Cơ chế tổ chức và quy chế Hội đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 57 - 58)

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

2.2.2.1 Cơ chế tổ chức và quy chế Hội đồng tín dụng

Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản TD, NHTMCP Phương

Nam thường tổ chức thành các cấp HĐTD được cơ cấu theo trình tự từ thấp đến cao như sau: HĐTD tại các SGD/CN?PGD, HĐTD tại các Miền, HĐTD Hội sở, HĐTD NHTMCP Phương Nam.

HĐTD NHTMCP Phương Nam bao gồm bốn thành viên, trong đo một thành viên HĐQT giữ nhiệm vụ Chủ tịch, hai thành viên BTGĐ giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một thành viên của Phòng liên quan giữ nhiệm vụ Thư ký HĐTD. HĐTD Hội sở bao gồm bốn thành viên, trong đó Tổng giám đốc giữ nhiệm vụ Chủ tịch, một Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh (đối với hồ sơ TD nội địa) hoặc một phụ trách thanh toán quốc tế (đối với hồ sơ tài trợ xuất nhập khẩu) giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một Trưởng/ Phó P.QLCCN (đối với hồ sơ TD nội địa) hoặc Phòng Thanh toán quốc tế (đối với hồ sơ tài trợ xuất nhập khẩu) giữ nhiệm vụ Uỷ viên, môt thành viên của Phòng liên quan giữ nhiệm vụ Uỷ viên kiêm Thư ký HĐTD (nếu có). HĐTD tại các Miền bao gồm ba thành viên, trong đó Phó tổng giám đốc phụ trách miềm giữ nhiệm vụ Chủ tịch, Giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh SGD/CN thuộc phạm vi Miền giữ nhiệm vụ Uỷ viên HĐTD. HĐTD tại các SGD/CN/PGD bao gồm ba thành viên. Trong đó Giám đốc SGD/CN hoặc Trưởng PGD giữ nhiệm vụ Chủ tịch, Trưởng phòng hoặc Phụ trách kinh doanh giữ nhiệm vụ Uỷ viên, một NVTD tại

đơn vị không trực tiếp tham gia thẩm định giữ nhiệm vụ Uỷ viên kiêm Thư ký

HĐTD.

Quyết định của HĐTD dựa trên nguyên tắc biểu quyết đa số hiện diện, nếu số ý kiến đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì ý kiến phía có chủ tịch HĐTD

hoặc thành viên khác của HĐTD được uỷ quyền làm chủ toạ là quyết định cuối

cùng.

HĐTD có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định lại nội dung trên hồ sơ TD; trình bày quan điểm, ý kiến, đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan cho các thành viên thẩm

định tại cuộc họp, … HĐTD có quyền đưa ra ý kiến biểu quyết đồng ý, không đồng

ý về hồ sơ TD tại cuộc họp và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình; có quyền u cầu các thành viên thẩm định tiến hành thẩm định lại hoặc bổ sung các tài liệu liên quan, … Hạn mức phán quyết TD của từng HĐTD do Chủ tịch HĐQT phân cấp và thay đổi trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)