Lòng trung thành thương hiệu SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 63 - 64)

5. Kết cấu luận văn

2.2.3. Thực trạng giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

2.2.3.4. Lòng trung thành thương hiệu SHB

Lòng trung thành thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc đo lường giá trị của một thương hiệu. Lòng trung thành thương hiệu là sự gắn kết của khách hàng

đối với doanh nghiệp, và là một kênh quảng bá thương hiệu ít tốn chi phí nhưng mang

lại hiệu quả cao.

Bảng 2.19: Giá trị trung bình của lịng trung thành thương hiệu SHB

Biến khảo sát Giá trị

trung bình

Tơi vẫn đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng SHB 3,75

Tôi nghĩ ngay đến ngân hàng SHB khi có nhu cầu khác về tài

chính - tiền tệ 3,68

Tơi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng SHB lâu dài 3,66 “Nguồn: Trích từ Phụ lục 4”

Tại SHB, yếu tố lòng trung thành thương hiệu được đánh giá không cao, thể hiện qua ba yếu tố: “Tôi vẫn đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng SHB”, “Tôi nghĩ

ngay đến ngân hàng SHB khi có nhu cầu khác về tài chính - tiền tệ”, “Tơi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng SHB lâu dài” lần lượt đạt giá trị trung bình là 3,59, 3,68 và 3,66.

Hiện tại, SHB có chương trình chăm sóc khách hàng VIP, tặng quà cho các khách hàng cũ hiện đang giao dịch tại SHB với những món quà có giá trị cao nhân các ngày Lễ, Tết, sinh nhật khách hàng,… ; tuy nhiên, mức doanh số giao dịch với SHB để khách

hàng được tham gia chương trình này rất cao. Do đó, chương trình chăm sóc các khách

hàng cũ của SHB không rộng rãi, không phổ biến cho đại đa số khách hàng mà chỉ tập trung ở một số rất ít khách hàng lớn nên không tạo được sự trung thành và sự gần gũi của khách hàng đối với thương hiệu SHB.

Qua phân tích giá trị trung bình của bốn thành phần cấu thành giá trị thương

hiệu SHB ở trên, cho thấy cả bốn thành phần đều có một số yếu tố đạt giá trị trung bình khá cao, tuy nhiên cịn nhiều yếu tố đạt giá trị thấp nên để nâng cao giá trị thương hiệu SHB cần tập trung đưa ra các giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao các biến còn yếu kém trong bốn thành phần: sự nhận biết thương hiệu SHB, chất lượng cảm nhận thương hiệu SHB, hình ảnh thương hiệu SHB và lịng trung thành thương hiệu SHB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 63 - 64)