Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 35)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.4.2. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát khoản vay

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.

Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mơ hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng

1.3.4.3. Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an tồn hoạt động tín

dụng

Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh tốn đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.

Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.

Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.

Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng.

Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay.

Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phịng để đối phó với rủi ro.

Trước khi cho một khách hàng vay, ngân hàng phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; Trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay; Giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan.

1.3.4.4. Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thơng qua các cơng cụ tín dụng phái sinh

Cơng cụ tín dụng phái sinh là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch tín dụng (ngân hàng, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, nhà đầu tư…) nhằm đưa ra những khoản đảm bảo chống lại sự dịch chuyển bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng. Đây là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất.

Những hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ, phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý hiệu quả rủi ro tín dụng vì trên thực tế, khi người đi vay bị phá sản, ngân hàng và nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu thiệt thòi từ khoản đầu tư. Tuy nhiên, khoản thiệt

hại này có thể được bù đắp bởi thu nhập từ các cơng cụ tín dụng phái sinh. Vì vậy, nếu được sử dụng linh hoạt, các cơng cụ tín dụng phái sinh sẽ làm giảm các loại rủi ro nói chung cho ngân hàng, nhà đầu tư.

1.3.5. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xử lý nợ xấu

1.3.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nguyên nhân các khoản nợ xấu xuất phát từ:

- Dư nợ tín dụng tăng q nhanh trong khi trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng chưa đạt tiêu chuẩn, bị thúc ép phát triển chỉ tiêu dư nợ.

- Tài sản thế chấp: Cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng mà không đánh giá nguồn trả nợ chính. Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao, cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao hơn nữa.

- Thu thập thông tin KH, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, chưa thực thiện tốt mục đích sử dụng vốn trước, trong, sau cho vay.

Kinh nghiệm xử lý:

- Họ thành lập các công ty quản lý tài sản mới được thiết lập. Sử dụng phương pháp hoán đổi nợ và vốn cổ phần là chủ yếu. Theo đó, tất cả các khoản nợ xấu từ ngân hàng sẽ được bán cho một hoặc một vài công ty quản lý tài sản mới được thiết lập (AMC), với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khoản tiền để trả cho các tài sản đó sẽ được quy đổi thành giá trị phần vốn góp của AMC đầu tư vào ngân hàng. Theo cách này, phần vốn cơ bản của ngân hàng được bảo toàn, nhưng quan hệ sở hữu bị suy giảm một phần. Sau đó, các AMC sẽ tập trung vào việc thu hồi các khoản nợ xấu.

- Ngồi ra, để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng, chính phủ nước này cịn khuyến khích thực hiện sáp nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh trên quan điểm cho rằng, quản lý thành cơng sẽ tạo ra sự khác biệt và tính hiệu quả của việc quản lý thành công này không bị cản trở bởi quy mô hoạt động. Theo phương châm này thì các ngân hàng nước ngồi thực sự đóng vai trị quan trọng. Trong một số trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngồi có thể xem là đối tác “kép”. Điều

đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.

1.3.5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Các biện pháp chính được Chính phủ đưa ra bao gồm: Cải thiện khn khổ pháp lý bảo đảm an tồn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Củng cố khuôn khổ quy định quản lý:

- Áp dụng phương pháp phân loại nợ khắt khe hơn và áp dụng quy định dừng lãi lũy kế (đối với nợ xấu).

- Xây dựng lộ trình rõ ràng để các ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, đồng thời các u cầu về trích lập dự phịng sẽ được gia tăng 6 tháng 1 lần.

- Ban hành quy định mới về định giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay lớn (cần được định giá bởi bên độc lập).

Tái cấu trúc toàn diện ngành tài chính - ngân hàng:

- Thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc và Bộ trưởng Tài chính.

- Sự cam kết của các quỹ công chúng trong việc hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng và cơng ty tài chính cịn hoạt động tốt.

- Tái cơ cấu tín dụng doanh nghiệp. - Quản lý nợ xấu.

- Đóng cửa, sáp nhập hoặc bán các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính yếu kém.

- Gia tăng giám sát bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tích cực áp dụng các thơng lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng.

- Tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh và chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân hàng này.

- Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương với các tổ chức thiếu lành mạnh còn lại.

1.3.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các quốc gia, có thể rút ra một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu cho Việt Nam như sau:

Thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ

Thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:

(1) Xóa nợ thơng qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào q trình tái cấu trúc các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ.

(2) Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn, tăng tính khả thi trong việc hồn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.

Việc xử lý nợ xấu thông qua các cơ quan quản lý tài sản của các NHTM

Các NHTM hoàn toàn nên chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng khơng gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu khơng làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của các quốc gia được nghiên cứu trên, nên thực hiện cơ chế như sau:

Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà khơng có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm tồn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khốn hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được

đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khốn hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khốn hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

Lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng và quản trị rủi ro tín dụng. Cách thức phân loại, ảnh hưởng của RRTD đến hệ thống NH và nền kinh tế. Các hình thức phân chia rủi RRTD, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, đánh giá xếp hạng rủi ro tín dụng, cách phân loại, cơng thức trích lập dự phịng theo Quyết định 493. Nghiên cứu nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro. Nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan … từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI

NHÁNH 1 – TP.HCM

2.1. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển VietinBank 2.1.1. Giới thiệu về Vietinbank 2.1.1. Giới thiệu về Vietinbank

VietinBank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của Ngành Ngân hàng Việt Nam, được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng tồn quốc với 150 Sở giao dịch, Chi nhánh và trên 900 Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.

Có 4 Cơng ty hoạch tốn độc lập là Công ty Cho Th Tài Chính, Cơng ty TNHH Chứng Khốn, Cơng ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản, Công Ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Là sáng lập viên và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. VietinBank là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính Viễn thơng liên Ngân hàng Tồn cầu.

VietinBank là tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, Master quốc tế, là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm mới nhằm nâng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đợt tăng vốn năm 2012, VietinBank đã trở thành ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

VietinBank đã dành nguồn lực tài chính đầu tư cho trang thiết bị cơ sở vật chất và cơng nghệ, nhờ đó mà đến nay tồn bộ hệ thống mạng lưới từ Trụ sở chính đến Chi

nhánh, các phịng giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế quy chuẩn mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)