3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Ngân
3.2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp
BIDV nên hạ ngưỡng bắt buộc chấm điểm đối với khách hàng đủ điều kiện xếp hạng từ 5 tỷ đồng xuống. Phương pháp xác định ngưỡng xếp hạng có thể nghiên cứu theo phương pháp xác định mức trọng yếu chọn mẫu trong lý thuyết kiểm toán. Luận văn đề xuất ngưỡng xếp hạng trong giai đoạn trước 2015 sẽ là 3 tỷ đồng cho doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng sẽ được chấm điểm bắt buộc để phục vụ mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng. Ở ngưỡng này tỷ lệ dư nợ được xếp hạng chiếm trên 70% tổng dư nợ của BIDV hiện tại. Sau giai đoạn này BIDV sẽ hạ ngưỡng xếp hạng xuống nữa và trong dài hạn sẽ bỏ hẳn ngưỡng xếp hạng hướng đến mục tiêu tất cả những khách hàng là doanh nghiệp của BIDV thỏa mãn đầy đủ điều kiện xếp hạng thì sẽ bắt buộc xếp hạng.
Hiện tại BIDV vẫn chưa xếp hạng đối với đối tượng như doanh nghiệp mới thành lập, khách hàng chưa có đầy đủ BCTC… Để bảo đảm tính tồn diện về lâu dài, BIDV nhất thiết phải hoàn thiện cho hệ thống bằng cách bổ sung thêm các đối tượng xếp hạng này.
Do yếu tố hình thức sở hữu khơng cịn ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng nên phân loại tiêu chí hình thức sở hữu doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xếp hạng khơng cịn nhiều ý nghĩa nữa. Do đó, BIDV nên loại bỏ tiêu chí này khi phân loại đối tượng khách hàng doanh nghiệp xếp hạng.
Bên cạnh đó, việc phân loại quy mơ của nhóm khách hàng doanh nghiệp hiện tại của BIDV không đồng chất và không phản ánh được đặc điểm của từng loại quy mô đặc biệt là đối tượng khách hàng quy mô nhỏ. BIDV nên phân chia quy mô của doanh nghiệp thành 4 loại (quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ và quy mô siêu nhỏ) thay vì 3 loại như trước (quy mơ lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ) để hạn chế mức độ không đồng chất của cách phân loại như cũ. Đề xuất cách tính điểm quy mơ như sau: Các tiêu chí phân loại quy mơ vẫn là vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Ở mỗi tiêu chí sẽ có 8 giá trị chuẩn tương ứng từ thang điểm từ 1 điểm đến 8 điểm. Do vậy, tổng điểm quy mô lớn nhất sẽ là 32 điểm, điểm quy mô thấp nhất là 4 điểm. Khoảng cách điểm cho mỗi loại hình quy mơ sẽ là: 7 điểm ((32-4)/4). Theo đó, khung điểm quy mơ sẽ được quy định như sau:
Bảng 3.2: Đề xuất bảng điểm quy mô đối với khách hàng doanh nghiệp
Số điểm Quy mô
25-32 Quy mô lớn
17-24 Quy mô vừa
9-16 Quy mô nhỏ
Mức độ khả thi của đề xuất phụ thuộc vào việc xây dựng cấu trúc của hệ thống XHTDNB (hệ thống chỉ tiêu, hệ thống thang điểm và hệ thống thứ hạng) phù hợp với 4 loại hình quy mơ theo đề xuất này.
3.2.3. Hồn thiện phƣơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện tại, BIDV xây dựng mơ hình xếp hạng chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của cấu trúc của hệ thống XHTDNB (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử và phân tích mơ hình kinh tế lượng. Kết quả XHTDNB chỉ mang tính chất chủ quan của các chuyên gia. Tuy nhiên, thực tế việc thu thập ý kiến của chuyên gia lại khơng được thực hiện bài bản. Ngồi việc tiến hành tổ chức việc thu thập ý kiến chuyên gia như đề xuất trên, BIDV nên tổ chức cho các chuyên gia thực hiện các cơng trình nghiên cứu đảm bảo những thơng tin ý kiến thu thập có căn cứ, hạn chế thấp nhất tính chủ quan khi sử dụng phương pháp chuyên gia.
