Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn TP HCM (Trang 27 - 29)

1.3.1 .Môi trường kiểm soát

1.3.4. Đánh giá rủi ro

Mỗi đơn vị ln phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Đánh giá rủi ro là q trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Do

điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi nên

cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này.

Để giới hạn được rủi ro ở mức chấp nhận được, người quản lý phải dựa trên mục

tiêu đã được xác định của đơn vị, nhận dạng và phân tích rủi ro, từ đó mới có thể quản trị

được rủi ro.

™ Nhận dạng rủi ro

Để nhận dạng rủi ro, người quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau,

từ việc sử dụng các phương tiện dự báo, phân tích các dữ liệu quá khứ, cho đến việc rà sốt thường xun các hoạt động. Nhìn chung rủi ro được nhận dạng ở các mức độ sau:

- Rủi ro ở mức độ tồn đơn vị: có thể phát sinh do những nhân tố bên ngoài và bên

trong. Vì thế nhận dạng được những nhân tố bên ngoài và bên trong làm gia tăng rủi ro cho đơn vị sẽ quyết định sự thành công của việc đánh giá rủi ro. Một khi những nhân tố

chính được nhận diện, nhà quản lý sau đó có thể nghiên cứu tầm quan trọng của chúng và liên kết chúng với những nhân tố gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh

- Rủi ro ở mức độ hoạt động: Rủi ro ở từng bộ phận hay từng chức năng kinh

doanh chính trong đơn vị. Đánh giá đúng rủi ro ở mức độ hoạt động sẽ góp phần duy trì rủi ro ở mức độ tồn đơn vị một cách hợp lý.

™ Phân tích rủi ro

- Sau khi đơn vị đã nhận dạng được rủi ro ở mức độ đơn vị và mức độ hoạt động. cần tiến hành phân tích rủi ro. Có nhiều phương pháp phân tích rủi ro. Tuy nhiên q trình phân tích nhìn chung thường bao gồm các bước sau:

- Đánh giá tầm quan trọng của rủi ro.

- Đánh giá khả năng (hay xác suất) rủi ro có thể xảy ra.

- Xem xét phương pháp quản trị rủi ro – đó là những hành động cần thiết cần thực hiện để giảm thiểu rủi ro.

- Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị và ít có khả năng xảy ra thì nói

chung khơng cần phải quan tâm nhiều. Ngược lại, một rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu với khả năng xảy ra cao thì cần phải tập trung chú ý. Những tình huống nằm giữa hai thái cực này thường gây khó khăn cho việc đánh giá. Do vậy cần phân tích hợp lý và cẩn thận.

- Cần nhận thức rằng rủi ro vẫn cịn có khả năng phát sinh sau khi đã thực hiện các

biện pháp kiểm sốt khơng những bởi vì nguồn lực hữu hạn, mà cịn bởi vì những hạn chế tiềm tàng khác trong mọi hệ thống KSNB.

- Nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh, môi trường pháp lý và những hoạt động của

đơn vị luôn thay đổi và phát triển. KSNB hữu hiệu trong điều kiện này có thể lại không

hữu hiệu trong điều kiện khác. Do vậy, nhận dạng rủi ro cần được tiến hành một cách liên tục. Đó chính là quản trị sự thay đổi. Quản trị sự thay đổi bao gồm việc thu nhận, xử lý

và báo cáo thông tin về những sự kiện, hoạt động và điều kiện chỉ ra những thay đổi mà

đơn vị cần phải phản ứng lại.

- Trong tổ chức, cần có cơ chế để nhận dạng những thay đổi đã, đang và sẽ xảy ra dưới giả định hay điều kiện nhất định. Cơ chế nhận dạng và phân tích rủi ro nên tập trung

vào các dữ kiện có thể xảy ra trong tương lai và lập kế hoạch dựa vào những thay đổi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn TP HCM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)