Tình hình nợ quá hạn tại VietinBank-CN1-TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 50 - 53)

2.2. Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại Vietinbank-CN1-

2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn tại VietinBank-CN1-TPHCM

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại VietinBank-CN1-TPHCM giai đoạn 2009-2012 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 2.875 3.950 4.432 5.307 Nhóm 1 99,55% 99,78% 98,38% 99,87% Nhóm 2 0,11% 0,02% 1,53% 0,03% Nhóm 3 0,10% 0,03% 0,00% 0,04% Nhóm 4 0,20% 0,01% 0,05% 0,03% Nhóm 5 0,03% 0,16% 0,04% 0,03% Tỷ lệ nợ quá hạn (2+3+4+5) 0,45% 0,22% 1,62% 0,13% Tỷ lệ nợ xấu (3+4+5) 0,34% 0,20% 0,09% 0,10%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh từ 2009-2012 của VietinBank-CN1-TPHCM)

Tỷ lệ nợ xấu của CN từ năm 2009 đến 2012 có sự cải thiện rất tốt. Cụ thể: Năm 2009 tỷ lệ xấu của CN là 0,34% và đến năm 2010, giảm xuống còn 0,2%. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm, năm 2011 và năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đều dưới 0,1%. Đây là một tỷ lệ nợ xấu rất thấp, đảm bảo được mức độ an tồn tín dụng theo quy định của NHNN là dưới 3%.

của NQH nhóm 2 tăng nhanh là do năm 2011 CN có phát sinh một số doanh nghiệp về sản xuất và chế biến nơng sản, đặc biệt là nghành hạt điều gặp khó khăn và mất khả năng thanh toán. Nhưng sang năm 2012, CN tích cực xử lý nợ nhóm 2 của nhóm KH này nên đến cuối năm 2012 tỷ lệ NQH của CN giảm xuống cịn 0,13%. Việc xử lý nhóm nợ này CN gặp nhiều khó khăn, Ban lãnh đạo đã phải bố trí cán bộ trực tiếp trực kho hàng để đảm bảo không bị KH cấu kết với bảo vệ để lừa đảo NH lấy hàng trong kho, CN kiên quyết đảm bảo khi xuất hàng bán thì tiền về NH ngay để thu nợ. Đây cũng là thời gian xử lý nợ rất vất vả cho CN, nhưng qua đó cũng cho ta thấy CN cũng đã rất tích cực trong việc xử lý và thu hồi nợ.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của VietinBank với các ngân hàng TMCP trên địa bàn Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ nợ xấu của một số ngân hàng trên địa bàn TPHCM giai đoạn

2011 – 2012

ĐVT: %

STT Tỷ lệ nợ xấu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

1 VietinBank-CN1-TPHCM 0,09% 0,10% 0,01% 2 BIDV 2,50% 2,70% 0,20% 3 MB 1,62% 1,85% 0,23% 4 Vietcombank 2,01% 2,25% 0,24% 5 Vietinbank (cả hệ thống) 0,75% 1,46% 0,71% 6 Sacombank 0,57% 1,89% 1,32% 7 ACB 0,89% 2,50% 1,61%

(Nguồn báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 – 2012 của ngân hàng BIDV, VietinBank, MB, Vietcombank, Sacombank, ACB)

Năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể, phá sản cũng như mất khả năng thanh toán, dẫn tới nợ xấu của các ngân hàng đều tăng cao. VietinBank cũng là ngân hàng không ngoại

lệ, mặc dù có tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 1,46% ở mức thấp so với các NH khác và vẫn đảm bảo thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cho phép của NHNN là 3% song tốc độ tăng nợ xấu của VietinBank so với năm 2011 khá cao, tăng gấp đôi (tương ứng tăng 0,71%) trong khi ngân hàng BIDV, Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (đều cao hơn 2%) nhưng tốc độ tăng tỷ lệ nợ xấu so với năm 2011 lại thấp hơn VietinBank. Cụ thể: So với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của BIDV tăng 0,2%, VCB tăng 0,24%. Ngân hàng ACB và Sacombank có mức tăng tỷ lệ nợ xấu năm 2011 và năm 2012 tương ứng là 1,32%; 1,61%, mức tăng đều cao hơn VietinBank. Trước tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với năm 2011, cho thấy rủi ro tín dụng của VietinBank ngày càng tăng vì vậy VietinBank cần có nhiều biện pháp xử lý nợ cũng như nâng cao công tác thẩm định nhằm tăng chất lượng tín dụng cho tồn hệ thống.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của VietinBank-CN1-TPHCM với các chi nhánh VietinBank trên cùng địa bàn TPHCM

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ nợ xấu của một số chi nhánh VietinbBank trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 – 2012

STT Tỷ lệ nợ xấu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

1 VietinBank-CN1-TPHCM 0,09% 0,10% 0,01%

2 VietinBank-CN TPHCM 0,01% 1,39% 1,38%

3 VietinBank-CN Nam Sài Gòn 0% 25% 25%

4 Vietinbank (cả hệ thống) 0,75% 1,46% 0,71%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank năm 2011-2012)

Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 và 2012 của VietinBank-CN1-TPHCM ở mức tương đối thấp so với các chi nhánh trên địa bàn TPHCM và cả toàn hệ thống VietinBank. Cụ thể: Toàn hệ thống tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0,75% và năm 2012 tỷ lệ này tăng gấp đôi ở mức 1,46%. Các chi nhánh đều tăng, đặc biệt VietinBank-CN TPHCM nằm gần

nợ, một tỷ lệ nợ xấu rất lý tưởng, thì đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh này đã tăng lên 139 lần tức 1,39%. Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trên địa bàn TPHCM là CN Nam Sài Gòn, tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 0% nhưng tăng nhảy vọt lên 25%, đa số nợ xấu của CN là do cho vay các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh nông sản, đặc biệt là mặt hàng cà phê, do tình hình biến động thị trường và kinh doanh yếu kém nên doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn. Đặc biệt rủi ro cho chi nhánh này là do TSĐB là bất động sản chỉ chiếm 15%, còn lại đều là cầm cố kho hàng. VietinBank-CN Nam Sài Gòn đã để xảy ra tình trạng bảo vệ kho hàng và khách hàng lừa đảo lấy hàng trong kho dẫn đến khi cần xử lý tài sản thì đã khơng cịn hàng hóa trong kho. Đây là một rủi ro rất lớn cho ngân hàng và cũng đã được hệ thống VietinBank cảnh báo các chi nhánh cần thận trọng khi cho vay cầm cố kho hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)