Quy định của Basel về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 31)

Các Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III được Ủy ban Basel nghiên cứu đưa ra nhằm khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương án QLRR để nâng cao tính an tồn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Basel II đưa ra 2 phương pháp đánh giá RRTD của các ngân hàng bao gồm phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp dựa trên hệ thống XHTDNB.

Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp đánh giá RRTD của Basel II. Theo đó, để đo lường RRTD các ngân hàng cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xếp hạng bên ngồi (Moody, S&P, Fitch…) và từ đó xác định hệ số rủi ro theo quy định. Mặc dù, phương pháp này đơn giản nhưng có nhiều hạn chế xuất phát từ chi phí đáng kể để có được đánh giá của các tổ chức xếp hạng độc lập. Ủy ban Basel khuyến khích các tổ chức tài chính xây dựng và phát triển hệ thống XHTDNB để phục vụ cho công tác QLRRTD.

Phương pháp đánh giá dựa trên hệ thống XHTDNB là phương pháp đánh giá RRTD rất mới và đặc biệt của Basel II, cho phép tự bản thân ngân hàng quyết định và ước tính những thành tố trong cơng thức tính tốn nhu cầu vốn của họ. Phương pháp này dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Do đó, phương pháp này đánh giá rủi ro chi tiết hơn và phân chia rõ ràng các nhân tố cấu thành rủi ro. Dựa vào kết quả XHTDNB, các NHTM tự mình đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có của mình để xác định mức vốn tín dụng an tồn tối thiểu. Phương

pháp XHTDNB quy định các thành phần rủi ro gồm: xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD), mất vốn do vỡ nợ (Loss given Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ hạn hiệu lực (Effective Maturity - EM). Để thực hiện phương pháp này, trước hết các NHTM cần phân loại giá trị rủi ro ứng với mỗi nhóm khách hàng và NHTM sẽ xác định tổn thất dự kiến (Expected Loss- EL) và không dự kiến (Unexpected Loss - UL). Đối với tổn thất dự kiến (EL), NHTM cần trích lập dự phịng để bù đắp từ nguồn chênh lệch kinh doanh tạo ra. Đối với tổn thất không dự kiến, hiệp ước quy định một mức tính tốn vốn an tồn tín dụng căn cứ theo từng chỉ tiêu PD, LGD, EAD của từng nhóm rủi ro phân loại ở trên.

Các quy định quan trọng trong việc xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB của Ủy ban Basel cụ thể như sau:

- Hệ thống XHTDNB phải tách bạch và phân biệt rõ hai hình thức xếp hạng tín dụng: xếp hạng tín dụng khách hàng và xếp hạng tín dụng khoản vay. Cụ thể xếp hạng tín dụng khách hàng dùng để phản ánh rủi ro vỡ nợ của khách hàng trong một khoản thời gian nhất định, cịn xếp hạng tín dụng khoản vay dùng để phản ánh rủi ro đặc thù của từng giao dịch của ngân hàng với khách hàng.

- Ngân hàng phải quy định các mức hạng khác nhau trong xếp hạng tín dụng, trong đó có một mức hạng dùng để phản ánh rủi ro chắc chắn vỡ nợ.

- Các thứ hạng phải được định nghĩa rõ ràng. Với mỗi hạng sẽ có một giá trị PD tương ứng. Với cách chia như vậy, việc xác định xác suất vỡ nợ sẽ có độ chính xác cao hơn.

- Ngân hàng phải thu thập tất cả các thơng tin có liên quan khi xếp hạng tín dụng. Các thơng tin chính dùng trong xếp hạng: thơng tin phản ánh rủi ro của khách hàng vay và thông tin phản ánh rủi ro của từng giao dịch. Các thông tin này phải đầy đủ, phù hợp và cập nhật. Theo quy định này thì mức hạng tín dụng của khách hàng sẽ được đánh giá lại định kỳ tùy vào những thông tin về rủi ro của khách hàng mà ngân hàng cập nhật được và những thơng tin này có ảnh hưởng đáng kể đến xác suất vỡ nợ của khách hàng.

- Ngân hàng phải thu thập thơng tin của khách hàng trong vịng 5 năm trước đó để có thể ước lượng xác suất vỡ nợ PD. Những dữ liệu, thơng tin được phân theo 3 nhóm:

+ Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến số liệu tài chính của khách hàng (thu thập từ bảng cân đối kế tốn, bảng thu nhập và trình bày dịng ngân lưu của khách hàng vay).

+ Nhóm các dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển.

+ Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi...

- Hệ thống XHTDNB của ngân hàng phải bao gồm tất cả các phương pháp, quy trình, hệ thống cập nhật dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin để xác định RRTD của khách hàng.

- Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xếp hạng khác nhau và sẽ chọn phương pháp nào phản ánh tốt nhất RRTD của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)