Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, lừa đảo, gian lận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 74 - 75)

2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

2.3.2.3 Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, lừa đảo, gian lận

Thiện chí trả nợ vay của khách hàng là yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức của người đi vay, một khi khách hàng thiếu thiện chí trả nợ thì NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thu hồi nợ vay. Chẳng hạn, khi NH điều chỉnh lãi suất tăng theo

đúng quy định của hợp đồng TD nhưng khách hàng không đồng ý, và mặc dù có đủ

khả năng tài chính nhưng khách hàng khơng thanh tốn vốn lại cho NH dẫn đến nợ quá hạn; khách hàng khơng chịu hợp tác, khơng có thiện chí khi NH xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, …

Khách hàng có chủ đích lừa đảo, gian lận NH: Đây là việc làm mà tất cả

những ai làm cơng tác TD đều phải đề phịng, bởi hậu quả của nó khi xảy ra là rất

lớn. Qua thời gian đúc kết tại NHTMCP Phương Nam, gian lận của khách hàng thường xảy ra ở các trường hợp sau:

− Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc gian lận kế tốn. Gian lận báo cáo tài chính diễn ra dưới rất nhiều hình thức như: ghi nhận doanh thu không đúng, xác định giá trị công nợ không đúng, kê khống giá trị hàng tồn kho, …

− Gian lận liên quan đến TSBĐ: hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của TSBĐ, sử dụng TSBĐ không đúng chất lượng, số lượng theo như quy định của hợp đồng bảo đảm, …

− Gian lận liên quan đến việc nguỵ tạo uy tín để lợi dụng vay tiền: tạo cơ sở niềm tin ban đầu với NH bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn

đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm, khách hàng mới tìm cách vay

những khoản tiền lớn mà khơng có khả năng chi trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)