Giải pháp về truyền thông, quảng bá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nộ

3.3.3.4. Giải pháp về truyền thông, quảng bá

Nhóm giải pháp về truyền thơng, quảng bá có thể thay đổi tùy từng thời điểm,

thời kỳ, nhưng mục đích cuối cùng là giúp thương hiệu được khách hàng biết và

nhớ đến nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Do đó, SHB cần thực hiện phối hợp các kênh quảng bá sau:

+ Quảng cáo qua website, hiện nay website được xem là công cụ hữu hiệu giao tiếp với khách hàng với chi phí ít tốn kém nhất. Đầu tiên, SHB phải thiết kế

website đẹp mắt hơn, thông tin phong phú và cập nhật hơn. Cụ thể, website phải cung

cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ; các chương trình khuyến mãi; các mẫu biểu như ủy

nhiệm chi, giấy rút tiền, giấy nộp tiền; biểu phí, lãi suất; tin tức và thành tựu về hoạt động của SHB trên các báo, tạp chí khác,…; xây dựng mục đóng góp ý kiến của khách

hàng và trả lời các vấn đề mà khách hàng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm; xây

dựng các bảng khảo sát online thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ của SHB; tích hợp chức năng giao dịch trực tuyến dành cho khách hàng như truy vấn số dư, chuyển tiền, thanh toán tiền điện nước, điện thoại;… Tiếp đến, đăng ký website (bao gồm tên miền và các từ khóa liên quan đến website) trên

những website tìm kiếm toàn cầu như Yahoo, Google,... để khách hàng dễ dàng tìm

thấy bằng các từ khóa liên quan; để website xuất hiện nhiều nhất có thể thơng qua chữ ký trong email, danh thiếp, trong các tài liệu mà SHB ban hành, trong các sản phẩm

như áo, mũ, bút, sổ,… hoặc quà tặng tới khách hàng,…

+ Quảng bá qua các trang mạng xã hội, việc tham gia các trang mạng như

Facebook, Google plus, Twitter,… sẽ giúp SHB trở thành bạn của người tiêu dùng, kết

bạn, trò chuyện và giao lưu với họ. Ngoài ra, SHB cần lồng ghép khéo léo những thông điệp về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của SHB vào các trang mạng xã hội đó để giúp nhiều người biết đến SHB.

+ Quảng bá qua kênh truyền thông tập trung như lắp đặt hệ thống màn hình

chung cư,…; đặt bảng hiệu thể hiện logo và slogan của SHB dọc theo các tuyến đường

giao thông đông đúc;…

+ Quảng cáo trên báo giấy và báo online, SHB nên đưa tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi,… lên các tờ báo uy tín như Tuổi trẻ, Thanh niên, Thời báo kinh tế Sài Gòn,…và trên trang nhất các báo online có đơng người xem như

VnExpress, Vietnamnet,…, các báo chuyên về kinh tế tài chính như VnEconomy,

Cafef,…; phải đảm bảo nội dung đăng tải ngắn gọn nhưng đầy đủ, chọn đăng ở mục

mà đọc giả quan tâm nhiều nhất và có thể hiện logo và địa chỉ liên hệ của SHB.

+ Quảng cáo trên truyền hình, tuy chi phí cao nhưng do thói quen của người

Việt Nam thì đây vẫn là kênh quảng bá có tác động mạnh nhất. SHB nên đưa tin tức dưới dạng phóng sự ngắn trên các kênh truyền hình có lượng người xem nhiều như

VTV, HTV, các kênh truyền hình cáp,…về các sự kiện quan trọng như tổng kết hoạt

động kinh doanh hàng quý, 6 tháng, cuối năm; khai trương điểm giao dịch mới; hoạt động hợp tác tài trợ với các đối tác lớn,...

