Hệ thống pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở việt nam (Trang 41)

1.3. Chuẩn mực kế toán công quốc tế và một số kinh nghiệm đối với kế toán ở

1.3.4.1. Hệ thống pháp lý

Việc làm làm đầu tiên và quan trọng là tiến hành hệ thống hóa và đánh giá lại tồn bộ hành lang pháp lý trong việc quy định các chính sách tài chính nhà nước,

chế độ kế tốn khu vực cơng ở Việt Nam. Qua đó đánh giá một cách tổng thể và chi tiết và so sánh với tình hình thực tế, tình hình thế giới và những yêu cầu trong quá trình hội nhập để nhận ra những quy định không phù hợp, những quy định còn thiếu trong hệ thống pháp lý hiện hành. Thơng qua đó cần có cơ chế tiến hành cải cách,

hệ thống pháp lý, cơ chế quản lý phù hợp hơn. Bên cạnh đó cần tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng cục bộ trong việc soạn thảo và ban hành văn bản nhằm huy động tối đa nguồn lực và trí tuệ từ nhân dân.

1.3.4.2 Tổ chức nghiên cứu kỹ và sâu hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kế tốn cơng ở Việt Nam:

Không chỉ nghiên cứu và thay đổi hệ thống pháp lý để phù hợp với thế giới mà cần phải nghiên cứu những quy định của hệ thống CMKT quốc tế và những thông lệ quốc tế có phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hay không? Nghiên cứu để

chọn lọc và áp dụng những cái hay, cái tiên tiến và vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam, tránh tình trạng nóng vội, rập khn. Thơng qua việc nghiên cứu đó đề xuất những phương án, ý tưởng cho việc xây dựng hệ thống CMKT công ở Việt Nam. Bên cạnh đó cần thường xuyên theo dõi và cập nhật

những thay đổi của CMKT công quốc tế để có thể kịp thời cập nhật cho hệ thống

CMKT cơng.

Cần phải có lộ trình để chuyển đổi kế toán theo cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn

tích có điều chỉnh sang áp dụng cơ sở dồn tích một cách đầy đủ.

Theo qui định của Luật kế tốn “Bộ tài chính qui định chuẩn mực kế toán trên

cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán và theo qui định của luật này” (khoản 2

điều 8 Luật kế toán). Như vậy cơ sở cho việc ban hành CMKT cơng ở Việt Nam là

Luật kế tốn Việt Nam và hệ thống CMKT công quốc tế. Tuy nhiên cần vận dụng và sửa đổi cho phù hợp với Việt Nam, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm của hệ

thống tài chính, ngân sách ở Việt Nam.

1.3.4.3. Cải cách hành chính và quản lý tài chính ở các đơn vị thuộc lĩnh vực công:

Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cơ chế quản lý tài chính theo hướng cơng khai, đơn giản và hiệu quả. Giao mạnh quyền tự chủ cho các đơn vị

hành chính sự nghiệp. Xóa bỏ những thủ tục hành chính mang tính rườm rà, quan liêu. Cần thực hiện cải cách hành chính và quản lý tài chính một cách đồng bộ từ

trung ương đến địa phương, quy định rõ ràng quyền và nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, cơ cấu tổ chức nên gọn nhẹ và hợp lý.

Thông qua cải cách hành chính và quản lý tài chính sẽ giúp cho việc tổ chức hệ thống kế toán ở các đơn vị kế tốn nhà nước nói chung và đơn vị hành chính sự

nghiệp nói riêng được tinh gọn, tiết kiệm và phát huy tốt hiệu quả công tác trong

việc cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng liên quan.

Kết luận chương 1

Nội dung về hệ thống kế toán trong một tổ chức đã được khái quát một cách rõ ràng. Từ đó tìm hiểu hệ thống kế tốn tại các đơn vị hành chính sự nghiệp về đặc điểm hoạt động, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kế tốn. Bên cạnh đó, có

sự tìm hiểu về chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và mối liên hệ với kế tốn khu vực cơng tại Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua chương 1 cho thấy hệ thống kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức, nó góp phần quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của tổ chức đó và sự tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế là điều cần thiết và cấp bách trong xu thế hội nhập.

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu tổng quát các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp:

Đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam rất đa dạng về quy mô, lĩnh vực hoạt động và cơ chế quản lý tài chính. Sau đây tác giả xin giới thiệu một số nét chính về đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam.

