Nguyên nhân từ môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 69 - 72)

2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

2.3.1.1 Nguyên nhân từ môi trường pháp lý

Hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập

Trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, NHNN, … đã ban hành nhiều luật và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các NHTM trong đó

có hoạt động TD. Tuy nhiên, một số văn bản pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn thì cịn chậm, gặp phải nhiều vướng mắc và chưa phù hợp. Chẳng hạn, quan điểm khác nhau về thế chấp, bảo lãnh STBĐ trong quan hệ TD hiện nay của các cơ quan Toà án dẫn đến việc tranh chấp giữa TCTD với khách hàng là bên thứ ba, đã có nhiều trường hợp Tố tun hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba vô hiệu vì cho rằng hợp đồng mà các bên ký kết có ba bên nhưng nội dung là thế chấp

khơng có nội dung bảo lãnh, và nội dung của hợp đồng này không phù hợp với Điều 718 Bộ luật Dân sự về “Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất”, mặc dù hợp đồng nêu trên đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của Bộ luật dân sự và Luật đất đai. Hoặc như Luật đất đai 2003 có quy định

“đất thuê trong khu công nghiệp (đã trả tiền thuê đất trong suốt thời hạn thuê đất) sau ngày 01/07/2004” không được thế chấp. Tuy nhiên thông tư 01/2005/TT- BTNMT lại quy định đất thuê trong trường hợp nêu trên được thế chấp. Rõ ràng ở

đây có sự chồng chéo về quy định pháp luật.

Cơ chế điều hành thị trường tiền tệ của NHNN chưa phù hợp

Trong giai đoạn 2008 – 2012, NHNN liên tục thay đổi chính sách và sử dụng các cơng cụ hành chính trong cơng tác điều hành đã khiến các NHTM khơng kịp thích ứng. Chẳng hạn về cơ chế điều hành lãi suất, ngày 16/05/2008, NHNN ban

hành quyết định 16/2008/QĐ-NHNN, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh

doanh bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất

cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Đến năm 2009, NHNN ban hành

thông tư 01/2009/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay thoả thuận đối với nhu

cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ TD. Ngày 26/02/2010, NHNN ban hành thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định các TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận ngoại trừ cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, đến ngày 14/01/2010, ban

hành thơng tư 12/2010/TT-NHNN theo đó các TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận đối với khách hàng. Đến năm 2012, NHNN quy định trần

lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam theo Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 04/05/2012 và Thông tư 20/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012.

Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chưa hiệu quả và hệ thống thơng

tin TD chưa hồn chỉnh

Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua vẫn còn nhiều

hạn chế, chủ yếu là thanh tra tại chỗ, khả năng giám sát từ xa thị trường tiền tệ và kiểm sốt rủi ro cịn yếu. Cơng tác thanh tra hoạt động các NH chủ yếu là xử lý các vụ việc đã phát sinh, thiếu các biện pháp phịng ngừa và ngăn chặn rủi ro có hiệu quả. Chẳng hạn việc huy động cũng như cho vay vượt trần lãi suất trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh không lành mạnh trong cuộc chạy đua lãi suất, NHNN xử lý chưa nghiêm và không triệt để làm ảnh hưởng đến hoạt động toàn hệ thống đặc biệt là vấn đề thanh khoản. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và cơng nghệ mới, thanh tra

NH còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm

được đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm sốt

tồn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra NH hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và

phòng ngừa rủi ro, vi phạm. Mơ hình tổ chức của thanh tra NH cịn nhiều bất cập. Do vậy, có những sai phạm của các NHTM khơng được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Bên cạnh đó, sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của NH trung ương nếu không

đúng với bản chất và kém hiệu quả cũng là nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến tỷ

lệ nợ xấu cao cho một quốc gia.

Bất cập trong hệ thống quản lý thông tin

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và NH. Trung tâm thông tin TD NH (CIC) của NHNN hoạt động đã hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình hoạt động TD nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn

đơn điệu, thiếu cập nhật, nhiều khi cịn có sai sót, và cũng chưa chủ động cung cấp

các thông tin rủi ro về khách hàng cho NH. Thông tin TD chưa nêu những nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách khách hàng, uy tín khách hàng, xếp loại doanh nghiệp, … và xung chưa nêu được những nguyên nhân của những khoản nợ xấu. Mối liên kết giữa CIC và TCTD rất lỏng lẻo và chưa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin.

Đây cũng là thách thức cho hệ thống NH trong việc mở rộng và kiểm soát tốt

TD trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các NH cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng TD trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống NH.

Chính mơi trường pháp lý chưa thuận lợi đã làm cho hoạt động của các

NHTM trong đó có NHTMCP Phương Nam gánh chịu những rủi ro khó có thể kiểm sốt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)