2.2.2.6.2 .Về hệ thống máy tính
2.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tại các doanhnghiệp sản xuất bao
sản xuất bao bì trên địa bàn TP.HCM
2.3.1. Các nguyên nhân bên ngoài doanh nghiệp
Rủi ro về kinh tế
Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian vừa qua đã làm GDP tăng trưởng thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành sản xuất kinh doanh
trong đó có cơng nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là ngành sử dụng nhiều sản phẩm bao bì nhựa và carton, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các công ty sản xuất kinh doanh bao bì.
Năm 2012, GDP tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Theo công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2013(GEF) của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mức 5,2% trong năm 2013, 5,5% ở năm 2014
do các biện pháp bình ổn. Đến năm 2015, nhờ được hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng nên
tăng trưởng GDP dự báo sẽ đạt mức 6%. Tuy nhiên cũng theo WB, bốn năm sau khi bùng nổ khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn còn rất mong manh và tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập cao còn rất yếu ớt, vẫn cịn đó tiềm ẩn của những
cuộc suy thối khác. Cụ thể như: khủng hoảng nợ Châu Âu diễn biến phức tạp, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và các nước châu Á đang chậm dần. Điều này có khả năng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào và tỷ giá hối đoái
Với đặc điểm kinh doanh, doanh nghiệp thường ký hợp đồng cung cấp bao bì theo từng quý, 6 tháng và từng năm với giá bán xác định trước cho một số khách hành chủ lực nên DN chịu nhiều rủi ro nếu giá nguyên liệu đầu vào tăng. Ngồi ra, sản lượng nội địa hầu như khơng đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, hầu hết các công ty đều phải phụ thuộc
vào nguyên liệu giấy, nhựa nhập khẩu, trong khi giá cả trên thị trượng thế giới thường cao vào biến động thất thường.
Nguyên liệu giấy được sử dụng để sản xuất hộp carton khoảng 40-50% được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…. Mặc dù trong năm 2012, tỷ giá đang được duy trì ở mức khá ổn định theo như thơng điệp của Ngân Hàng Nhà Nước (trong năm 2012
phá giá VND/USD chỉ từ 2-3%). Nhưng hiện nay các công ty đều đang dùng nguyên liệu
đầu vào là giấy cuộn nhập từ nước ngồi nên cơng ty vẫn sẽ chịu rủi ro về tỷ giá. Việc giá
trị đồng USD so với VND tăng sẽ gây sức ép làm tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu, do đó sẽ tác động đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của Cơng ty.
Chi phí sản xuất như giá vốn hàng hóa sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Rủi ro về thị trường cạnh tranh
Hiện nay, thùng carton ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất do những
đặc điểm nổi trội như: độ bền, sự tiện dụng, khả năng vận chuyển tốt, vệ sinh, có khả
năng tái chế và thân thiện với mơi trường. Tuy nhiên cũng vì lý do đó, số lượng các doanh nghiệp trong ngành ngày càng nhiều, nguồn cung sẽ dồi dào hơn, áp lực tranh giành thị phần và giá sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
Bên cạnh đó, lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Theo đó, mơi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt
hơnvề mặt giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Các doanh nghiệp trong nước sẽ gặp phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với tiềm lực tài chính mạnh và cơng nghệ hiện đại như: Cơng ty bao bì Tân Á
(Singapore), Cơng ty bao bì Akamax, Cơng ty bao bì Box.Pak (Malaysia), Cơng ty Ornapaper Vietnam (Malaysia).
2.3.2. Các nguyên nhân bên trong doanh nghiệp
Rủi ro hoạt động
- Rủi ro có thể xảy ra từ bản thân các nhà lãnh đạo, nhân viên quản lý hay các nhân viên trong DN như năng lực kém, thiếu kinh nghiệm, cố tình làm sai, vi phạm các hành vi đạo đức…
- Rủi ro phát sinh từ cơ cấu tài chính, nguồn vốn, khả năng thanh khoản và quản trị tài chính của doanh nghiệp.
- Rủi ro do không tuân thủ các quy định, nội quy của doanh nghiệp.
- Rủi ro từ các biến động trong hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, các giao dịch với nhà cung cấp, khách hàng và đối tác.
- Rủi ro do khơng có HTKSNB hoặc HTKSNB khơng hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Rủi ro tuân thủ
- Rủi ro do khơng tn thủ các đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước do thiếu kiến thức, năng lực…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trước hết, chương 2 đề cập đến đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất bao bì trên
địa bàn TP.HCM, từ đó làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại
các doanh nghiệp trên cũng như những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB của các doanh nghiệp này ở chương 2.
