Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế chính sách đối với hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 105 - 107)

3.3 Kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng nhà nước

3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và cơ chế chính sách đối với hoạt động tín

dụng NH

™ Đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan:

− Hoàn thiện hệ thống pháp lý bao gồm các luật, các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động TD NH một cách đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo, vướng mắc khi vận dụng trong thực tiễn. Cần thống nhất quan điểm và quy định cụ thể về chế chấp và bảo lãnh trong hoạt động TD NH của toà án, thi hành án, NHNN, cơ

quan cơng chứng, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất. Cần quy định rõ trong

Luật các TCTD về tỷ lệ nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp liên quan đến cổ đông của NH, cấm hoặc hạn chế bằng một tỷ lệ vốn nhất định các NHTM tham

gia mua trái phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến các cổ đông của NH, …

nhằm tạo môi trường pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho các NHTM hoạt động một cách hiệu quả, cũng như hạn chế RRTD phát sinh từ các doanh nghiệp trong mối quan hệ sở hữu chéo của các cổ đơng đối với NHTM.

− Hồn thiện cơ chế chính sách về dự báo, điều hành và chỉ đạo kịp thời nhằm

định hướng nền kinh tế, phát triển bền vững thị trường tài chính, tiền tệ trước những

biến động khó lường của kinh tế thế giới. ™ Đối với NHNN

− Nghiên cứu, xây dựng, chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp luật về ngoại hối, phân loại nợ, bảo đảm an toàn, … nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống NH Việt Nam và phù hợp với thơng lệ, các chuẩn mực quốc tế. Trong đó, sớm sửa đổi, bổ sung QĐ 493 và QĐ 18 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ. Chẳng hạn, về vấn đề gia hạn nợ cần căn cứ vào thời gian gia hạn và số lần gia hạn để phân loại nợ (hiện tại chỉ căn cứ vào số lần gia hạn nợ), …. Từ đó, việc trích lập dự phịng rủi ro sẽ chính xác hơn vì phân loại nợ dựa trên cơ sở là mức độ RRTD đã được NH đánh giá và xếp hạng.

− NHNN phối hợp với Chính phủ và các cơ quan nhà nước để xây dựng và điều hành các chính sách, mơ hình và các vấn đề phát sinh trong hoạt động thực tiễn

của hoạt động NH. Thứ nhất, về thị trường mua bán nợ Việt Nam còn rất sơ khai,

hiện mới chỉ có Cơng ty mua bán nợ thuộc Bộ Tài chính (DATC) chủ yếu tập trung xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước cổ

phần hố, các Cơng ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của các NHTM chủ yếu mua bán nợ nội bộ, việc mua bán nợ ở các NH khác cũng rất khó khăn. Mới đây (tháng 5/2013), Thủ tướng đã ký quyết định thành lập Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức TD Việt Nam (VAMC), đi vào hoạt động từ quý II (9/7/2013) với số vốn 500.000 tỷ đồng để mua lại nợ xấu của hệ thống NHTM. Đây là việc làm cần thiết nhưng

hiệu quả hoạt động của công ty này là chưa thể biết được. Thứ hai, để giải quyết nợ xấu không qua mua bán nợ, NHNN có thể nghiên cứu kinh nghiệm một số nước phù hợp với Việt Nam, có thể quốc hữu hố các NH yếu kém hoặc bơm vốn để nắm cổ phần chi phối, sau khi các NH phục hồi, NN thu hồi lại vốn thông qua tư nhân hoá, hoặc cho phép các NH yếu kém nhiều nợ xấu tự sụ đổ, … Thứ ba, kết hợp

nhiều giải pháp, cho phép các đối tác nước ngoài mua cổ phần với tỷ lệ cao hơn để cải thiện chất lượng công tác quản trị, mặt khác, tái cấu trúc hệ thống (hợp nhất, sáp

nhập) như hiện nay. Thứ tư, trong dài hạn phải phát triển thị trường tài chính, trong

đó triển khai các cơng cụ chứng khốn phái sinh để các NHTM có thể bán các

khoản nợ cho nhà đầu tư lúc chúng chưa là nợ xấu, giúp NH phòng ngừa và hoán

đổi RRTD và linh hoạt hơn trong quản lý danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)