Nhóm giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 99 - 103)

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích và thẩm định tín dụng

RRTD bắt nguồn từ những sơ suất và thiếu chính xác trong phân tích và thẩm định TD dẫn đến quyết định cấp TD sai lầm. Do vậy, trong quá trình cấp TD cho khách hàng, cơng tác phân tích và thẩm định rất quan trọng, là cơ sở chính để

đề xuất TD. Đây là khâu quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD ở mức tối ưu nhất,

ít thiệt hại nhất. Theo mơ hình cấp TD mới, hồ sơ TD sau khi được NVQHKH thu thập và xem xét đầy đủ về các điều kiện cấp TD của NHTMCP Phương Nam sẽ

chuyển cho NVPTTD tiến hành phân tích và thẩm định. Do đó để cơng tác thẩm định có chất lượng thì NVQHKH phải làm tốt khâu tiếp nhận và xem xét khách

về tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng, tính hiệu quả của dự án/phương án vay vốn, tính pháp lý của khách hàng, dự án đầu tư, TSBĐ, phải xác định được mức độ rủi ro, từ đó xác định giới hạn TD, … Mặt khác, chính sách TD, các quy chế quy trình TD phải quy định chi tiết, rõ ràng về các điều kiện và thủ tục vay vốn cho từng đối tượng khách hàng, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động cũng như căn cứ xác định giới hạn TD, phần bù rủi ro của khách hàng, … để giải quyết mâu thuẫn (nếu có) giữa NVQHKH và NVPTTD trong q trình tác nghiệp và đề xuất TD.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cơng tác phân tích và thẩm định TD, cần

chú trọng công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và điều động NVPTTD một cách khoa học. NVPTTD cần thiết phải có một trình độ chun mơn về ngành tài chính – ngân hàng (từ Đại học trở lên), được đào tạo thêm các kỹ năng và bồi dưỡng các

kiến thức liên quan trong quá trình làm việc và đặc biệt là phải có kinh nghiệm cơng tác ở vị trí NVQHKH hoặc tương đương, có kiến thức thị trường, kinh tế vĩ mô, khả năng dự báo, phân tích và đánh giá RRTD, … Xây dựng chính sách lương thưởng và chế tài đối với NVPTTD một cách cạnh tranh và phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc, tránh những tiêu cực phát sinh trong q trình cấp TD.

3.2.2.2 Xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng trong từng thời kỳ

Để hạn chế RRTD, cần phải xây dựng mơ hình cụ thể trong việc xác định

giới hạn TD. Trước tiên, NVTD có thể sử dụng cơng thức xác định nhu cầu vốn lưu

động hay nhu cầu vốn đầu tư của dự án để tính trước HMTD cần thiết cho khách

hàng. Sau đó tiến hành tính tốn mức độ rủi ro bằng một mơ hình lượng hố rủi ro cụ thể, chấm điểm và xếp hạng khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng TD nội bộ, thông qua việc thẩm định và phân tích TD khách hàng để xác định giới hạn TD.

Giới hạn TD này có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn HMTD đã xác định ban đầu và nó phụ thuộc vào mức độ rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính và lịch sử quan hệ TD của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh

nghiệp quy mơ lớn và quan hệ TD thường xun thì NHTMCP Phương Nam cần phải xác định giới hạn TD cho từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Từ kết quả thẩm định, đo lường và đánh giá rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng TD nội bộ,

NHTMCP Phương Nam tiến hành cấp hạn mức tính dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động khách hàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố dẫn đến kết quả kinh doanh không đạt mục tiêu và thông qua công tác kiểm tra, giám sát vốn vay định kỳ, NH sẽ đánh giá lại tình hình khách hàng, tiến hành chấm điểm và xếp hạng lại trên cơ sở xác định lại giới hạn TD cho khách hàng. Điều này tránh được tình trạng cấp TD quá mức và giúp q tình kiểm sốt RRTD của NH hiệu quả hơn.

