Giải pháp về sản phẩm tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 81 - 85)

1.2.1 .Khái niệm

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá

3.2.1.4 Giải pháp về sản phẩm tín dụng cá nhân

VCB cần xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân có chất lượng, an tồn và đạt hiệu quả kinh tế cao, mở rộng thị trường tín dụng cá nhân để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho các đối tượng khách hàng cá nhân. Chuyển dần thiết kế sản phẩm tín dụng theo khả năng cung ứng của ngân hàng sang thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, khả năng quản lý và lợi ích cho ngân hàng.

VCB cần điều tra thị trường, phân đoạn thị trường, thiết kế các sản phẩm có tính thống nhất, gắn với khách hàng, đặc tính, giá cả, quy trình bán hàng, mẫu biểu… và có liên kết, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm khơi thông nguồn thu dịch vụ, góp phần làm tăng cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh của VCB.

70

Chuẩn hóa, tự động hóa liên kết toàn bộ hồ sơ, mẫu biểu của từng sản phẩm, CBTD chỉ cần nhập thông tin cơ bản của khách hàng một lần duy nhất và điều chỉnh, cập nhật khi có thay đổi thơng tin mới; Nhanh chóng rà sốt và ban hành quy trình sử dụng hệ thống phần mền xếp hạng tín dụng để tự động ra quyết định cho vay. Đồng thời phải thiết kế hệ thống hỗ trợ bán hàng để chính sách đi nhanh vào thực tiễn.

Đối với sản phẩm hiện tại: VCB cần nhanh chóng hồn thiện quy trình cho vay

du học để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang ngày càng tăng mạnh trong tình hình hiện nay. Việc đi du học ở nước ngoài và du học tại Việt Nam giờ đây đã trở thành xu hướng của đại đa số bộ phận dân cư có thu nhập cao, ngồi ra đây cũng là kênh bán chéo khá tốt đối với sản phẩm thẻ tín dụng, chuyển tiền, cho vay tiêu dùng…

Đối với cho vay khơng có tài sản bảo đảm đối với CBCNV và cán bộ quản lý, VCB cần cân nhắc mạnh dạn hơn nữa trong việc chọn lựa và hợp tác với khách hàng và cơ quan công tác của khách hàng, có thể kể đến như: các trường học (tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học…). vì đây là những vị thầy cơ có học thức, có vị trí nhất định trong xã hội cũng như có mức thu nhập ổn định ngày càng tăng do chính sách đãi ngộ của Nhà nước và xã hội. có thể nói đây là nguồn khách hàng lớn và ổn định, đặc biệt có thể bán kèm hữu hiệu sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân, thẻ tín dụng của VCB. VCB cần tận dụng nguồn khách hàng gần gũi là các cán bộ nhân viên của các cơng ty có quan hệ tín dụng với VCB, đồng thời với việc xét duyệt tín dụng hàng năm. VCB cũng cần đánh giá lại tình hình tài chính, quan hệ tín dụng của khách hàng định kỳ hàng năm để có cái nhìn sát sao hơn nữa đối với các khoản tín dụng đang duy trì.

Về sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc: hiện VCB chỉ có sản phẩm cho vay bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn với thời gian tối đa không quá 12 tháng, tuy nhiên, hiện nay người dân có nhu cầu vốn kinh doanh trung dài hạn là rất nhiều, vì vậy VCB cần thiết kế sản phẩm kinh doanh tài lộc theo nhu cầu của khách hàng, có thể

71

quy định thời gian vay tối đa lên đến 5 năm, đồng thời kết hợp với việc tinh gọn hồ sơ, đơn giản nhanh chóng trong thủ tục, áp dụng toàn hệ thống mẫu biểu hợp đồng thế chấp có thời hạn 5 năm bảo đảm cho các khoản vay của hợp đồng tín dụng phát sinh trong vòng 5 năm, phù hợp với hiệu lực đăng ký giao dịch bảo đảm của Chính phủ quy định.