Tiếp theo, chương 2 đánh giá về thực trạng xây dựng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn Tp.HCM thông qua việc khảo sát 16 doanh nghiệp được chọn mẫu ngẫu nhiên. Việc khảo sát này được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát gồm 85 câu liên quan đến 8 nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt cho doanh nghiệp mình, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp này đều có quan tâm đến việc xây dựng hệ thống KSNB. Tuy nhiên việc xây dựng này cịn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính và chưa được tổ chức một cách hệ thống để các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một hệ thống KSNB thực sự
hữu hiệu.
Nguyên nhân của việc này là do khái niệm KSNB tuy đã có từ lâu trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhiều nhà quản lý cũng chưa được đào tạo
chuyên sâu về KSNB và cũng chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan Nhà nước hay cơ quan chức năng về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc hạn chế về nguồn lực, thiếu việc xem xét đánh giá định kỳ về KSNB hay những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB như vấn đề con người, điều kiện hoạt động thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT BAO BÌ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 3.1. Cơ hội và thách thức của ngành bao bì
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung, cơng nghiệp bao bì cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trị quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp và đời sống dân sinh. Ngày nay, bao bì trên thế giới được sản
xuất trên chuyền ngày càng hiện đại. Vật liệu cho sản xuất bao bì ngày càng phong phú như kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa…Với nhu cầu sử dụng bao bì ngày càng tăng và sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, các sẩn phẩm bao bì bằng carton đã phát triển và chiếm một vị thế quan trọng trong ngành bao bì. Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ in đã giúp cho bao bì trở thành phương tiện quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm, truyền tải các thông tin cần thiết của sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Cơ hội với thị trường tiềm năng
Theo Lê Hằng (2013), nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức nghiên cứu kinh tế gần
đây cho thấy, hai sản phẩm có chất lượng và thành phần như nhau nhưng khi trưng bày
trên kệ hàng, thì sản phẩm nào có bao bì đẹp hơn, thu hút được khách hàng hơn sẽ có doanh số bán ra gấp 2,6 lần so với sản phẩm bên cạnh. Thậm chí khách hàng khơng hề
đọc nội dung trên bao bì để biết chất lượng hai sản phẩm là giống nhau. Như vậy, mẫu
mã bao bì đóng góp một phần quan trọng trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu
dùng của người mua.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất bao bì, hàng năm tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động và có doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng/tháng.
Theo đó, các kết luận cũng cho thấy, bao bì đóng góp đến 45% vào mức tăng
doanh số của các doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng này, nhiều công ty đã
liên tục đổi mới mẫu mã của sản phẩm để thu hút người tiêu dùng. Hiểu được sức thu hút người tiêu dùng của bao bì, hơn một năm trở lại đây, khi thị trường bán lẻ tại Việt Nam
biết chú trọng đến yếu tố bao bì thay cho kênh quảng cáo hay các phương thức tiếp thị
khác. Kiểu dáng độc đáo, màu sắc ấn tượng chính là ngơn ngữ giúp người tiêu dùng
nhanh chóng lựa chọn sản phẩm và trở thành khách hàng trung thành của các thương hiệu.
Đặc biệt, trong hệ thống phân phối hiện đại, khi mà siêu thị và các cửa hàng tiện
nghi đang dần thay cho những tiệm tạp hóa và chợ hiện nay, bao bì đóng một vai trị quan trọng đối với quyết định chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng trong hàng trăm loại
hàng hóa cùng loại trên kệ trưng bày. Thách thức hiện nay
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, do công nghệ chưa cao, ngành công nghiệp bao bì nói chung và ngành sản xuất, thiết kế, in ấn bao bì nói riêng chưa thực sự tạo ra những giá trị và mang lại lợi nhuận đúng nghĩa cho các doanh nghiệp. Các công ty hoạt động
mạnh trong lĩnh vực bao bì chủ yếu do nước ngồi đầu tư. Ngồi ra, các cơng ty làm bao bì Việt cịn bị cạnh tranh bởi bao bì thành phẩm nhập khẩu. Đặc biệt hai thị trường tiềm năng là bao bì dược phẩm và thực phẩm - miếng mồi “béo bở” cho bất cứ doanh nghiệp làm bao bì nào - lại đang rơi chính vào tay các doanh nghiệp có yếu tố liên kết ra ngoài
nước. Tất nhiên, dù chưa thống lĩnh được ngành cơng nghiệp bao bì như mong đợi,
nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận thành quả đạt được của các doanh nghiệp Việt hiện nay đã tốt hơn trước.
