Điều kiện cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25)

1.2.1 .Khái niệm

1.2.3. Điều kiện cấp tín dụng

NHTM xem xét và quyết định cấp tín dụng khi cá nhân, đại diện hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau:

 Có năng lực pháp lý, bao gồm: năng lực pháp luật dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự & năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 Có mục đích xin cấp tín dụng hợp pháp;

 Có khả năng tài chính bảo đảm hồn trả tín dụng đúng cam kết;

 Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phụ vụ đời sống khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật;

 Thực hiện các quy định về bảo đảm tín dụng theo quy định của Chính Phủ, NHNN và của NHTM.

1.2.4 Phân loại theo các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân 1.2.4.1. Cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng cá nhân, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình sử dụng một khoản tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ đời sống trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.

Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mà các NHTM Việt Nam hiện đang áp dụng chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín dụng cơ bản và áp dụng cho hầu hết các đối tượng khách hàng cá nhân, bao gồm:

 Cho vay khơng có tài sản bảo đảm đối với CBCNV: cho vay tiêu dùng, thấu chi…cho các CBCNV có việc làm và thu nhập ổn định, nguồn trả nợ chủ yếu từ lương, thu nhập hàng tháng;

14

 Cho vay mua ô tô;

 Cho vay du học;

 Cho vay cầm cố GTCG: mục đích sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp, nguồn trả nợ thường từ chính GTCG cầm cố;

 Cho vay sản xuất kinh doanh: bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh ;

 Cho vay mua chứng khoán…

1.2.4.2. Bảo lãnh khách hàng cá nhân

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng cá nhân khi khách hàng cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.

Các loại bảo lãnh khách hàng cá nhân chủ yếu:

 Bảo lãnh dự thầu;

 Bảo lãnh hoàn tiền đặt cọc;

 Bảo lãnh thanh toán (thanh toán tiền đặt cọc, thanh toán tiền mua);

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng…

1.2.4.3. Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ ngân hàng phát hành cho khách hàng cá nhân sử dụng để thanh tốn tiền mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM.

Phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.

15

dụng dịch vụ. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán/cung cấp dịch vụ và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ khơng phải thanh tốn tồn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền khơng bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng, uy tín trên thế giới như: Master, Visa, American Express, JCB, Diners Club, China UnionPay … đang cung cấp nhiều tiện ích cho chủ thẻ tín dụng như: ln có một khoản tiền thanh tốn dự phịng (theo hạn mức thẻ mà ngân hàng cấp); thời gian sử dụng thẻ tín dụng ưu đãi miễn lãi của các NHTM thông thường là 45 ngày như thẻ tín dụng Master, Visa …(đặc biệt đối với Thẻ tín dụng Amex của Vietcombank thì thời gian sử dụng miễn lãi có thể lên đến 50 ngày); sử dụng đơn giản; được hưởng một số dịch vụ bảo hiểm đi kèm; tích lũy điểm thưởng; tham gia nhiều chương trình khuyến mãi; được chấp nhận khá phổ biến tại các đơn vị chấp nhận thẻ; nhà cung cấp trên mạng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, cho thấy những tiện ích thẻ tín dụng mang lại là khá lớn cho khách hàng, đây cũng là thị trường khai thác tiềm năng cho những NHTM đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch ngân hàng bán lẻ.

1.2.5 Một số nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

1.2.5.1 Mơi trƣờng kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng khách hàng cá nhân phát triển. Qua đó, các thành phần kinh tế cũng phát triển và mở rộng hơn, người lao động được thu nhập cao, nên nhu cầu vốn vay kinh doanh và tiêu dùng tăng lên tạo cơ hội cho hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng được nâng cao. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản

16

xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu tín dụng giảm.

Bên cạnh đó, khả năng cấp tín dụng của NHTM bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của cơ quan chức năng. Nếu các chính sách này theo hướng mở rộng thì sẽ làm tăng khả năng cấp tín dụng của các NHTM.

1.2.5.2 Môi trƣờng pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân. Đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Một môi trường pháp lý tốt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng cá nhân phát triển lành mạnh, ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, theo đó, hoạt động tín dụng cá nhân sẽ phát triển hơn, giúp các NHTM an tâm tập trung vào bán hàng, quản trị rủi ro, đầu tư tăng sức cạnh tranh để phát triển kinh doanh.

1.2.5.3 Ngân hàng thƣơng mại

Bản thân nội tại ngân hàng cũng có một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng cá nhân, gồm: thương hiệu, uy tín của ngân hàng, chiến lược, chính sách tín dụng, cơng tác tổ chức, trình độ lao động, quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng và công nghệ…

Những nhân tố này càng tốt, chuyên nghiệp, bài bản, hiện đại sẽ giúp ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân một cách an tồn, hiệu quả về chất lượng cũng như số lượng.

1.2.5.4 Khách hàng

Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng có hiệu quả, có khả năng hồn trả ngân hàng theo đúng cam kết, yếu tố khách hàng có vai trò hết sức quan trọng.

17

Khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính lành mạnh, có thu nhập ổn định sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an tồn, nâng cao chất lượng tín dụng và góp phần vào chiến lược phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng.

