Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu và Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 39)

1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụn gở một số nước trên thế giới và bài học

1.4.1.1 Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu và Mỹ

Về QTRRTD: Các NH Mỹ tập trung đưa ra các hướng xử lý tối ưu cho các khoản nợ xấu (giảm lãi suất, giảm giá trị các khoản chi trả để khách hàng có thể trả nợ mà khơng bán TSBĐ, …) và tránh việc thu hồi nợ. Vì thu hồi nợ có thể hiệu quả hơn thơng qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp đang hoạt động hơn là phải xử lý tài sản.

Về ứng dụng các chuẩn mực Basel trong QTRRTD: theo kết quả khảo sát

của Uỷ ban Basel về việc ứng dụng các chuẩn mực Basel II trong đánh giá RRTD, nhận thấy Mỹ và các nước Châu Âu chủ yếu ứng dụng các phương pháp xếp hạng nội bộ, trong đó, các NH có quy mơ vốn lớn ứng dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao. Theo báo cáo của NH trung ương Châu Âu, đến cuối năm 2006, có khoảng 20% số NH trong tồn hệ thống đảm bảo được đầy đủ theo chuẩn mực

Basel, các NH còn lại được xem xét áp dụng đến năm 2009. Tại Mỹ, Basel II được áp dụng vào năm 2008 ở một số tổ chức tài chính: Cơ quan kiểm soát tiền tệ, hệ thống dự trữ liên bang, tập đồn bảo hiểm tiền gửi và cơ quan kiểm sốt tiền gửi. Tháng 10/2011, Liên minh Châu Âu (EU) đã đề xuất các quy chế lên Quốc hội để đưa Basel III vào luật và yêu cầu Chính phủ EU thông qua. Tại Mỹ, Cục Dự trữ

Liên bang (FED) và các cơ quan điều hành phải đưa ra bộ luật riêng trên cơ sở đối chiếu quy định Basel III với Đạo luật Dodd – Frank. Trong đó, đạo luật này cấm sử dụng các quy định xếp hạng TD (trong khi Basel III vẫn sử dụng), việc cấm sử dụng xếp hạng TD bắt nguồn từ phê phán cho rằng Moody’s và các công ty xếp hạng khác đã đánh giá sái mức tín nhiệm của chứng khốn cầm cố dẫn đến lạm phát và bong bóng nhà đất tại Mỹ.

1.4.1.2 Kinh nghiệm từ các nước Châu Á

Về QTRRTD: Các nước như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, …

QTRRTD kết hợp nhiều biện pháp, chẳng hạn: tuân thủ những nguyên tắc TD thận trọng, HMTD, trích lập dự phịng, kiểm tra giám sát, quản trị hệ thống thông tin TD, ….

Quản trị RRTD bằng biện pháp trích lập dự phịng

Trích lập dự phịng là cách thức hữu hiệu để QTRR do tổn thất TD. Việc trích lập dự phịng phải căn cứ và thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khách nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

+ Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

+ Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát NH có quyền u cầu trích lập dự phịng cho các khoản vay cần chú ý …

QTRRTD bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc TD thận trọng

+ Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đơng ở mức 25% vốn tự có NH hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có NH.

+ Singapore: NH khơng được phép tham gia vào các hoạt động phi tài

chính. Cũng khơng được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có NH. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có NH.

+ Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của

NH. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn NH, 50% giá trị ròng của DN và 25% giá trị nợ.

Quản trị RRTD bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung TD là hoạt động được xem là thường xuyên

đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của NH đối với khách hàng vay riêng

lẻ hay nhóm khách hàng vay:

+ Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của NH và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của NH.

+ Singapore: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH.

+ Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH.

Quản trị RRTD bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước cho

vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

+ Hàn Quốc: sử dụng mơ hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm).

+ Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

Quản trị RRTD bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin TD

Tổ chức tốt hệ thống thông tin TD sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ

+ Singapore: Hiệp hội NH tổ chức và quản lý thông tin TD từ các thành viên. Hỗ trợ thông tin về các khoản TD lớn.

+ Thái Lan: Cục thông tin TD được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các NH báo thơng tin về Cục, sau đó Cục thơng tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay khách hàng, không cung cấp thông tin thẩm định TD.

Từ năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã cho phéo hình thành thị trường mua bán nợ xấu NH với sự tham gia của nhiều thành phần: quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế. Tại Nhật Bản, hiện nay các NH đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được, tổ chức dịch vụ tài chính đóng vai trị

quan trọng trong việc ép NH thực hiện cơng các dự phịng cần thiết cũng như xử lý các khoản nợ xấu đã kéo dài trong nhiều năm.