Hiện tại ở Việt Nam chất lượng thơng tin khơng tốt, chưa có dữ liệu ngành để so sánh đánh giá. BIDV nên chủ động xây dựng trung tâm thông tin, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin TSĐB, đây sẽ là căn cứ quan trọng để BIDV thực hiện tính tốn thống kê các chỉ số ngành nhằm phục vụ cho công tác xếp hạng và kiểm định lại thang đo chuẩn.
Với việc xây dựng mơ hình hệ thống XHTDNB như trên, BIDV sẽ dần hoàn thiện hệ thống XHTDNB tiệm cận theo chuẩn của Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của khách hàng để tính các thước đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tượng này đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (địi hỏi có cán bộ chun sâu, am hiểu về nghiệp vụ), có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là cơng cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của BIDV.
Do điều kiện thu thập thông tin cịn hạn chế, chất lượng thơng tin chưa cao, số lượng mẫu chưa nhiều, vì vậy đề xuất trên chỉ có thể tiến hành trong vòng 5 năm tới.
3.2.4. Hồn thiện phƣơng pháp thu thập thơng tin làm căn cứ xếp hạng
Để việc thu thập thông tin làm căn cứ xếp hạng trở nên quy chuẩn, BIDV nên ban hành văn bản quy định rõ phương pháp thu thập thông tin và nguồn thông tin thu thập cụ thể, rõ ràng, tạo hành lang chuẩn cho cán bộ xếp hạng thực hiện. Ngoài ra, BIDV nên thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin chuẩn để cán bộ xếp hạng dễ dàng thực hiện.
Chất lượng thông tin từ khách hàng cung cấp hiện tại vẫn chưa đạt yêu cầu. Do vậy, BIDV nên quy định cụ thể về chất lượng thông tin bắt buộc đối với khách hàng ngay khi họ cung cấp hồ sơ vay vốn. Ví dụ, khi xét duyệt cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp dư nợ trên 20 tỷ đồng thì bắt buộc phải cung cấp BCTC kiểm toán. Việc quy định cụ thể về những trường hợp bắt buộc có báo cáo kiểm toán sẽ hạn chế những sai sót và gian lận BCTC do đó cơng tác xếp hạng sẽ đảm bảo hơn. Ngoài ra, BIDV cũng nên quy định bắt buộc khách hàng nào phải cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ, điều này giúp cán bộ xếp hạng có những nhận định rõ hơn về dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp.
BIDV nên yêu cầu cán bộ xếp hạng thu thập BCTC ở thời điểm gần nhất cụ thể là hàng tháng hoặc hàng quý thay vì hàng năm như hiện tại để kịp thời đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Ví dụ đối với trường hợp khách hàng vay vốn lưu động bổ sung hoạt động sản xuất kinh doanh thì BIDV nên quy định bắt buộc cán bộ xếp hạng thu thập BCTC định kỳ hàng tháng hoặc hàng q để thơng qua việc xếp hạng có thể đánh giá một cách liên tục tình hình khách hàng.
Thực tế thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp thiếu độ tin cậy, doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về chế độ kế toán. Nhiều doanh nghiệp lập BCTC không trung thực, cố tình che dấu những điểm yếu của doanh nghiệp, sử dụng nhiều thủ thuật để làm đẹp số liệu trước khi cung cấp cho ngân hàng. Điều này khiến cho ngân hàng rất khó đánh giá đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả xếp hạng khơng chính xác. Vì vậy khi thu thập thơng tin về tình hình tài chính, BIDV cũng nên đối chiếu các BCTC mà khách hàng cung
cấp với BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh để đánh giá mức độ trung thực và hợp lý.
