Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 55 - 56)

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

2.2.1.3 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Trên cơ sở phân loại nợ nêu trên, NHTMCP Phương Nam tiến hành trích lập dự phịng rủi ro, bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phịng chung là 0,75% của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4; tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể là 0%, 5%, 20%,50%, 100% theo thứ tự các nhóm nợ từ 1 đến 5.

Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt

động của NHTMCP Phương Nam tuân thủ theo QĐ 493, QĐ 18 của NHNN.

Bảng 2.8: Trích lập dự phịng RRTD tại NHTMCP Phương Nam

ĐVT: Tỷ đồng Năm Khoản mục 2008 2009 2010 2011 2012 Dự phòng chung Tại ngày 01 tháng 01 15,88 29,47 151,45 236,53 260,46 Trích lập trong năm 13,88 121,98 85,09 23,93 62,24 Kết chuyển sang dự phòng cụ thể -11,37 Tại ngày 31 tháng 12 29,47 151,45 236,53 260,46 31,33 Dự phòng cụ thể Tại ngày 01 tháng 01 30,00 31,22 45,81 46,04 221,38 Trích lập trong năm 4,64 20,47 1,22 177,33 376,28 Sử dụng trong năm -3,43 -5,88 -0,99 -1,98 Tại ngày 31 tháng 12 31,22 45,81 46,04 221,38 597,66 Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2008 – 2012

Việc trích lập dự phòng rủi ro giúp NHTMCP Phương Nam bù đắp các tổn thất xảy ra trong quá trình cấp TD. Trong các năm qua, NHTMCP Phương Nam cũng ít sử dụng nguồn dự phòng này, cụ thể trong các năm từ 2008 đến 2012 chỉ sử dụng 12,28 tỷ đồng để bù đắp rủi ro nhằm xố các khoản nợ khó đòi. Việc sử dụng khoản dự phòng để bù đắp rủi ro được thực hiện để xoá nợ cho các khoản vay sau khi Hội đồng xử lý rủi ro TD xét thấy mọi nỗ lực hợp lý để thu hồi nợ, kể cả các

hành động pháp lý đều khơng hiệu quả. Các khoản vay được xố nợ theo quy định trong QĐ 493.

Về mặt kế toán, dự phòng RRTD là con số âm nhưng ở đây, chúng ta xét về độ lớn để thấy được con số dự phịng đã trích lập. Dự phịng RRTD là số dư cuối

kỳ, nó sẽ bằng số dư đầu kỳ cộng với dự phịng trích lập trong kỳ trừ đi dự phịng đã sử dụng trong kỳ. Do đó, nếu dự phịng RRTD thấp có thể là do nợ q hạn giảm hoặc do việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD gia tăng và ngược lại. Dự phòng RRTD đã trích lập giai đoạn 2008 – 2012 nhìn chung gia tăng theo từng năm, đặc biệt trong năm 2011 và 2012. Năm 2011, dự phịng cụ thể trích lập trong năm là 177,33 tỷ đồng, tăng gấp rất nhiều lần so với những năm trước. Đến năm 2012, con số trích lập dự phịng cụ thể trong năm đạt 376,28 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy công tác thẩm định, phân loại nợ, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)