Đối với hệ thống báo cáo tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở việt nam (Trang 90)

2.3. Tình hình thực hiện kế toán ở các đơn vị SN có thu hiện nay

2.3.2.2.5. Đối với hệ thống báo cáo tài chính:

Thiếu thông tin so sánh: hiện nay các báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính khơng thể hiện số liệu của kỳ trước, năm trước nhằm giúp cho người đọc có thể

phân tích, so sánh. Điều này làm hạn chế khả năng đánh giá, phân tích của người

dùng báo cáo. Chỉ có thể nhận biết tình hình hoạt động của kỳ báo cáo, khó có thể

đánh giá hiệu quả so với kỳ trước cũng như dự đoán trong tương lai.

Sự trùng lắp số liệu ở các chi tiêu trên báo cáo hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng. Sự trùng lắp số liệu ở chỉ tiêu mã số 05- Lũy kế từ đầu

năm. Theo hướng dẫn của bộ tài chính thì số liệu của chỉ tiêu này được lấy từ chỉ

tiêu có mã số 04 cộng với chỉ tiêu của mã số 05 của kỳ trước. Cách tính này là khơng chính xác vì kinh phí kỳ trước chuyển sang đã được ghi tăng ở quý sau vì

vậy số kinh phí của được chuyển sang đều được ghi nhận ở cả 2 quý, điều này làm

cho số liệu của mã số 05 được phản ánh tăng hơn so với số liệu thực tế của nó. Hướng dẫn tính tốn chỉ tiêu khơng phù hợp: chỉ tiêu mã số 09 trong tại biểu B03-H – “Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Trong biểu mẫu quy định là mã số 09 = mã số 01 + mã số 02 – mã số 04. Tuy nhiên trong phần hướng dẫn cách tính tốn số liệu để ghi trên báo cáo thì lại hướng dẫn là mã số 09 = mã số 02 – mã số 04.

Có những chỉ tiêu trên các báo mang tính chung chung, tổng quát nên không thể cung cấp thông tin một cách chi tiết đến các đối tượng sử dụng thơng tin. Đó là các chỉ tiêu trên Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh

doanh. Các số liệu không được tách riêng biệt giữa hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản suất kinh doanh. Điều này cũng gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả

trong hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh vì thơng tin của 2 hoạt

động này được phản ánh gộp chung với nhau.

Báo cáo cung cấp thiếu thơng tin cần trình bày theo đúng tính chất của báo

nhà nước. Tình hình sử dụng kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước chỉ được đề

cập đến tại báo cáo B02-H –“Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn

kinh phí đã sử dụng”. Trong khi chênh lệch thu chi từ đơn đặt hàng của Nhà nước được hướng dẫn hạch toán vào TK 421 và được sử dụng để bổ sung vào nguồn kinh

phí hoạt động vì vậy khoản chênh lệch này cần phải được trình bày trên báo cáo

B03-H “Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh”. Báo cáo tài chính là các báo cáo kế tốn cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của đơn vị đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính có khá nhiếu biểu mẫu cho các đơn vị, đối với đơn vị sự nghiệp cấp cơ sở có tới 11 mẫu báo cáo (trong đó 6 biểu mẫu chính và 5 phụ biểu). Tuy nhiên lại

thiếu đi những báo cáo hết sức quan trọng và cần thiết:

- Thiếu báo cáo phản ánh tình hình tài chính của đơn vị (bảng cân đối kế toán): Trong hệ thống BCTC hiện tại chỉ có Bảng cân đối tài khoản là phản ánh rõ số dư từng tài khoản cụ thể thế nhưng báo cáo này không thể phản ánh một cách đầy đủ

và cụ thể tình hình tài chính của đơn vị đó là những thơng tin về tài sản mà đơn vị

đang nắm giữ, nguồn kinh phí mà đơn vị sử dụng, các khoản nợ phải trả,… Điều đó

làm cho thơng tin chi tiết về tình hình tài chính của đơn vị khơng được cơng bố một cách chi tiết và đầy đủ đến đối tượng sử dụng.

- Thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Với mục đích là phản ánh xu hướng vận động của những luồng tiền vào ra tại đơn vị, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trị

quan trọng đối với doanh nghiệp và các đối tượng sử dụng trong việc cung cấp

thông tin về dòng tiền luân chuyển như thế nào trong năm tài chính và dựa vào thông tin trên báo cáo này kết hợp với nội dung của những BCTC khác giúp dự

đốn dịng tiền trong tương lai của đơn vị. Thế nhưng trong hệ thống BCTC hiện tại ở các đơn vị sự nghiệp lại khơng có báo cáo này, điều đó cũng phần nào làm cho

những thơng tin về tài chính của đơn vị sự nghiệp không được phản ánh rõ ràng, chi tiết và gây khó khăn trong việc dự đốn.

