Bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 39)

1.6. Nghiên cứu thực nghiệm một số mơ hình xếp hạng tín dụng phổ biến

1.6.3. Bài học kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB

XHTDNB đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Dựa vào việc nghiên cứu các mơ hình thực nghiệm nêu trên, mục tiêu của việc xây dựng hệ thống XHTDNB đối với BIDV là phản ánh được mức độ rủi ro của khách hàng (tính ứng dụng) và có thể triển khai thực hiện được (tính khả thi). Bài học kinh nghiệm rút ra cho BIDV trong việc xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB như sau:

- Mơ hình XHTDNB phải đảm bảo tính độc lập và chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa xây dựng và vận hành mơ hình phải tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích và xếp hạng. Đồng thời, BIDV chú trọng việc bố trí các chốt kiểm soát trong tổ chức xếp hạng để đảm bảo tính độc lập, khách quan cho việc định hạng khách hàng.

- Đối tượng: để tiết kiệm chi phí, BIDV xếp hạng đối tượng là khách hàng thay vì xếp hạng tất cả các khoản vay. Tổng dư nợ của đối tượng xếp hạng phải đảm bảo phần lớn tổng dư nợ vay của BIDV.

- Phương pháp xếp hạng: kết hợp giữa phương pháp chuyên gia và phương pháp mơ hình.

- Mơ hình xếp hạng: do chất lượng nguồn thông tin tài chính ở Việt Nam khơng cao nên BIDV xây dựng mơ hình khơng q tập trung vào các chỉ tiêu tài chính như mơ hình hệ số Z, mơ hình VantageScore, mơ hình của CIC mà thiết lập mơ hình bao gồm cả chỉ tiêu định lượng và định tính, chỉ tiêu tài chính lẫn phi tài chính để có thể phản ánh tương đối tốt mức độ rủi ro của khách hàng như mơ hình của Cơng ty Kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam.

- Căn cứ: Nguồn thông tin thu thập để phục vụ cho việc xếp hạng phải từ nhiều nguồn và phải được kiểm tra, đối chiếu đồng thời xem xét mức độ tin cậy cũng như khả năng thu thập của nguồn thông tin.

- Cấu trúc của hệ thống XHTDNB:

+ Hệ thống chỉ tiêu: gồm chỉ tiêu định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

+ Hệ thống thang điểm: đảm bảo mức độ chi tiết cao, dễ phân nhóm.

+ Hệ thống thứ hạng: số lượng thứ hạng phải đảm bảo bao quát các mức độ rủi ro hiện có và phân cấp rủi ro từ thấp đến cao. Đồng thời, phải đảm bảo tính đồng chất nhất định trong từng thứ hạng.

- Tần suất: do việc xếp hạng phục vụ cho công tác phân loại nợ nên tần suất xếp hạng ít nhất phải tương đồng với tần suất phân loại nợ theo quy định.

- Quy trình: xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng phải rõ ràng và bao gồm các bước cơ bản như thu thập, xử lý thông tin, chấm điểm và định hạng khách hàng; đồng thời có cơ chế giám sát việc vận hành quy trình xếp hạng đó.

- Có cơ chế kiểm định mơ hình để từ đó sửa đổi hồn thiện hệ thống XHTDNB BIDV phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn kinh tế nhất định.

Kết luận Chƣơng 1:

Trong nội dung Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận của hệ thống XHTDNB tại NHTM bao gồm:

- Khái niệm về hệ thống XHTDNB.

- Vai trò của hệ thống XHTDNB.

- Nội dung của hệ thống XHTDNB tại NHTM.

- Quy định của Basel về hệ thống XHTDNB tại các NHTM.

- Nghiên cứu thực nghiệm một số mơ hình xếp hạng tín dụng trên thế giới và trong nước.

Kết quả nghiên cứu tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm khi thiết kế và vận hành hệ thống XHTDNB của BIDV. Đây là cơ sở để nhận định và đánh giá tình hình XHTDNB tại BIDV được trình bày trong Chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)