3.2.2.3 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân, sử dụng vốn và chú trọng cơng tác phịng ngừa, cảnh báo khoản nợ có vấn đề trọng cơng tác phịng ngừa, cảnh báo khoản nợ có vấn đề

Hồ sơ TD sau khi được phê duyệt, NVQLTD tiến hành kiểm tra, rà soát lại các thủ tục và điều kiện cấp TD đảm bảo tuân thủ mọi quy định của NH. Nếu hồ sơ

đầy đủ và phù hợp thì tiến hành giải ngân cho khách hàng thơng qua chương trình

TCBS. KSVTD có trách nhiệm xem xét lại toàn bộ hồ sơ TD và kiểm soát các giao dịch mà NVQLTD đã thực hiện trên TCBS. Thực hiện giải ngân bằng hình thức chuyển khoản để dễ kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt (trừ những trường hợp đặc thù: trả lương cho công nhân, mua nông

lâm thủ sản của người dân, …) theo đúng quy định tại thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của NHNN quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của TCTD.

Sau khi giải ngân cho khách hàng, các nhân viên và bộ phận liên quan cần phải kiểm tra và đánh giá định kỳ tình hình hoạt động khách hàng, đánh giá lại

TSBĐ, cập nhật tình hình quan hệ TD tại các TCTD khác, … Để từ đó có đủ thơng tin, dữ liệu phân tích và đánh giá lại tình hình khách hàng, đồng thời nhập liệu bổ sung vào hệ thống xếp hạng TD nội bộ nhằm có biện pháp xử lý thích hợp như: xác

định lại giới hạn TD cho lần giải ngân tiếp theo, ngừng giải ngân, thu hồi nợ,…

Mặt khác, thông qua việc kiểm tra và giám sát chặt chẽ vốn vay, NH có thể phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề, các khách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính, giải thể và phá sản doanh nghiệp hay khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, … Từ

đồng TD trước hạn, khởi kiện, tố cáo, … nhằm mục đích phịng ngừa và hạn chế

RRTD, nâng cao hiệu quả QTRRTD của NHTMCP Phương Nam.

3.2.2.4 Nâng cao vai trị kiểm tra, kiểm sốt nội bộ và quy định báo cáo thống kê

Cơ cấu lại P.KTKSNB & PC, theo đó tách bộ phân Pháp chế ra khỏi phòng này (đồng thời nhập vào Trung tâm QLN), ban hành lại quy chế tổ chức và hoạt

động của P.KTKSNB trên cơ sở bộ máy hoạt động đặt tại Hội sở chính và các khu

vực. Định kỳ và đột xuất tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của

các đơn vị trong khu vực và báo cáo về P.KTKSNB tại Hội sở chính. Nâng cao vai trị kiểm tra, kiểm sốt nội bộ từ các đơn vị đến Hội sở chính, xây dựng quy trình

kiểm sốt, giám sát hoạt động kinh doanh theo 3 cấp độ:

Kiểm tra, kiểm soát sơ bộ: Nhân viên các Bộ phận/Phòng liên quan thường

xuyên thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm soát lại các công việc đã làm theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ phận/Phịng cũng như quy định, quy trình, quy chế của NH nhằm phát hiện những sai sót (nếu có) và phát hiện những dấu hiệu rủi ro, báo cáo Lãnh đạo đơn vị xem xét, điều chỉnh và xử lý.

Kiểm soát và phê duyệt: cấp độ này do kiểm soát viên hoặc Lãnh đạo

Phịng/Đơn vị đảm nhiệm, thực hiện chức năng kiểm sốt và phê duyệt các công

việc, giao dịch của nhân viên các Bộ phận/Phòng liên quan và giải quyết các thiếu sót của cấp kiểm tra, kiểm sốt nội bộ.

Kiểm tra, kiểm soát định kỳ: P.KTKSNB phân cơng các tổ, đồn kiểm tra

tiến hành kiểm tra hoạt động các đơn vị trong khu vực định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của HĐQT và BTGĐ để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm (nếu có), đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa RRTD.

Xây dựng quy định về chế độ báo cáo thống kê nội bộ của NHTMCP

Phương Nam và yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ chế độ báo cáo thống kê theo quy định, để các Bộ phận/Phịng thực hiện chức năng giám sát, BTGĐ, HĐQT có đủ cơ sở dữ liệu và thông tin giúp công tác quản lý, điều hành đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)