chiều sâu: dịch vụ cung cấp của các ngân hàng so với các ngân hàng trong khu vực Châu Á vẫn chưa đa dạng, cịn khá nhiều bất cập trong cơng tác quản lý rủi ro, chất lượng tín dụng, tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt cịn cao.

Việt Nam cịn tồn tại khá nhiều ngân hàng có quy mơ nhỏ và hoạt động chưa hiệu quả, chưa đủ sức cạnh tranh so với các ngân hàng trong khu vực.

Hình 2.2. Thống kê tổng tài sản đến ngày 31/12/2012 “Nguồn: BCTN”

Nhóm các ngân hàng dẫn đầu về quy mô tổng tài sản đến ngày 31/12/2012: Agribank, Vietinbank, BIDV, VCB, Techcombank, số lượng các NHTM có vốn điều lệ dưới 100.000 tỷ đồng chiếm đa số 60,97%.

Xét về quy mô vốn:

`Từ khi Nghị định 141/2006/ NĐ-CP ra đời, các NHTM đã ồ ạt tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng và đến nay hầu hết các NHTM đã đạt được mức theo quy định. Theo thống kê, có 20 NHTM có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, 10 NHTM có vốn điều lệ từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng, 5 NHTM có vốn điều lệ từ 10.000 - 15.000 tỷ đồng và 4 NHTM có vốn điều lệ trên 15.000 tỷ đồng (Vietinbank có vốn điều lệ cao thứ hai sau Agribank, đạt 26.218 tỷ đồng, sau đó đến VCB 23.174 tỷ đồng, BIDV 23.012 tỷ đồng, Eximbank 12.355 tỷ đồng).

Theo đánh giá của WB, các NHTM Việt Nam có quy mơ cịn khá nhỏ so với các ngân hàng trung bình trong khu vực

Bảng 2.1. So sánh vốn điều lệ ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng trong khu vực

Quốc gia Đvt: tỷ USD Vốn Quốc gia Đvt: tỷ USD Vốn

I. Việt Nam II. Indonesia

1. Agribank 1,41 1. Bank Mandiri 2,12

2. Vietinbank 1,25 2. Bank BNI 1,50

3. VCB 1,10 3. Bank central Asia 1,30

4. BIDV 1,10 4. Bank Rakyat Indo 1,07

5. Eximbank 0,59 5. Bank Danamon In 0,81

III. Malaysia IV. Thai Lan

1. Maybank 4,10 1. Bankok Bank 3,18

2. Public bank 2,38 2. Siam Bank 2,19

3. Commerce 1,70 3. Kasikormbank 2,00

4. AMMB Holding 1,48 4. Krung Thai Bank 1,84

5. RHB Bank 1,18 5. Siam City Bank 0,81

“Nguồn: Thomson Reuters”

2.1.2. Chất lƣợng “tài sản có” cịn nhiều bất cập

Nợ xấu tăng cao:

Trong tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nợ xấu đang tồn tại và có xu hướng tăng nhanh kể từ năm 2010. Nguyên nhân theo đánh giá của các TCTD và một số chuyên gia là do:

+ Phần lớn nợ xấu của ngành ngân hàng có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến bất động sản. Trong khi giá bất động sản đã và đang giảm nhiều so với 3 năm trước, đặc biệt thị trường bất động sản đang trong giai đoạn đóng băng, nên việc phát mãi thu hồi nợ càng khó khăn hơn cho các ngân hàng.

+ Tình hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn, nhất là những tháng đầu năm, vì phải ưu tiên giải quyết các điểm nghẽn (hàng tồn kho, nợ xấu…). Các doanh nghiệp Việt Nam cịn q nhiều khó khăn và một số đơn vị phải dừng hoạt động, phá sản đến cuối năm 2012 là khoảng 51.800 doanh nghiệp. Dẫn đến nợ xấu ngân hàng ngày càng gia tăng.

+ Các khâu trong công tác cho vay: thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định, cơng tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng chưa sát với thị trường, việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo khơng đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, khó phát mại hoặc phát mại được nhưng giá trị thu hồi thấp.

Nợ xấu tăng cao đã trở thành một vấn đề cấp thiết buộc các NHTM Việt Nam phải suy nghĩ tới vấn đề tái cấu trúc ngân hàng. Đến nay, số liệu báo cáo về tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng và của NHNN đang là vấn đề còn bàn luận theo nhiều tiêu chí và cách thức tính tốn khác nhau nhưng dù thế nào thì nợ xấu cũng gia tăng đáng kể. Nợ xấu của ngành ngân hàng liên tục tăng cao từ 2,14% (năm 2010) lên 8,8% (năm 2012) khoảng 270.000 tỷ đồng. 8,80 3,30 2,14 2,22 2,17 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2008 – 2012 “Nguồn: SBV, BCTN”

Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà cịn cả tồn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD khơng có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Do vậy, xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng, Chính phủ và NHNN đang gấp rút đưa ra các giải pháp cho vấn đề giải quyết nợ xấu như cho phép các TCTD cơ cấu lại các khoản nợ; thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC).