Bên cạnh đó lại thừa những báo cáo mà bản chất thực sự của nó khơng phản

ánh rõ nét tình hình tài chính của đơn vị như định nghĩa báo cáo tài chính. Đó là báo cáo F02-3aH “Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự

tốn tại KBNN”, F02-3bH “Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN, F02-3cH “Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền

gửi”. Những báo cáo này chỉ đơn thuần là các bảng đối chiếu kinh phí của đơn vị

với cơ quan liên quan chứ không hề phản ánh một cách rõ ràng về tình hình tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu.

Khơng có quy định biểu mẫu báo cáo tài chính hợp nhất và hướng dẫn lập:

Hiện nay chính phủ, các cơ quan cấp trên chỉ tổng hợp thông qua việc cộng số liệu tổng hợp từ các BCTC của các đơn vị cấp dưới. Điều này có thể dẫn đến việc trùng lắp số liệu, số liệu có thể bị thổi phồng.

2.3.2.2.6. Kiểm sốt và đánh giá chất lượng thông tin kế tốn:

Thơng tin kế tốn là những thơng tin mà đơn vị sự nghiệp có thu phát hành và cơng bố ra bên ngoài dưới dạng các báo cáo (hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn tình hình thu chi,…) theo quy định hiện hành của hệ thống kế toán khu vực cơng. Vì vậy việc kiểm soát và đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn cũng

chính là kiểm sốt và đánh chất lượng các hệ thống báo cáo của đơn vị sự nghiệp có thu.

Kiểm sốt chất lượng thơng tin: Đây là hoạt động liên quan đến kiểm toán

nhà nước và hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị sự nghiệp có thu. Tuy nhiên hoạt

động của kiểm tốn nhà nước chỉ là hoạt động hậu kiểm nhằm giúp Nhà nước trong

việc kiểm tra, giám sát về cơng tác tài chính, sử dụng ngân sách nhà nước thơng qua

đó phát hiện sai phạm, yếu kém để có biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả

trong công tác quản lý. Hoạt động cần thiết và góp phần kiểm sốt và nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn đó chính là hoạt động của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Thế

nhưng cơng tác kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu cịn khá mới, chưa có quy định nào cụ thể về tổ chức và thực hiện công tác kiểm soát nội bộ. Các nhà quản lý chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật có liên quan và kinh nghiệm để

tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Điều này có thể dẫn đến hao tốn nguồn lực vào những thủ tục không cần thiết.

Đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn: Hiện nay vẫn chưa có một quy định

nào quy định cụ thể những tiêu chí đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn trong khu vực cơng. Do đó việc đánh giá chất lượng thơng tin kế tốn của các đơn vị sự

nghiệp có thu phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm và kiến thức của các đối tượng sử dụng thông tin. Điều này dẫn tới khơng có sự thống nhất trong việc đánh giá một đơn vị sự nghiệp có thu.

2.3.2.3. Nguyên nhân

2.3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp lý: Tuy đã có ban hành chế độ kế toán dành cho các đơn vị

hành chính sự nghiệp, các quy định về quản lý ngân sách Nhà nước,…nhưng những quy định vẫn chưa thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế trong nước cũng như trong quá trình hội nhập quốc tế. Chưa có được một hệ thống chuẩn mực chung

dành cho kế toán khu vực công. Hơn nữa việc xây dựng hệ thống pháp lý chưa thực sự đồng bộ và thống nhất. Có nhiều quy định chồng chéo nhau giữa các văn bản quy

định cũng như hướng dẫn cách thức thực hiện cơng tác kế tốn. Các đơn vị sự

nghiệp có thu được thực hiện quyền tự chủ tài chính nhưng chưa thực sự hồn toàn tự chủ ngay cả đối với các đơn vị được thực hiện tự chủ tồn phần thì cũng bị hạn

chế về các quy định kế tốn, tài chính, gây khó khăn cho các đơn vị trong việc đảm bảo ngân sách cho các hoạt động chi thường xuyên tại đơn vị.

Tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu: Các đơn vị sự nghiệp hoạt

động trong nhiều lĩnh vực khác nhau vừa thực hiện hoạt động sự nghiệp vừa thực

hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó cơ sở kế tốn đối với 2 hình thức hoạt động này lại khác nhau. Để có thể hiểu rõ hết cơng tác kế toán tại những đơn vị như thế là khơng hồn tồn đơn giản. Và điều đó cũng gây khó khăn cho việc lập

báo cáo tổng hợp tại đơn vị.

- Thiếu tính chủ động: Các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng và các đơn vị

HCSN nói chung cịn thiếu tính chủ động trong cơng tác kế tốn, tài chính và một

số hoạt động khác. Hầu hết các đơn vị chỉ dựa vào những quy định, hướng dẫn từ

các đơn vị cấp trên, các cơ quan quản lý để thực hiện mà chưa thực sự chủ động

trong việc nhìn nhận vấn đề và đề xuất biện pháp thực hiện để ngày càng phù hợp

với điều kiện mới, tình hình mới. Hơn nữa, xuất phát từ cơ chế quản lý cũng làm

giảm tính chủ động của các đơn vị sự nghiệp có thu trong việc tự chủ, tự quyết

trong quản lý tài chính, hoạt động phù hợp với điều kiện của đơn vị.

