Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

2.3. Thực trạng về M&A NHTM Việt Nam

2.3.1.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay

Bảng 2.4. Thương vụ M&A có yếu tố nước ngồi

STT Thời gian Thương vụ

01 01/2007 Citigroup Inc mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á

02 06/2007 HSBC mua 15% cổ phần Techcombank và tăng lên 20% vào 2008 03 07/2007 Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank trị giá 225

vào 2007, nay là 20%.

05 2007 BNP Parisbas mua 15% cổ phần Oceanbank và tăng lên 20% vào 2009

06 03/2008 Maybank mua 15% cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD, giờ tăng lên 20% vào 2009

07 08/2008 France's Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank 08 07/2008 Standard Chartered Bank mua 15% cổ phần ACB

09 10/2008 United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân hàng Phương Nam trị giá 15.6 triệu USD

10 2008 OCBC của Singapore mua lại 15% cổ phần của VP Bank

11 04/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of Australia 12 03/2011 IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD

13 12/2011 Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBanh và Ficombank 14 2011 Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD 15 12/2012 Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank trị

giá 743 triệu USD

“Nguồn: Theo thống kê của Vietinbank”

M&A ngân hàng thực sự trở nên sôi động kể từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chính thức mở cửa thị trường tài chính và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở rộng chi nhánh và thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Giai đoạn 2007-2008 có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, với hơn 10 thương vụ M&A ghi nhận được. Nhưng sau đó, khuynh hướng này lại thối trào trong năm 2009-2010, thể hiện ở số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt, dù cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu lan ra từ Mỹ tạo khá nhiều cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ, cũng như cho các nhà đầu tư tiến hành mua bán doanh nghiệp.

Giai đoạn 2010 - 2012, tuy hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam khơng có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng, nhưng đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ. Thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567,3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất năm 2011. Năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ mua lại. Năm 2012 cũng chứng kiến vụ sáp nhập giữa ngân hàng SHB (NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội) và Habubank (NHTM cổ phần Nhà Hà Nội), bên cạnh việc TienPhongBank bán cổ phần cho Tập đồn DOJI. Trước đó,

năm 2011, ba ngân hàng: Ficombank, TinNghiaBank, SCB đã hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gịn (SCB).

Có thể thấy, hoạt động M&A thực sự đã giúp hệ thống ngân hàng:

- Trở nên lành mạnh hơn: Habubank từ một ngân hàng trong diện bắt buộc

phải tái cơ cấu, sau khi sáp nhập, thì ngân hàng SHB mới đã trích lập hết các khoản dự phòng rủi ro cho Habubank và đến quý 4/2012, đã bắt đầu có lãi. Hay TienPhongBank, cũng từ một ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu, sau khi được DOJI góp vốn, TienPhongBank đã hoạt động mạnh trở lại với mức tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động tăng 28% và nợ xấu xuống dưới 5%. Còn ngân hàng SCB sau một năm hợp nhất, đã có lãi xấp xỉ 82 tỷ đồng trong năm 2012.

- An toàn hệ thống đã cải thiện, nguy cơ đổ vỡ được đẩy lùi, tài sản của Nhà nước được bảo đảm an toàn, tiền gửi của khách được chi trả bình thường, kể cả ở ngân hàng yếu kém: Theo đánh giá của các chuyên gia, tiến trình tái cơ cấu các NHTM đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Trong đó, đáng chú ý là, an tồn hệ thống các TCTD được cải thiện rõ rệt. Ngay cả các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ cũng đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý thơng qua các giải pháp thích hợp, nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định. Các TCTD từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng lành mạnh thông qua tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ tiêu tài chính và an tồn hoạt động. Sự tích cực trên có thể thấy rõ qua việc sáp nhập, tái cấu trúc của 09 ngân hàng trong năm 2012. Trong đó, đặc biệt phải kể đến là sự hợp nhất 03 ngân hàng: NHTM cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa (TinNghiaBank). Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng, số vốn hỗ trợ liên ngân hàng mà BIDV dành cho ba ngân hàng (tính đến tháng 12/2012) là trên 2.400 tỷ đồng. Đến nay, sau một năm tái cơ cấu, theo đánh giá của NHNN, sự hợp nhất này đã đạt được một số mặt tích cực, điển hình là thanh khoản của SCB được cải thiện đáng kể, thông qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo,

