2.2.2.6.2 .Về hệ thống máy tính
3.4. Giải pháp phòng ngừ a quản trị rủi ro tại doanhnghiệp
Để thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng
chính sách quản lý rủi ro. Chính sách này sẽ xác định rõ phương hướng tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, chính sách quản lý rủi ro cũng quy định rõ trách
nhiệm đối với quản lý rủi ro xuyên suốt doanh nghiệp.
Việc triển khai hoạt động quản lý rủi ro cần gắn liền với chiến lược kinh doanh, kế hoạch ngân sách hàng năm và các chu trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai hoạt động rủi ro, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị
bố trí và sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động quản lý rủi ro phải được thiết lập tại từng cấp quản lý và trong từng đơn vị.
Thực tế cho thấy, để hệ thống quản lý rủi ro thực sự hoạt động thì doanh nghiệp
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cam kết của Ban lãnh đạo cấp cao đối với hoạt động quản lý rủi ro.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng trong doanh nghiệp đối với hoạt động rủi ro.
- Cần đảm bảo phân chia hợp lý các nguồn lực cho hoạt động đào tạo và nâng cao
nhận thức về rủi ro.
- Thực thi, tuân thủ chính sách quản lý rủi ro. Tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện của nhân viên (KPI).
Rủi ro theo một khía cạnh khác lại là một cơ hội để doanh nghiệp có những bước chuyển mình. Nắm bắt được rủi ro để lèo lái doanh nghiệp qua những khó khăn và đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trên thực tế, có thể nói ngay cả với quy trình quản lý rủi ro cao cấp cũng không
đảm bảo tránh khỏi hoàn toàn các rủi ro tiềm tàng. Tuy nhiên, nếu được trang bị tốt, các
doanh nghiệp sẽ không cảm thấy bất ngờ và sẵn sàng đương đầu với những bất ổn trong môi trường kinh doanh hiện đại, nhất là sau thời gian suy thoái kinh tế, chuẩn bị cho giai