Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 80 - 81)

1.2.1 .Khái niệm

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá

3.2.1.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang đến không ít cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Theo đó, nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam đứng trước xu thế biến động lớn trong tương lai, đó là: nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng sẽ giảm về số lượng và tăng về chất lượng, bởi sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ ngành ngân hàng với sự phát triển và khả năng ứng dụng không ngừng.

- VCB cần phải cơ cấu lại hệ thống nhân sự từ cấp cao, cấp trung đến cấp thấp, đặc biệt cần mạnh dạn xem xét áp dụng chế tài xử lý đối với nhân sự như: giảm lương, điều chuyển, thậm chí đào thải nếu những nhân viên này khơng hồn thành nhiệm vụ ba năm liền, có tâm lý ỷ lại, khơng có động cơ làm việc, hết khả năng cống hiến, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, … nhằm tạo động lực làm việc, cống hiến cho toàn thể nhân viên VCB theo chiều hướng tích cực hơn, khai thác tốt nguồn lực nhân viên hiện có, tiết giảm chi phí tiền lương, trao cơ hội cho những nhân viên tiềm năng khác.

- Đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá và chọn lọc nhân viên: tổ chức chấm điểm, đánh giá từng CBNV tín dụng hàng tháng theo các tiêu chí rõ ràng, khối lượng, chất lượng tín dụng, tiếp thị khách hàng, kế hoạch và thực hiện…(do cả cơ quan và

69

khách hàng thực hiện), không đánh giá chung chung, không cào bằng để tạo áp lực phấn đấu cho từng CBNV trong các giai đoạn cụ thể. Cần có chính sách khen thưởng và xử phạt rõ ràng, khách quan. Mức thưởng cao có thể gắn liền với vật chất (quà, tiền) và tinh thần (giấy khen, đăng trên Tạp chí Vietcombank, danh sách khen thưởng hàng tháng…). Mức xử phạt có thể khắt khe hơn, mạnh tay hơn, tùy mức độ nặng nhẹ nhằm xử lý mạnh tay với trường hợp cán bộ nhân viên tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo tính khách quan trong việc thẩm định cấp tín dụng.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, mời các chuyên gia, giảng viên về giảng dạy cho CBNV làm cơng tác tín dụng các chun đề có thể áp dụng thực tế về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, pháp luật có liên quan, các bài học kinh nghiệm… để bồi dưỡng kiến thức cũng như cập nhật các thay đổi của chính sách nội bộ, chính sách của cơ quan nhà nước.

- VCB cũng cần nghiên cứu sửa đổi cơ chế lương thưởng phù hợp, không thực hiện trả lương, thưởng mang tính cào bằng mà phải tương xứng với cống hiến, đóng góp của từng người. nhằm tạo động lực tích cực cho người lao động, khuyến khích sự đóng góp và cống hiến của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)