đẩy mạnh xử lý nợ. Đặc biệt, huy động vốn từ nền kinh tế của SCB đã tăng 35,9% trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013, nhờ đó, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.

2.3.2. Phân tích một số thƣơng vụ M&A ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam 2.3.2.1. Sáp nhập: Công ty dịch vụ tiết kiệm Bƣu Điện (VPSC) và Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienViet Bank)

Sơ lƣợc về VPSC và LienViet Bank

- Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện (VPSC), hoạt động từ tháng 5/1999,

thuộc VNPT, là đơn vị đầu tiên của ngành Bưu điện tham gia lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của VPSC chỉ bó hẹp trong việc huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các cơng trình trọng điểm quốc gia. Thủ tướng có Quyết định 270/QĐ-CP ký ngày 31/10/2005 cho phép VPSC được tham gia sâu hơn nữa vào lĩnh vực ngân hàng. VPSC là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vietnam Post. Vốn điều lệ tại ngày 01/07/2011 là 360 tỷ đồng. Tính đến tháng 6-2011 số tiền thu hút từ hệ thống tiết kiệm bưu điện đạt hơn 150.000 tỷ đồng và có hơn 7,5 triệu lượt người đã từng tham gia gửi tiền. Vào thời điểm bàn giao sang Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (tháng 7-2011), số dư tiết kiệm bưu điện đạt 6.500 tỷ đồng với gần 400.000 tài khoản đang lưu hành trên 800 điểm bưu cục tại hơn 500 huyện và 63 tỉnh, thành trong cả nước. Tuy có mạng lưới rộng khắp hoạt động thực sự chưa hiệu quả, những năm gần sáp nhập vẫn thường xuyên thua lỗ (đến thời điểm trước khi sáp nhập khoản lỗ của VPSC là 145 tỷ đồng). Do đó, tổng cơng ty bưu chính Việt Nam quyết định tìm đối tác cho VPSC.

- Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienViet Bank), LienViet Bank được thành

lập theo giấy phép thành lập và hoạt độn số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam. LienViet Bank thành lập với sự tham gia của các cổ đông sáng lập bao gồm Công ty cổ phần Him Lam, Tổng Công ty thương mại Sài Gịn và Cơng ty dịch vụ hàng không Sân Bay Tân Sơn Nhất. Về chất lượng sản

phẩm dịch vụ, với phương châm hướng tới khách hàng, đưa sản phẩm khách hàng đến với mọi người dân Việt Nam. Lượng khách hàng tổ chức gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội khác. Do đó, LienViet Bank khơng ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí của mình. Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của Ngân hàng Liên Việt đạt 34.985 đồng, tăng 17.618 tỷ đồng tương đương tăng 101,45% so với thời điểm 31/12/2009. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng năm 2010 đạt 759 tỷ đồng, tăng 40,56% so với năm 2009.

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu tài chính 2008 – 2010 Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Tổng tài sản 7.453 17.367 34.985 2 Vốn chủ sở hữu 3.447 3.828 4.106 3 Vốn điều lệ 3.300 3.650 3.650 4 Tổng huy động vốn 3.801 13.399 30.421

5 Lợi nhuận trước thuế 444 540 759

6 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

EPS (đồng) 1.344 1.607 1.871

“Nguồn: BCTC”