Về ứng dụng các chuẩn mực Basel trong QTRRTD: Hầu hết các nhà quản lý

ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khn khổ

này sẽ đưa ra nhiều khích lệ để cải thiện công tác quản trị rủi ro.

Đối với Basel III, chính phủ Trung Quốc quy định chặt chẽ hơn về vốn đối

với NH để phù hợp với các chuẩn mực mới này, thời gian thực hiện từ 01/01/2013. Theo đó, tỷ lệ CAR cho các NH quan trọng là 11,5%, các NH còn lại là 10,5%

(trước năm 2008, tỷ lệ này là 8%). Đồng thời, các NH phải đánh giá lại giá trị và rủi ro của tất cả các nhóm tài sản, kể cả các trái phiếu được phát hành bởi các NH khác.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam

Khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng

khoán khuynh đảo. Năm 2008 chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế

để chống chọi với khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chứng khốn hóa

bất động sản và các khoản nợ, từ đó tạo ra những chuỗi giá trị ảo: cho vay thế chấp – chứng khốn hóa các khoản cho vay – dùng tiền thu được tiếp tục cho vay mà nguyên nhân là do các NH sử dụng địn bẩy tài chính q cao và cho vay quá dễ dãi, công tác thanh tra giám sát chưa kịp thời, …. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008 đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là rất rõ rệt: lạm phát cao, chính sách vĩ mơ thiếu ổn định, thị trường BĐS đóng băng, nhiều NH có dấu hiệu mất khả năng thanh khoản, nợ xấu gia tăng, cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh,…

Qua kinh nghiệm QTRR của một số nước trên thế giới và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 đến hệ thống NHTM trong thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam như sau:

− Nguy cơ khủng hoảng tài chính khơng loại trừ bất cứ quốc gia, tổ chức nào. Quốc gia, tổ chức càng lớn thì nguy cơ khủng hoảng càng cao do bắt nguồn từ sự yếu kém của công tác quản trị rủi ro, để rủi ro vượt quá tầm kiểm soát.

− Rủi ro khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn, liên quan đến RRTD, đặc biệt là RRTD của các NHTM. Vì vậy, các NH cần tuân thủ đúng và đầy đủ các quy

thẩm định của NVTD; đánh giá khả năng trả nợ, phương án kinh doanh hiệu quả

hơn là chú trọng đến TSBĐ của khách hàng; có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau giải ngân và đánh giá khách hàng định kỳ.

− Yêu cầu vốn tối thiểu đối với các NH là rất quan trọng, tuy nhiên vẫn chưa

đủ để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của NH.

− Các NHTM phải chú trọng công tác quản trị rủi ro và công tác thanh tra, giám sát rủi ro để kịp thời phát hiện và kiểm sốt rủi ro nói chung.

− Khi các loại hình hoạt động kinh doanh khách phát triển như: mua bán nợ,

mua bán công ty, csc sản phẩm phái sinh, … sẽ làm cho cơng tác quản trị rủi ro ngày càng khó khăn. Các NH cần nâng cao công tác dự báo và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động để tạo sự ổn định và phát triển cho NH.

− Các NHTM Việt Nam phải lựa chọn cho mình một mơ hình QTRRTD thích hợp nhất nhằm đo lường và kiểm soát tốt RRTD trong hoạt động TD. Đặc biệt, các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng các tiêu chuẩn của Basel II về QTRRTD nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động QTRRTD, đưa ra lộ trình phù

hợp áp dụng Basel III nhằm bảo đảm an tồn trong hoạt động NH và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường tài chính trong nước và thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về RRTD và

QTRRTD: khái niệm về RRTD NH, nguyên nhân gây ra RRTD, những thiệt hại do RRTD, khái niệm RRTD, mục tiêu, nhiệm vụ của công tác QTRRTD, khái niệm hiệu quả QTRRTD, ý nghĩa nâng cao hiệu quả QTRRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTRRTD, các mơ hình đo lường RRTD, … Đồng thời, từ kinh

nghiệm QTRRTD tại một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước mới nổi (có

nền kinh tế phát triển ở mức Việt Nam đang hướng tới trong tương lai không xa) và xuất phát từ nội lực, quy mô của các NH, tác giả rút ra bài học cho NHTM Việt Nam trong việc đảm bảo tuân thủ lý luận đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn theo cơ chế kiểm sốt chặt chẽ nhằm tránh các hiệu ứng đơ-mi-nơ.