Hệ số an tồn vốn tối thiểu có xu hướng giảm:

Tỷ lệ an tồn vốn ngân hàng có sự khác nhau theo hướng các ngân hàng có quy mơ vốn điều lệ càng lớn thì tỷ lệ này càng nhỏ, các NHTM nhà nước có hệ số an tồn vốn trung bình khoảng 10% trong khi hệ số an tồn vốn trung bình của các ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ khoảng 14-24%.

Hình 2.5. Tỷ lệ an tồn vốn của một số ngân hàng đến ngày 31/12/2012 “Nguồn: SBV, BCTN” “Nguồn: SBV, BCTN”

Ngồi ra, với tình hình thắt chặt tín dụng và quy định về trích lập dự phịng rủi ro tín dụng như hiện nay, các ngân hàng cịn phải đối mặt với hệ số an toàn vốn giảm đi trong tương lai.

Chỉ số sinh lời của ngân hàng có xu hướng giảm:

Do áp lực tăng vốn cao, trong khi hoạt động kinh doanh khó khăn, lợi nhuận có xu hướng giảm dẫn đến các chỉ số sinh lời giảm nhiều so với các năm trước. Một số ngân hàng có tỷ suất sinh lời giảm mạnh như ACB có ROA giảm từ 1.32% năm 2011 xuống còn 0.34% năm 2012 và ROE giảm từ 27.49% năm 2011 xuống còn 6.38% năm 2012; techcombank có ROA giảm từ 1.83% năm 2011 xuống còn 0.42% năm 2012 và ROE giảm từ 28.87% năm 2011 xuống cịn 5.58% năm 2012.

2.1.3. Lợi nhuận tồn ngành ngân hàng giảm mạnh

Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng khơng ngoại lệ, dù vẫn đứng đầu tồn ngành về lợi nhuận. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.

Hình 2.7. LNST một số ngân hàng niêm yết năm 2012 “Nguồn: BCTN” Hình 2.6. ROA - ROE của một số ngân hàng đến ngày 31/12/2012 Hình 2.6. ROA - ROE của một số ngân hàng đến ngày 31/12/2012

2.2. Động cơ thực hiện tái cấu trúc NHTM Việt Nam thông qua hoạt động M&A 2.2.1. Khủng hoảng tài chính thế giới 2.2.1. Khủng hoảng tài chính thế giới

Kể từ năm 1992, lạm phát phi mã đã được kiềm chế ở mức 1 con số, kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn từ năm 1992 - 1997. Bước sang giai đoạn 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á đã đẩy nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng của các nước trong khu vực rơi vào tình trạng khó khăn, nên các nước muốn tồn tại và phát triển, buộc phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và thay đổi đáng kể về chính sách quản lý, đặc biệt là chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ.

Đối với Việt Nam, tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đến chậm hơn các nước trong khu vực, song cũng đã có tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam, thể hiện ở mức tăng trưởng GDP năm 1997 đạt mức 8,2%, thì năm 1998 giảm xuống chỉ còn 5,8%; và ở mức 4,77% vào năm 1999, đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009.

Vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung thì việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua hoạt động M&A là vấn đề cấp thiết hiện nay.

2.2.2. Nhiều bất cập trong hệ thống NHTM hiện nay

Ngoài các vấn đề bất cập trong hệ thống ngân hàng như đã trình bày bày vắn tắt ở phần thực trạng 2.1.2 làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút đáng kể, các sản phẩm, dịch vụ của các NHTM Việt Nam vẫn còn hạn chế, vẫn còn tập trung chủ yếu vào sản phẩm dịch vụ truyền thống là tín dụng (theo thống kê thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 54% đến 74% trong tổng thu nhập của ngân hàng).

Nếu tồn tại quá nhiều bất cập như vậy, việc tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam là điều không tránh khỏi. Vì thế, vấn đề tái cơ cấu hệ

thống ngân hàng đã được Chính phủ, các bộ ban ngành, NHNN quan tâm.

2.2.3. Khung pháp lý quy định điều kiện thành lập ngân hàng mới, chi nhánh mới hiện có thắt chặt hơn trƣớc mới hiện có thắt chặt hơn trƣớc

Về vốn, thực hiện theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy

định mức vốn pháp định đối với ngân hàng, đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.