Động cơ thực hiện thƣơng vụ: động cơ của LienViet bank, LienViet bank

với vốn điều lệ là 3.300 tỷ đồng, chưa thể phát huy vai trị cấp tín dụng cũng như rút ngắn khoảng cách phát triển của mình so với các ngân hàng khác khi chỉ có 50 điểm giao dịch ban đầu. Hơn nữa, LienViet bank là một ngân hàng mới đi vào hoạt động (được ba năm) đúng vào thời điểm bộc phát khó khăn trong hoạt động ngân hàng, nền kinh tế vĩ mô rơi vào bất ổn, lạm phát bắt đầu đầy lên cao và NHNN áp dụng chính sách siết lại dịng vốn lưu thơng trên thị trường. Điều này đã đặt ra yêu cầu cũng là cơ hội sáp nhập để LienViet bank mở rộng quy mô của mình, đồng thời nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Trong tình hình đó, chính thức ra đời Ngân hàng LienViet Postbank là một lựa chọn tất yếu; động cơ của VN POST, với khoảng lỗ 145 tỷ đồng trước khi sáp nhập, cho vay theo chủ trương của Chính phủ tức cho vay thấp 12%/năm, huy động cao 14%/năm, vì thế VPSC đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản và có nguy cơ phá sản. Như vậy, động cơ thực hiện thương vụ sáp nhập này đều thể hiện sự hợp tác của hai bên thông qua: đối với

Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam: giải quyết tình trạng thua lỗ, tránh nguy cơ phá sản của VPSC; đối với LienViet Bank: cơ hội phát triển theo mơ hình ngân hàng bưu điện có tiềm năng phát triển cao ở Việt Nam, mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, với mục tiêu sau 5 năm hợp nhất trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, và trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Quá trình và diễn biến của thƣơng vụ (từ 07/2009 – 07/2011)

Hình 2.9. Quá trình và diễn biến của thương vụ “Nguồn: tổng hợp của tác giả”

Hậu sáp nhập của Lienvietpost bank

Năm 2012, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 968 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,71% tương đương hơn 780 tỷ. Theo đó, thu nhập lãi thuần năm qua đạt gần 2.454 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2011. Hoạt động kinh doanh ngoại hối lãi 31,7 tỷ đồng, giảm 69,3% so với năm 2011. Hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư và hoạt động khác tuy nhiên khiến ngân hàng lỗ. Trong đó hoạt động dịch vụ lỗ hơn 144 tỷ; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 14,2 tỷ và hoạt động khác lỗ 15,8 tỷ. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phịng rủi ro của ngân hàng đạt gần 1.275 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2011. Tuy nhiên, chi phí dự

25/07/11 Thủ tướng Chính

phủ chấp thuận góp vốn và chấp

thuận đổi tên thành Ngân hàng

Bưu điện Liên Việt Ký hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Đại hội cổ đông

bất thường thông qua Hội đồng quản trị LienViet Bank đã xem xét khả năng sáp nhập VPSC

vào Liên Việt

07/2009 08/2009 22/02/11 23/06/11 11 21/02/11 1 2010 11/2009 Xây dựng đề án Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt Đề án góp vốn được hồn thiện

Quyết định thay đổi thành Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt (LienViet Postbank)

Sở Kế hoạch đầu tư Hậu Giang thay

đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

phòng rủi ro tăng mạnh, gấp hơn 4 lần so với năm 2011 đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sụt giảm 10,9% xuống còn gần 968 tỷ đồng.

2.3.2.2. Hợp nhất 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (Tinnghia Bank)

Sơ lƣợc về SCB, Ficombank, Tinnghia bank

- Một số thơng tin tài chính đến ngày 30/09/2011:

Bảng 2.6. Một số thông tin cơ bản của SCB, FCB và TNB

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu SCB Ficombank Tinnghiabank

1 Tiền mặt 1.115 289 3.502

2 Tiền gửi tại NHNN 448 344 650

3 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 5.188 2.192 3.271 4 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 7.906 1.322 3.271