Các chuẩn mực Basel đang được các nước trên thế giới sử dụng làm cơ sở và nền tảng cốt yếu cho hoạt động quản trị rủi ro của hệ thống NH. Ở Việt Nam, Chính phủ và NHNN đã và đang nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản trị rủi ro và đưa ra lộ trình vận dụng các nguyên tắc của Basel cho hệ thống NHTM, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa và kiểm soát tốt các loại rủi ro, giảm

thiểu các tác động tích cực của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

PHƯƠNG NAM

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM PHƯƠNG NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM Tên quốc tế: PHUONG NAM COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Trụ sở chính: 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp HCM

NHTMCP Phương Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động NHTMCP số: 030/NH-GP ngày 17/3/1993 của NHNN và Giấy phép thành lập công ty số: 393/GP-UB ngày 15/4/1993. Ngày 19/5/1993, NHTMCP Phương Nam chính thức

đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng. Trong năm đầu hoạt động,

NHTMCP Phương Nam đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng, dư nợ 21,6 tỷ đồng,

lợi nhuận 258 triệu đồng với mạng lưới hoạt động gồm 1 Hội sở và 1 chi nhánh. Trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường còn non trẻ và sự tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, NHNN đã chủ trương tập trung xây dựng hệ thống NHTM vững mạnh. Theo chủ trương đó, HĐQT đã đề ra

những chiến lược hoạt động, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của NHTMCP Phương Nam. Cũng trong giai đoạn 1997 – 2003, hoạt động sáp nhập các NH và tổ chức TD khác vào hệ thống NHTMCP Phương Nam diễn ra mạnh mẽ:

− Năm 1997, sáp nhập NHTMCP Đồng Tháp. − Năm 1999, sáp nhập NHTMCP Đại Nam.

− Năm 2000, mua Quỹ tín dụng Nhân dân Định Công (Hà Nội). − Năm 2001, sáp nhập NHTMCP Nông thôn Châu Phú.

− Năm 2003, sáp nhập NHTMCP Nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ).

Năm 2006, NHTMCP Phương Nam đưa vào hoạt động hệ thống nhận diện

NHTMCP Phương Nam được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp “Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000”. Cũng trong năm 2006,

NHTMCP Phương Nam đã triển khai chương trình hiện đại hố cơng nghệ thơng tin trong mọi mặt hoạt động, chính thức vận hành và đưa vào hoạt động hệ thống công nghệ NH lõi là TCBS (Core Banking), hệ thống này cho phép tất cả các đơn vị nối mạng nội bộ, giao dịch tức thời trên một cơ sở dữ liệu tập trung tại Hội sở.

Ngày 27/12/2007, Tập đồn tài chính NH UOB (Singapore) chính thức là đối tác chiến lược của NHTMCP Phương Nam, sỡ hữu 15% cổ phần và hiện nay là 20% cổ phần.

Bằng niềm tin vững chắc và lòng nhiệt huyết, Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng động, có tinh thần trách nhiệm, NHTMCP

Phương Nam đã có những bước đi vững chắc và khơng ngừng phát triển. Đến nay, NHTMCP Phương Nam trở thành một trong những NHTMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo niềm tin cho khách hàng. Đến ngày 31/12/2012, NHTMCP Phương Nam đạt vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 75.269 tỷ đồng, tổng số cán bộ và nhân viên hơn 3.000 người, mạng lưới hoạt động gồm 141 đơn vị và 01 công ty trực thuộc trên tồn quốc.

Nhìn chung, trong suốt gần 20 năm hoạt động, NHTMCP Phương Nam luôn cam kết mang đến giá trị Tín trong chất lượng từng dịch vụ, thủ tục nhanh chon, phục vụ khách hàng chu đáo, … Ban điều hành NHTMCP Phương Nam đã xác

định giữ tiêu chí hoạt động của mình – “Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng”,

mang sứ mệnh đem sự thịnh vượng đến với cộng đồng, xã hội và từng khách hàng.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 – 2012

Trong quá trình hoạt động, NHTMCP Phương Nam luôn giữ vững sự tăng

trưởng và ổn định qua từng năm, nhất là giai đoạn trước năm 2008. Tuy nhiên, từ sau năm 2008, hoạt động kinh doanh của NHTMCP Phương Nam cũng như hệ

thống NHTM bị chậm lại và hiệu quả chưa cao, nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới , các chính sách quản lý vĩ mô của NHNN và các

quy định nội bộ của NHTMCP Phương Nam. Điều này được thể hiện qua kết quả

hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2008 – 2012 như sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của NHTMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)