Bà Lưu Vân Trang- Phó Giám đốc Cơng ty Bao bì Sao Mai Việt (VIETSTAR
PAK) chia sẻ: “Điều tôi băn khoăn nhất là, hiện nay trên 80% - 90% thị trường giấy bao
bì trong nước do các cơng ty sản xuất bao bì nhập khẩu từ Thái Lan và Đài Loan. Thực tế, thị trường bao bì, giấy carton của Việt Nam đang bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh và “hớt váng sữa”. Một thị trường lớn bỏ ngỏ, khơng ai đáp ứng và nó đã được các đại gia nước ngoài nhanh chân nắm giữ và chi phối. Thực tế giấy carton do Việt Nam sản xuất có chất lượng rất tốt, đặc biệt cịn có khả năng chống thấm rất cao, giá thành lại thấp hơn 30- 40% so với nước ngồi. Vì vậy làm thế nào để người Việt chọn tiêu dùng hàng Việt? Xin lưu ý: hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ ”.
Như vậy, việc xác định rõ tầm quan trọng của bao bì đối với các thương hiệu đã tạo ra một cuộc cạnh tranh kịch tính ở thị trường đầy tiềm năng này. Đặc biệt, công
nghiệp bao bì Việt muốn tăng trưởng sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về cơng
nghệ. Đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng, nhẹ, an tồn hơn cho mơi trường, năng suất
đóng gói cao, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất bao bì
tại nước ta đang ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe, đồng thời sự quản lý của Chính phủ ngày càng nghiêm khắc.
Do đó, “trong cuộc nội chiến ấy” các doanh nghiệp Việt phải có sự liên kết chặt
chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược, để có đủ nội lực cạnh tranh với các cơng ty liên doanh nước ngồi hoặc các bao bì
nhập khẩu. Đó thật sự là trách nhiệm và thách thức đối với ngành cơng nghiệp bao bì
hiện nay.
3.2. Quan điểm hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì trên địa bàn TP.HCM sản xuất bao bì trên địa bàn TP.HCM
3.2.1. Phù hợp với quy mô, đặc điểm ngành sản xuất bao bì
Việc xây dựng và hồn thiện hệ thống KSNB ln gắn với quy mơ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ lớn, vốn nhiều và nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì rủi ro trong kinh doanh càng cao. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức phức tạp đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ phải bao quát mọi hoạt động của doanh nghiệp, thay đổi theo cơ cấu quản lý và khơng ngừng hồn thiện đáp ứng u cầu quản lý tương ứng với quy mô và tầm cỡ
của doanh nghiệp. Khi hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển thì hệ thống
kiểm sốt nội bộ cũng phải đáp ứng theo nhu cầu phát triển đó. Xây dựng hệ thống
KSNB sao cho đảm bảo phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro trong DN.
3.2.2. Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích và chi phí
Trong ngắn hạn, có thể các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thiết lập và hoàn thiện hệ thống KSNB cho đơn vị mình là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cần phải xem xét đến những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được trong dài hạn. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải đảm bảo được sự cân đối giữa lợi ích và chi phí trong q trình thiết lập và
3.2.3. Nâng cao tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính
Việc hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ nhắm đến việc lập BCTC đáng tin cậy.
Điều này có nghĩa là cần tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo đầy đủ, giúp đơn vị
cung cấp được báo cáo tài chính đáng tin cậy.
3.2.4. Phù hợp với các quy định, pháp luật hiện hành
Việc hồn thiện cịn nhắm đến mục tiêu cuối cùng là tuân thủ luật lệ và các quy định. Điều này có nghĩa đơn vị phải xây dựng các chính sách, thủ tục sao cho kiểm sốt
mọi hoạt động của các thành viên trong đơn vị phù hợp với quy định của pháp luật và đặc
điểm của đơn vị. Đặc biệt phải phù hợp với các quy định của ngành sản xuất bao bì, yêu
cầu quản lý của nhà nước, chính phủ.
3.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB cho các DN sản xuất bao bì trên địa bàn Tp.HCM địa bàn Tp.HCM
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng hệ thống KSNB tại các DN sản xuất bao bì trên địa bàn Tp.HCM, người viết xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB. Các giải pháp đưa ra liên quan đến việc hoàn thiện tám yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB với chi phí bỏ ra hợp lý và giúp doanh nghiệp có thể đạt
được các mục tiêu của mình.
3.3.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của mơi trường kiểm sốt
Mơi trường kiểm soát sẽ tạo ra bản sắc riêng cho từng doanh nghiệp, làm nền tảng và có mức ảnh hưởng lớn đến các thành phần còn lại của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Do
đó để có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu cần phải khắc phục những tồn tại của
môi trường kiểm sốt
3.3.1.1. Tính chính trực và giá trị đạo đức
Các DN cần xây dựng, củng cố và phát triển văn hóa doanh nghiệp với các giá trị: trung thực, liêm chính, chính trực và đạo đức nghề nghiệp trong từng nhân viên mà trong