Đối với sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá của VCB: VCB cần cải thiện quy trình cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo hướng tinh giản hồ sơ, nhanh chóng trong thủ tục giải ngân vì hiện nay thủ tục cịn khá phức tạp. Riêng đối với khách hàng muốn vay vốn bảo đảm bằng tiền gửi có kỳ hạn mở tại VCB, nhằm đáp ứng nhu cầu vay cầm cố của khách hàng và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của mình, VCB cần nghiên cứu và nhanh chóng ban hành quy trình cho vay trực tuyến cho khách hàng, chú ý đến những rủi ro có thể phát sinh và áp dụng mức lãi suất thấp cạnh tranh, chẳng hạn như lãi suất cho vay tối đa không quá mức lãi suất tiền gửi + 1,5%/năm, đồng thời cũng thể hiện chính sách hậu mãi cho khách hàng gửi tiết kiệm trên mạng, tạo điều kiện khuyến khích kênh giao dịch này phát triển.

Bảo lãnh khách hàng cá nhân

Đối với sản phẩm bảo lãnh giao dịch nhà đất, VCB cần ban hành thêm quy định hướng dẫn chi tiết về việc dùng chính tài sản cầm cố (giấy tờ có giá) để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh giao dịch nhà đất, vì đa số người mua nhà đất đã có đủ tiền thanh tốn nhưng muốn bên bán nhà đất thực hiện đúng các thủ tục chuyển nhượng, mua bán. Vì vậy, thủ tục phát hành và thanh tốn bảo lãnh bảo đảm bằng giấy tờ có giá của VCB phát hành cần đơn giản và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, VCB cũng cần nghiên cứu ban hành các sản phẩm bảo lãnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân trong các giao dịch thương mại, đại lý bán hàng với các tổ chức hoặc cá nhân khác. Có thể nghiên cứu cung cấp hạn mức bảo lãnh duy trì trong một năm cho khách hàng cá nhân mua hàng hóa, nguyên vật liệu trả chậm để linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Sản phẩm này cùng với thẻ tín dụng sẽ được triển khai cùng với sản phẩm cho vay kinh doanh của VCB nhằm bán

72

sản phẩm tín dụng trọn gói cho khách hàng cá nhân kinh doanh.

Thẻ tín dụng:

Trong thời gian tới, thẻ tín dụng sẽ là mảng kinh doanh quan trọng của VCB. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ và đạt được mục tiêu đề ra, cần có một số giải pháp sau:

- Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa đối tượng khách hàng sở hữu sản phẩm thẻ tín dụng nhằm tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng mới. Có thể áp dụng các chỉ tiêu, kết quả chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín nhiệm cá nhân để có thêm cơ sở phát triển hoạt động thẻ tín dụng. Đồng thời đổi mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ thẻ như: cấp mới, gia hạn thẻ tín dụng … theo hướng nhanh và đơn giản hơn.

- Đầu tư máy móc, thiết bị chấp nhận thẻ, phần mềm có cơng nghệ hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung. Áp dụng các cơng cụ phịng ngừa, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng.

- Xây dựng các chương trình marketing, xúc tiến kinh doanh, hỗ trợ, chăm sóc hướng dẫn khách hàng, đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích sử dụng thẻ tín dụng đối với chủ thẻ, phát triển dịch vụ thanh tốn thẻ tín dụng, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển thanh tốn trực tuyến bằng thẻ tín dụng.

- Tích cực phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế trong phát triển kinh doanh thẻ theo xu hướng bắt kịp với tình hình phát triển của thị trường thẻ trong khu vực và thế giới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Triển khai hợp tác với các tổng cơng ty, tập đồn lớn, hợp tác toàn diện với các tập đoàn, chuỗi bán lẻ lớn bằng việc VCB Hội sở chính sẽ đứng ra làm đầu mối đàm phán, ký kết các hợp đồng tổng với các đối tác để tránh cạnh tranh nội bộ cũng như tạo điều kiện cho các chi nhánh VCB triển khai với chi nhánh/đối tác tại địa phương.

73

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)