2.1.1. Phân loại:

Căn cứ vào cứ khả năng thu phí và mức tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp có thu gồm có:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động): là những đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường

xun, NSNN khơng phải cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động

thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự

nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động): là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu

sự nghiệp chưa tự tràng trải tồn bộ chi phí hoạt động thường xun và NSNN phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xun, ta có:

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.

+ Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự

nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.

Căn cứ theo ngành, lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp có thu gồm những đơn vị theo các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực:

- Đơn vị sự nghiệp y tế: như bệnh viện công, trạm y tế.

- Đơn vị sự nghiệp văn hóa, thơng tin: cơ quan báo chí, nhà văn hóa. - Đơn vị sự nghiệp sự nghiệp kinh tế.

- Đơn vị sự nghiệp phát thanh truyền hình: đài truyền hình, đài phát thanh. - Đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao: trung tâm thể dục thể thao, trung tâm

huấn luyện quốc gia…

- Đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ, môi trường. - Đơn vị sự nghiệp dân số - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình.

- Đơn vị sự nghiệp Giáo dục đào tạo: các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân .

Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có thu ở Trung ương như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài

Phát thanh truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường học do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý….

- Đơn vị sự nghiệp có thu ở địa phương như đài truyền hình ở các địa phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý…

Căn cứ vào chủ thể thành lập, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp cơng lập: Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập.

- Đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập (bán công, dân lập, tư nhân): được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

- Đơn vị sự nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội: do các tổ chức

chính trị, chính trị - xã hội thành lập.

- Đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp. - Đơn vị sự nghiệp do các Tổng công ty thành lập.

Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động phải có tư cách pháp nhân, có con dấu và

tài khoản riêng. Điều đó có nghĩa là phải hội tụ đủ bốn điều kiện sau đây:

- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc cơng nhận.

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Có tài sản độc lập với các tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó.

- Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trong quá trình hoạt động các đơn vị sự nghiệp có thu được nhà nước cho

phép thu các loại phí để bù đắp một phần hay tồn bộ chi phí hoạt động, tăng thu

nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của

đơn vị.

2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính:

Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị hoạt động rộng trong các lĩnh vực

quan trọng của đất nước và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị này góp phần

quan trọng trong việc ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp có

thu. Các đơn vị sự nghiệp có thu ngồi cơng lập hoạt động gần giống như một

doanh nghiệp và hoàn toàn tự chủ về tài chính. Và các đơn vị sự nghiệp công lập được các cơ quan có thẩm quyền giao quyền tự chủ về tài chính. Tuy nhiên đối

tượng thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là các đơn vị sự

nghiệp cơng lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và là đơn vị dự tốn độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy

định của Luật kế toán. Cơ chế thực hiện tự chủ được quy định tại Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.

Mục tiêu của việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp có thu:

- Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để

hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy

động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng

bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà

nước vẫn cần quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển, bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.

- Phân biệt rõ cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với cơ chế

quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước.

Bên cạnh đó, trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài

chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với hoạt động sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ (gọi tắt là hoạt động dịch vụ) phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chun mơn và tài chính của đơn vị.

- Thực hiện cơng khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình, đồng thời

chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo

quy định của pháp luật.

2.1.3.1. Tự chủ về các khoản thu, mức thu:

Các đơn vị sự nghiệp có thu trong q trình hoạt động được tiến hành các hoạt

động thu liên quan trong hoạt động sự nghiệp, nguồn tài chính của các đơn vị gồm

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thu từ hoạt động dịch vụ.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có).

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hang. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp có thu cịn có các nguồn tài chính bổ sung khác như:

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ

đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu

sự nghiệp) được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự tốn được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị

không phải là tổ chức khoa học và cơng nghệ.

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức. + Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác).

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

+ Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có).

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm tràng thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền

phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

+ Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có

thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. - Nguồn khác, gồm:

+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên

chức trong đơn vị.

+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Mặc dù các đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị tự chủ về mức thu, khoản thu thế nhưng việc xác định các khoản thu và mức thu đều phải tuân thủ theo các quy định hiện hành, đó là:

- Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định

mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xã hội

theo quy định của nhà nước.

- Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì

mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở việt nam (Trang 41)