3.2.5. Hoàn thiện cấu trúc của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
3.2.5.1. Đề xuất xây dựng hệ thống xếp hạng cho tài sản đảm bảo
BIDV nên bổ sung hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng TSĐB đối với tất cả các khách hàng xếp hạng. Luận văn đề xuất hệ thống chỉ tiêu, thang điểm và hệ thống thứ hạng của tài sản đảm như sau:
Bảng 3.3: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu và thang điểm của TSĐB trong mơ hình XHTDNB
STT Các chỉ tiêu Tỷ
trọng Thang điểm
1 Loại TSĐB (loại TS, tính pháp lý, tỷ lệ hồn thành) 25% 0 – 100
2 Tỷ lệ TSĐB/dư nợ 25% 30 – 100
3 Xu hướng giảm giá trị trong 12 tháng tiếp theo 25% 50 – 100
4 Khả năng phát mãi tài sản 25% 0 – 100
Theo đó, TSBĐ được đánh giá thành 4 loại như sau:
Bảng 3.4: Đề xuất hệ thống thứ hạng TSĐB trong mơ hình XHTDNB
STT Điểm Thứ hạng
1 81 – 100 Mạnh
2 61 – 80 Khá
3 41 – 60 Trung bình
4 <41 Yếu
Mục đích của việc xếp hạng TSĐB nhằm quản lý tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay đồng thời xem xét khả năng thu hồi nợ từ phát mãi TSĐB.
3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và thang đo, thang điểm
Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đánh giá khách hàng doanh nghiệp một cách toàn diện. Đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu này chưa xem xét tình hình của các nhóm khách hàng liên quan khi xem xét tình hình quan hệ ngân hàng. Do hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập nhiều cơng ty để vay đảo nợ. Để khắc phục điều này hệ thống chỉ
tiêu nên xem xét đến tình hình quan hệ tại các ngân hàng khác của nhóm khách hàng liên quan đến đối tượng xếp hạng.
Hiện tại hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu là các chỉ tiêu định tính và việc áp dụng để xếp hạng khơng hề đơn giản. Vì những cơ sở, căn cứ chuẩn để đánh giá các chỉ tiêu này không dễ dàng. Để hệ thống chỉ tiêu phi tài chính trở nên khoa học và có ý nghĩa, BIDV cần điều chỉnh hoặc bổ sung một số chỉ tiêu và phân định thang đo bằng cách tiến hành điều tra khảo sát trên diện rộng, lựa chọn, sàng lọc các yếu tố phi tài chính có tác động mạnh được số đơng các tổ chức kinh tế để làm cơ sở căn cứ xác định các tiêu chí phi tài chính.
Do việc phân chia tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính theo từng hình thức sở hữu là khơng cần thiết nên loại bỏ yếu tố hình thức sở hữu trong việc xác định trọng số của các chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng là doanh nghiệp. Luận văn đề xuất tỷ trọng chỉ tiêu phi tài chính đối với khách hàng là doanh nghiệp như sau:
Bảng 3.5: Đề xuất hệ thống chỉ tiêu và thang điểm đối với các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng doanh nghiệp trong mơ hình XHTDNB
STT Các chỉ tiêu Trọng số
1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 5%
2 Trình độ quản lý 28%
3 Quan hệ với Ngân hàng 37%
4 Các nhân tố bên ngoài 11%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 19%
Do nền khách hàng của BIDV rất rộng, đa dạng và phức tạp nên BIDV cần xây dựng thang đo và thang điểm của mỗi chỉ tiêu phù hợp với từng nhóm khách hàng. Luận văn đề xuất ở mỗi chỉ tiêu BIDV nên chia thang đo thành 10 mức và khoảng cách điểm sẽ là 10 điểm. Việc phân chia thang đo như vậy sẽ phục vụ cho việc đánh giá khách hàng gần hơn với giá trị chuẩn, biên độ sai lệch theo đó cũng sẽ hẹp hơn. Tuy nhiên để xây dựng thang đo như trên địi hỏi chi phí khá cao, mẫu phân tích khá lớn.
3.2.6. Tăng cƣờng tần suất xếp hạng tín dụng nội bộ
Theo quy định nội bộ của BIDV, kỳ phân loại nợ hiện tại là 1 tháng/lần đối với tất cả các khách hàng. Do đó, để phù hợp với kỳ phân loại nợ nội bộ, BIDV nên tăng cường tần suất xếp hạng định kỳ tương thích với kỳ phân loại nợ này. Đề xuất của luận văn là tần suất xếp hạng định kỳ bắt buộc đối với các đối tượng xếp hạng là 1 tháng/lần. Cụ thể như sau:
Với tần suất này hệ thống XHTDNB sẽ phục vụ cho cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác giám sát khoản vay một cách liên tục.
Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nếu nhóm nợ của TCTD phân loại thấp hơn so với nhóm nợ được CIC cung cấp, TCTD sẽ điều chỉnh nhóm nợ của khách hàng về nhóm nợ có rủi ro cao hơn. Để phù hợp với quy định này, hệ thống XHTDNB của BIDV cần bổ sung về quy định tần suất xếp hạng đột xuất đối với trường hợp nhóm nợ hiện tại thấp hơn báo cáo của CIC.
Bảng 3.6: Đề xuất về tần suất xếp hạng của mơ hình XHTDNB
Kỳ xếp hạng Thời gian chấm Thời gian gửi báo cáo về Hội sở (Ban quản lý)
Cuối mỗi tháng 3 ngày làm việc đầu
Nhận thấy mức độ khả thi của đề xuất này khá cao và có thể tiến hành ngay việc xếp hạng định kỳ và đột xuất như trên ở phạm vi các chi nhánh, sở giao dịch và toàn hệ thống.
3.2.7. Ban hành văn bản cụ thể về quy trình xếp hạng
Văn bản, quy trình xếp hạng ln là kim chỉ nan cho cán bộ xếp hạng thực hiện tác nghiệp. Bên cạnh đó, những quy định này rõ ràng sẽ tạo một hệ thống “khung” hỗ trợ cán bộ xếp hạng cũng như cán bộ kiểm tra kết quả xem xét tính tuân thủ của hoạt động xếp hạng đồng thời giúp tránh những tranh cãi không cần thiết giữa bộ phận kiểm tra kết quả xếp hạng và bộ phận trực tiếp xếp hạng. Do vậy, hệ thống văn bản này phải được xây dựng trên cơ sở quy định của NHNN và phải đầy đủ, rõ ràng và cụ thể.
Bên cạnh đó, khi một văn bản quy định được ban hành, để đảm bảo mọi cán bộ ngân hàng đều nắm vững, ngân hàng tiến hành tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu, tập huấn cho các cán bộ nhân viên xếp hạng tín dụng hiểu rõ và có thể vận dụng tốt các văn bản này.
Một yêu cầu nữa đặt ra là hệ thống các văn bản quy định xếp hạng của ngân hàng phải thống nhất toàn hệ thống BIDV. Bởi vì nếu hệ thống các văn bản này chồng chéo, không đồng bộ, sẽ gây khó khăn cho cán bộ nhân viên trong việc xếp hạng cũng như sẽ gây khó khăn đối với cán bộ kiểm tra kết quả xếp hạng. Do vậy, khi ban hành một văn bản mới, BIDV nên tiến hành rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến cơng tác tín dụng để đảm bảo sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản đang còn hiệu lực. Đồng thời, BIDV cũng nên ghi rõ việc ban hành văn bản này nhằm thay thế cho những văn bản nào và những văn bản nào đã hết hiệu lực.
BIDV nên xây dựng quy trình xếp hạng tín dụng cụ thể đồng thời có tài liệu hướng dẫn việc đánh giá khách hàng một các chặt chẽ, phù hợp với mơ hình tổ chức xếp hạng đề ra.
Ngoài ra khi ban hành các tài liệu hướng dẫn đính kèm, BIDV cũng nên cung cấp hệ thống thang điểm, thang đo đến từng cán bộ xếp hạng để họ dù không sử
dụng phần mềm xếp hạng vẫn có thể tự phân tích, nhận định, đánh giá và chấm điểm xếp hạng khách hàng.
3.2.8. Nâng cao chất lƣợng của cán bộ xếp hạng
Do hệ thống các chỉ tiêu XHTDNB của BIDV hiện tại phụ thuộc nhiều vào nhận định, đánh giá chủ quan của cán bộ xếp hạng. Do vậy nâng cao chất lượng của cán bộ xếp hạng đóng một vai trị quan trọng, quyết định đến chất lượng vận hành hệ thống XHTDNB. Các giải pháp mà BIDV cần thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong cơng tác xếp hạng tín dụng như sau:
3.2.8.1. Nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ xếp hạng