Về tiêu chuẩn cổ đông sáng lập, thực hiện theo Thông tư số 40/2011/TT-

NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức hoạt động của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, tiêu chuẩn của cổ đông sáng lập càng gắt gao và yêu cầu cao hơn.

Về tiêu chuẩn của HĐQT và Ban Kiểm soát, thực hiện theo Nghị định số

59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 quy định về tổ chức hoạt động NHTM, tiêu chuẩn của HĐQT và Ban Kiểm soát cao hơn.

Về điều kiện thành lập chi nhánh, thực hiện theo chỉ thị số 01/CT-NHNN

ngày 31/01/2013 về việc thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả năm 2013, việc thành lập chi nhánh ngày càng khắt khe hơn.

Qua phân tích, việc thành lập ngân hàng mới hoặc mở rộng mạng lưới hiện đang là vấn đề khó khăn đối với những đối tượng có nhu cầu, vì vậy hoạt động M&A là giải pháp tốt nhất.

2.2.4. Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015

- Ngày 01/03/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015, theo tinh thần: “Khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc

tự nguyện…”

- Ngày 28/03/2013, Trưởng ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015 ban hành Quyết định số 45/QĐ-

BCĐCCTCTD về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của ban chỉ đạo liên ngành triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn năm 2010 – 2015.

Với sự can thiệp sâu của phía Nhà nước đến tình hình tái cơ cấu của ngân hàng, các NHTM cần có các chính sách và quy trình cụ thể về hoạt động M&A để hỗ trợ Chính phủ và NHNN thực hiện tái cơ cấu theo tinh thần đã ban hành.

2.2.5. Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được một số ngân hàng trình cổ đơng trong mùa đại hội năm nay, với tỷ lệ tối đa 20%. Trong đó, theo nhiều ngân hàng, một số tổ chức đến từ Nhật Bản đang quan tâm tìm kiếm các ngân hàng Việt Nam có chiến lược phát triển và tăng trưởng tốt trong tương lai để tiến đến việc hợp tác. Đối tượng thường được họ lựa chọn là những ngân hàng có quy mơ; có định hướng chiến lược phát triển để trở thành ngân hàng hàng đầu; quan tâm đến chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đông Á đang thực hiện chiến lược tìm đối tác ngoại, nhưng q trình đàm phán, thương lượng và định giá có thể sẽ diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên, do thị trường không thuận lợi, giá cổ phiếu ngân hàng hiện rất thấp, nên Đông Á sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để đảm bảo quyền lợi cổ đơng hiện hữu. Sacombank cũng xác nhận về mặt chủ trương bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, xúc tiến thủ tục và chọn thời điểm thích hợp để chuyển nhượng tỷ lệ tối đa 20% vốn điều lệ cho đối tác nước ngồi.

Có thể nói, làn sóng gọi vốn từ cổ đơng chiến lược nước ngồi đang được các ngân hàng nội đẩy mạnh, với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, trước bối cảnh thị trường khó khăn, cổ đơng chiến lược trong nước không quan tâm nhiều đến cổ phiếu ngân hàng như trước, việc gọi vốn ngoại là một bước đi khả dĩ hơn.

2.3. Thực trạng về hoạt động M&A NHTM Việt Nam

2.3.1. Phân tích đánh giá hoạt động M&A ngân hàng VN trong thời gian qua 2.3.1.1. Trƣớc năm 2004

Vào những năm 1989-1993, Việt Nam có 46 ngân hàng thì 10 ngân hàng buộc phải sáp nhập. Đây là những ngân hàng yếu, mất khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả: vốn điều lệ khoảng 5 - 20 tỷ đồng, nợ xấu có tỷ trọng rất lớn, có ngân hàng tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 40% - 50% tổng dư nợ cho vay. Trước tình hình đó, Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các ngân hàng TMCP Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999 và quy chế 241/1998/QĐ-NHNN5 – về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD ra đời, mở đầu bằng những thương vụ sáp nhập chuyển từ ngân hàng TMCP nông thôn lên ngân hàng TMCP đô thị.

Bảng 2.2. Một số thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1999-2004

Năm Ngân hàng nông thôn Ngân hàng ở đô thị

1997 Ngân hàng TMCP Đồng Tháp Ngân hàng TMCP Phương Nam

1999 Ngân hàng Đại Nam Ngân hàng TMCP Phương Nam

2001 Ngân hàng tứ giác Long Xuyên (An Giang) Ngân hàng TMCP Đông Á 2001 Ngân hàng Châu Phú (An Giang) Ngân hàng TMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)