- Nguồn nhân lực trình độ thấp: Trong những năm qua, nền giáo dục Việt

Nam ngày càng nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng trong đào tạo. Tuy nhiên xét về mặt nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực kế tốn cơng thì lại hạn chế. Với đội

ngũ kế toán viên hiện nay tại các đơn vị sự nghiệp có thu, đa số chưa có kiến thức chuyên sâu và hiểu biết một cách chi tiết về hệ thống kê tốn trong lĩnh vực cơng tại Việt Nam. Hiện nay chưa có một cơ sở giáo dục nào đào đạo một cách chuyên

nghiệp và chuyên sâu kế tốn hành chính sự nghiệp mà chỉ đơn thuần là giảng dạy ở mức sơ cấp, căn bản. Đó cũng là lý do tại sao những đóng góp của các đơn vị sự

nghiệp trong công tác cải cách, đổi mới hệ thống kế toán trong lĩnh vực cơng cịn rất hạn chế. Và trực tiếp là công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng trở

nên khó khăn, phức tạp và dễ xảy ra sai sót hơn.

Kết luận chương 2

Với việc nghiên cứu đặc điểm hoạt động, phân tích hệ thống kế tốn áp dụng

tại các đơn vị sự nghiệp có thu và cùng với việc khảo sát thực tế cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp có thu đã cho thấy tình hình tổ chức hệ thống kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp có thu một cách rõ nét và có sự khác biệt giữa các đơn vị khác

nhau. Từ đó có thể nhận thấy những ưu điểm cũng như những hạn chế của hệ thống kế toán áp dụng tại các đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định hiện hành. Qua

chương 2 cho thấy thêm tầm quan trọng của hệ thống kế toán được tổ chức tại các đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó việc nghiên cứu thực trạng để tìm ra nguyên nhân

của những hạn chế đang tồn tại trong hệ thống kế toán áp dụng tại các đơn vị sự

nghiệp có thu và tìm ra giải pháp khắc phục là điều cần thiết để hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán ngày càng phù hợp hơn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Ở VN HIỆN NAY

3.1. Các quan điểm hoàn thiện

3.1.1. Phù hợp với môi trường pháp lý và đặc điểm hoạt động:

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các đơn vị sự nghiệp có thu trước hết cần

tuân thủ chặt chẽ những quy định hiện hành về tài chính, kế tốn trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn cũng như hành lang pháp lý cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động. Trên cơ sở đó nghiên cứu sự phù hợp của những quy định đó trong quá trình hoạt động của đơn vị để có những kiến nghị, đề xuất thay đổi phù hợp hơn với tình hình kinh tế, tài chính cũng như phù hợp hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh đó trong q trình tồn cầu hóa, nước ta đang dần hội nhập

mạnh mẽ hơn. Điều đó địi hỏi những thơng tin tài chính, kế toán phải được cung

cấp đầy đủ, chính xác, có khả năng so sánh và phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên cũng cần phải đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách Nhà nước và đặc điểm

đặc thù của tài chính Ngân sách Việt Nam.

Nếu như kế toán doanh nghiệp đã dần hội nhập với quốc tế thì kế tốn khu vực công vẫn chưa tiếp cận với chuẩn mực kế toán cơng quốc tế. Đó là hạn chế của

nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy cần phải sớm nghiên cứu và ban hành hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực cơng phù hợp với tình hình trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế mà cơ sở là chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

Chế độ kế toán dành cho các đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay chưa đáp ứng

hồn tồn u cầu quản lý cũng như phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Các đơn vị sự nghiệp có thu với hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh

3.1.2. Đảm bảo nhu cầu thông tin để tăng cường tính tự chủ trong quản lý

tài chính.

Bên cạnh thực hiện tốt công tác kế toán. Các đơn vị cần phải quản lý tốt tài chính, nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị cũng như của Nhà nước. Hiện nay các đơn vị sự nghiệp có thu dần dần được giao quyền tự chủ về tài chính theo từng mức độ khác nhau. Tùy theo lĩnh vực hoạt động, đặc điểm từng đơn vị mà quyền tự chủ về tài chính cũng khác nhau. Để quản lý tốt tài chính thì hệ thống kế tốn phải cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời để các thơng tin về tài chính đơn vị được chính xác và nhanh nhất phục vụ cho các chiến lược của đơn vị, giúp các đơn

vị đưa ra các quyết định kịp thời.

Cùng với cơ chế giao quyền tự chủ tài chính tại Nghị định 43 và thơng tư 71 thì cần phải sửa đổi hệ thống quản lý tài chính hiện tại và tăng tính tự chủ hơn nữa

cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Đơn vị sự nghiệp có thu khơng thể nào tự chủ theo

đúng nghĩa của nó nếu như vẫn bị khống chế về nguồn thu, cách thức ghi nhận thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)