1.3.1 .Môi trường kiểm soát
1.3.5.1. Các phương pháp đối phó rủi ro
Chiến lược đối phó rủi ro là các phương pháp đối phó với các rủi ro đã được xác định và đánh giá. Chiến lược đối phó rủi ro phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro. Bốn
chiến lược sau đây thường được sử dụng để đối phó với rủi ro: chấp nhận rủi ro, chuyển
nhượng rủi ro, né tránh rủi ro, giảm nhẹ rủi ro. Ngoài ra, chúng ta cũng có một số biện pháp khác để đối phó với rủi ro như: ngăn ngừa rủi ro, kế hoạch dự phòng.
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là mức độ rủi ro đủ thấp để chúng ta khơng có hành động gì đối với rủi ro trừ khi nó xảy ra. Sử dụng chiến lược chấp nhận rủi ro nghĩa là mức độ rủi ro thấp hơn khả năng chịu đựng rủi ro của chúng ta. Chấp nhận rủi ro khơng có nghĩa là
chúng ta sẽ khơng làm gì cả đối với rủi ro trong khi và nếu nó xảy ra. Chấp nhận rủi ro có nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện các hành động đối phó với rủi ro chỉ khi nếu nó xảy ra. Nhiều rủi ro dự án sẽ rơi vào trường hợp này. Chi phí để sửa chữa những rủi ro này khi nó xảy ra sẽ ít hơn chi phí để điều tra và đặt ra kế hoạch để đối phó. Có 2 loại chấp nhận rủi ro: chủ động và bị động. Chủ động chấp nhận rủi ro: Lập kế hoạch phòng ngừa khi và nếu rủi ro xảy ra. Bị động chấp nhận rủi ro khi khơng làm gì để lên kế hoạch cho việc xuất hiện rủi ro. Chi phí để lên kế hoạch phịng ngừa rủi ro có thể cao hơn chi phí đối phó với rủi ro mà khơng có bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Chuyển nhượng rủi ro
Chuyển nhượng rủi ro trong quản trị rủi ro là chuyển trách nhiệm đối với rủi ro
cho bất kỳ người nào khác. Rủi ro không mất đi, mà đơn giản là trách nhiệm đối với rủi ro được chuyển cho người khác.
Phương pháp thông thường nhất của chuyển nhượng rủi ro là mua bảo hiểm. Mua bảo hiểm là bạn phải trả một lượng tiền nhỏ cho cơng ty bảo hiểm. Số tiền này gọi là phí
bảo hiểm, nhỏ hơn nhiều so với chi phí rủi ro. Nếu rủi ro xảy ra, công ty bảo hiểm trả tiền bồi thường để giải quyết rủi ro. Nếu rủi ro không xảy ra, công ty bảo hiểm giữ phí lại.
Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro được sử dụng để ngừng rủi ro. Việc né tránh rủi ro khác một ít so
với các chiến lược khác mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Trong trường hợp né tránh rủi ro, chúng ta hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro. Cách đơn giản nhất để né tránh rủi ro là
loại bỏ rủi ro từ việc chuyển giao dự án. Việc né tránh rủi ro theo cách này, chúng ta sẽ nhận được lợi nhuận ít hơn. Một cách khác để né tránh rủi ro là thiết kế xung quanh rủi ro. Chiến lược này bao gồm việc thay đổi thiết kế của sản phẩm để rủi ro không thể xảy ra.
Giảm nhẹ rủi ro
Giảm nhẹ rủi ro là thực hiện một số công việc trên những rủi ro không thể chấp nhận được để giảm xác suất hoặc ảnh hưởng của nó đến mục tiêu của doanh nghiệp. Khi
đó, mức độ rủi ro của nó giảm xuống dưới khả năng chịu đựng rủi ro tối đa. Sử dụng
chiến lược giảm nhẹ rủi ro là việc lấy một ít tiền ra khỏi quỹ dự phòng rủi ro trước khi giảm nhẹ. Một phần trong số tiền này được vào ngân sách hoạt động dự án để thực hiện chiến lược giảm nhẹ rủi ro. Vì xác suất hoặc tác động của rủi ro giảm, nên giá trị kỳ vọng của rủi ro sẽ giảm đáng kể, và quỹ dự phòng sẽ giảm cho phù hợp.
Ngăn ngừa rủi ro
Ngăn chặn rủi ro là những hành động được thực hiện nhằm giảm khả năng xuất
hiện một rủi ro tiềm tàng. Thơng thường, đó là hành động đầu tiên để giải quyết các rủi ro có nguy cơ cao. Ngăn ngừa bắt đầu với việc xác định nguyên nhân sâu xa của các rủi ro
tiềm năng. Xác định nguyên nhân sâu xa cho phép bạn xác định các biện pháp phịng ngừa có thể giảm khả xảy ra một rủi ro cụ thể nào đó.
Kế hoạch dự phòng
Kế hoạch dự phòng là thực hiện những hành động cụ thể khi một rủi ro tiềm tàng xảy ra. Dù những hành động này dùng để giải quyết các rủi ro chỉ sau khi chúng xảy ra, những kế hoạch dự phòng cần phải phát triển trước. Điều này giúp đảm bảo phương án