+ Thông qua các hoạt động tài trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao, ca

nhạc,… Thông qua việc xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, SHB nên tài trợ và

khởi xướng chương trình mang tên mình như Quỹ học bổng SHB,…hoặc tài trợ cho

chương trình ca nhạc, game show được nhiều người quan tâm. Khi chương trình SHB

tài trợ mang ý nghĩa thiết thực, chiếm được cảm tình số đơng người xem thì thương

hiệu SHB dễ gây ấn tượng hơn.

+ Đẩy mạnh tài trợ các hoạt động từ thiện: để thương hiệu ngày càng gắn

bó với cộng đồng, SHB cần duy trì và tăng cường tham gia các hoạt động xã hội như

đóng góp Quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt,… Ngoài ra, SHB tổ chức chương trình xã hội có ý nghĩa cụ thể như “SHB vì cộng đồng” phối hợp với các bệnh viện để tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các dân tộc miền núi, thiểu số,… Khi

3.3.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu SHB 3.3.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng nhận xét danh mục sản phẩm của SHB cịn khá ít, vì thế SHB cần bổ sung thêm nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu

đa dạng của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh cũng như giá trị thương

hiệu của SHB.

+ Đưa công tác xây dựng, phát triển sản phẩm mới hàng năm cũng như chiến

lược phát triển sản phẩm trung dài hạn trở thành một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống SHB, trong đó cần chú trọng phát triển sản

phẩm mới, hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao. Chiến lược này phải được định kỳ

đánh giá, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát triển của SHB trong từng giai đoạn.

+ Phòng phát triển sản phẩm phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng một danh mục sản phẩm hiện đại và tiềm năng trong 3-5 năm tới. Đồng thời, đưa ra lộ trình phát triển cũng như tiêu chí chất lượng cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo thị trường, nhu cầu khách hàng và khảo sát tình hình các sản

phẩm cùng loại trên thị trường. Trước mắt, nhanh chóng ban hành các sản phẩm tiện ích về huy động như tiết kiệm online, tiết kiệm đa ngoại tệ, tiết kiệm rút gốc linh hoạt,…; về tín dụng, cần đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng cá nhân như thấu chi tài khoản, cho vay tín chấp,…

+ SHB có thể chủ động hợp tác, liên kết với các tổ chức, ngân hàng/định chế

tài chính trong và ngồi nước để tiếp nhận, chuyển giao các dịch vụ quốc tế như:

chuyển tiền Western Union, thu hộ/chi hộ giữa SHB và hệ thống bưu điện, thanh toán

trực tuyến vé máy bay, hóa đơn điện, nước, điện thoại, thu hộ hệ thống kho bạc nhà nước,…

+ Xây dựng các gói sản phẩm dành cho từng nhóm khách hàng: Gói sản phẩm có nghĩa là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho từng khách hàng

trong một gói chung, trong đó bao gồm các sản phẩm về tín dụng, huy động vốn, tài trợ

thương mại,… Để đưa ra được các gói sản phẩm cạnh tranh, SHB cần xác định phân

khúc khách hàng mục tiêu theo nhiều tiêu chí khác nhau, hiểu rõ những mối quan tâm của từng nhóm khách hàng để tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp.

+ Xây dựng một số sản phẩm chuyên biệt đối với từng vùng kinh tế trên cơ

sở nghiên cứu hiệu quả chi phí, tính khả thi của sản phẩm, mức độ đáp ứng của hệ

thống về công nghệ, quản lý, đào tạo, vận hành,… cụ thể như sản phẩm cho vay tài trợ

xuất khẩu thủy hải sản, lúa gạo dành cho các doanh nghiệp vùng Đồng Bằng Sông Cửu

Long; sản phẩm cho vay tài trợ thu mua, xuất khẩu cà phê cho vùng kinh tế Tây

Nguyên; sản phẩm cho vay phát triển nghề trồng hoa tươi, rau quả tại Đà Lạt,… Đối

với các sản phẩm mới được phê duyệt, các đơn vị liên quan phải thực hiện đầy đủ công tác chạy thử, kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra triển khai chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 87 - 90)