1.2.5.5 Đối thủ cạnh tranh

Trong giai đoạn kinh tế hội nhập quốc tế, cạnh tranh trong ngành ngân hàng diễn ra gay gắt hiện nay không chỉ giữa các NHTM trong nước mà cịn có sự tham gia của các NHTM 100% vốn nước ngoài. Việc các đối thủ cạnh tranh có chính sách liên quan đến một số yếu tố như: lãi suất; quy trình, hồ sơ, điều kiện cấp tín dụng; sản phẩm tín dụng; thời gian xử lý … cũng có tác động lớn đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM và sự cạnh tranh trên thị trường.

Tóm lại, qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM ta thấy tùy vào đặc thù, chiến lược và tình hình của từng quốc gia mà những nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đóng góp tích cực vào sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM.

1.2.6. Biện pháp bảo đảm trong tín dụng cá nhân:

Ngồi các khoản cấp tín dụng nhằm mục đích tiêu dùng, có giá trị nhỏ phục vụ cho đối tượng cá nhân là cán bộ công nhân viên đang công tác tại NHTM, các cơ quan, tổ chức, cịn lại các khoản cấp tín dụng cá nhân khác hầu hết đều phải có biện pháp bảo đảm theo chính sách cấp tín dụng của từng NHTM.

Theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 14/06/2005 của Việt Nam thì hiện có các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng cá nhân hiện nay của các NHTM thường chỉ áp dụng các biện pháp bảo đảm chủ yếu sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và

18

bảo lãnh. Căn cứ theo Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11, ta có những định nghĩa sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc

sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có

quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

1.2.7 Vai trị của tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân thể hiện vai trị tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thơng hàng hóa; góp phần nâng cao, cải thiện đời sống người dân; cho phép chi tiêu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi đủ khả năng mua của khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

1.2.7.1 Đối với nền kinh tế

Tín dụng cá nhân góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thơng hàng hóa của nền kinh tế.

Tín dụng cá nhân góp phần thực hiện các chính sách vĩ mơ của Chính phủ và NHNN trong từng thời kỳ phát huy hiệu quả, trong điều kiện chính sách kích cầu tiêu dùng, tín dụng cá nhân phát huy vai trị của mình nhằm tăng trưởng kinh tế, kích thích người dân tăng chi tiêu mua sắm, đầu tư kinh doanh…

19

1.2.7.2. Đối với khách hàng cá nhân

Tín dụng cá nhân giúp đáp ứng một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vốn kinh doanh, tiêu dùng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Qua đó, hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM góp phần nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng là một kênh vốn dồi dào với chi phí khá thấp so với các khoản vay bên ngồi khác như tín dụng đen, cho vay nặng lãi.

1.2.7.3 Đối với ngân hàng thương mại

Tín dụng cá nhân góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngân hàng, mở rộng khách hàng và mang lại nguồn thu cho các NHTM.

Tín dụng cá nhân là một kênh thuận lợi cho các ngân hàng bán kèm, bán chéo các sản phẩm, dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ, bảo hiểm…đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

1.3. Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM. nhân của NHTM.

Phát triển hoạt động tín dụng cá nhân được hiểu là sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân, kết hợp với sự tăng trưởng số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối và tăng cả về chất lượng dư nợ tín dụng cá nhân (tăng cả chất và lượng) so với tổng dư nợ của NHTM đó hoặc so sánh với sự gia tăng dư nợ tín dụng cá nhân của các NHTM khác.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM

Tiêu chí định tính Tiêu chí định lượng Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân Thị phần Kênh phân phối Nợ xấu Lợi nhuận Chiến lược kinh doanh Tính đa dạng của sản phẩm Sự minh bạch, ổn định trong CSTD Chất lượng dịch vụ

20

1.3.1. Về tiêu chí định lƣợng

1.3.1.1 Dƣ nợ tín dụng cá nhân

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân cho biết quy mơ hoạt động mảng tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. tỷ trọng càng cao thì quy mơ hoạt động tín dụng cá nhân càng lớn và ngược lại. Qua chỉ tiêu này ngân hàng sẽ có những chính sách, chiến lược để phát triển mảng tín dụng cá nhân cho phù hợp với quy mơ, chiến lược, năng lực của ngân hàng mình. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ cho thấy quy mô về số lượng, chưa cho thấy chất lượng.

Dư nợ tín dụng cá nhân

Tỷ trọng dư nợ TDCN (%) = --------------------------------- x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Bên cạnh đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng cũng giúp đánh giá về lượng đối với hoạt động tín dụng cá nhân:

(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)

Tốc độ tăng trưởng TDCN (%) = --------------------------------------- x 100% Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân qua các năm để đánh giá khả năng cấp tín dụng, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng cá nhân của ngân hàng.

Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại chỉ tiêu càng thấp thể hiện ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và việc thực hiện kế hoạch tín dụng cá nhân chưa hiệu quả.

1.3.1.2 Thị phần tín dụng cá nhân

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng cá nhân của một ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm so với cả hệ thống các NHTM trong tổng thể thị trường tín dụng cá nhân, qua đó, NHTM có thể biết được vị trí của mình đang ở đâu, để từ đó có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ

21

hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM đó có dư nợ lớn, số lượng khách hàng nhiều… so với các NHTM khác.

Dư nợ TDCN của một ngân hàng

Thị phần TDCN (%) = ------------------------------------------- x 100%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)