1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Các biện pháp chính được Chính phủ đưa ra bao gồm: Cải thiện khuôn khổ pháp lý bảo đảm an tồn hoạt động ngành tài chính ngân hàng và tiến hành các bước tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Củng cố khuôn khổ quy định quản lý:
- Áp dụng phương pháp phân loại nợ khắt khe hơn và áp dụng quy định dừng lãi lũy kế (đối với nợ xấu).
- Xây dựng lộ trình rõ ràng để các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đồng thời các u cầu về trích lập dự phịng sẽ được gia tăng 6 tháng 1 lần.
- Ban hành quy định mới về định giá tài sản đảm bảo cho các khoản vay lớn (cần được định giá bởi bên độc lập).
Tái cấu trúc tồn diện ngành tài chính - ngân hàng:
- Thành lập Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính cấp cao tham mưu cho Thống đốc và Bộ trưởng Tài chính.
- Sự cam kết của các quỹ công chúng trong việc hỗ trợ tái cấp vốn cho các ngân hàng và cơng ty tài chính cịn hoạt động tốt.
- Tái cơ cấu tín dụng doanh nghiệp. - Quản lý nợ xấu.
- Đóng cửa, sáp nhập hoặc bán các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính yếu kém.
- Gia tăng giám sát bảo đảm an tồn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời tích cực áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng.
- Tái cơ cấu hoạt động các ngân hàng quốc doanh và chuẩn bị cho cổ phần hóa các ngân hàng này.
- Sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương với các tổ chức thiếu lành mạnh còn lại.