5 Các cơng cụ tài chính phái sinh 387 47 -

6 Cho vay khách hàng 42.171 3.256 24.677

7 Dự phòng rủi ro 1.504 26 323

8 Góp vốn đầu tư dài hạn 519 3 25

9 Tài sản cố định 1.427 332 298

10 Tài sản có khác 19.924 9.344 24.218

Tổng tài sản 77.582 17.105 58.939

11 Các khoản nợ chính phủ và NHNN 2.157 39 -

12 Tiền gửi và vay các TCTD khác 17.735 4.859 10.152

13 Tiền gửi của khách hàng 40.901 5.551 35.030

14 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 10 - -

15 Phát hành giấy tờ có giá 10.372 248 8.146 16 Tài sản nợ khác 1.819 213 1.592 17 Vốn chủ sở hữu 4.587 3.194 4.020 18 Vốn điều lệ 4.184 3.000 3.399 Tổng nguồn vốn 77.582 17.105 58.939 “Nguồn: BCTC”

Động cơ thực hiện thƣơng vụ

- Ba ngân hàng đang trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng,

SCB từng cho vay nhóm 8 doanh nghiệp bất động sản với giá trị cho vay hơn 16.000 tỷ đồng. Ficombank có thể mất thanh khoản bởi cơ cấu vốn huy động dựa vào các TCTD khá cao. Đồng thời vốn huy động của ngân hàng này biến động mạnh qua các năm: từ 791 tỷ đồng năm 2008, 541 tỷ đồng năm 2009 lên 5.360 tỷ đồng năm 2010. Từ đó, dư nợ cho vay cũng tăng mạnh theo, trong khi năng lực quản trị, quản lý rủi ro không theo kịp, dẫn đến chất lượng tài sản thấp, nợ xấu cao. Ngân hàng BIDV cam kết hỗ trợ thanh khoản trong hạn mức 5.000 tỷ đồng cho Ficombank vào ngày 12/11/2011.

- Định hướng theo đề án tái cơ cấu của Thủ tướng Chính phủ các TCTD giai đoạn 2010 – 2015, ba ngân hàng đang có thứ hạng thấp về mặt tổng tài sản.

Nếu hợp nhất lại thì tổng tài sản của ban ngân hàng 154.000 tỷ đồng, đứng thứ 5 trong hệ thống các NHTM cổ phần.Cổ đơng chính của các bên có quan điểm đồng thuận cao của các vê việc hợp nhất. Việc hợp nhất sẽ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện theo đúng định hướng của Nhà nước, phát huy ưu thế vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Hình ảnh mới của ngân hàng sẽ là ảnh hưởng mạnh tới việc lựa chọn của khách hàng.

- Rủi ro tiềm ẩn trong 9 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của TNB và FCB

đều đã tăng lên mức 1,7%. SCB và TNB là hai ngân hàng vay nợ rất lớn từ các TCTD khác. Hơn thế nữa, việc ngân hàng hạn chế cho vay nhưng lại tiếp tục huy động vốn để gia tăng các hạng mục khó phân định như khoản phải thu và tài sản khác ln có thể là một dấu hiệu rủi ro. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản của SCB tăng từ 60 lên 78 nghìn tỷ đồng – một tốc độ tăng gần 30%. Để tài trợ mức tăng này ở phía nguồn vốn, SCB huy động thêm 5,8 nghìn tỷ từ tiền gửi và vay thêm 8,2 nghìn tỷ đồng từ các tổ chức tín dụng khác. Nhưng ở phía tài sản, chỉ 8,6 nghìn tỷ được cho vay thêm, trong khi các khoản phải thu tăng lên 10,5 nghìn tỷ

đồng. Tại TNB, huy động tiền gửi cũng tăng thêm 9,5 nghìn tỷ trong 9 tháng đầu năm 2011, nhưng cho vay khách hàng giảm đi 1,6 nghìn tỷ, và tài sản khác tăng lên 14,5 nghìn tỷ đồng. Đối với FCB, tổng tài sản trong cùng giai đoạn đã tăng từ 12,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)